ỦY BAN
NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5575/QĐ-UBND
|
Quảng
Ninh, ngày 28 tháng 12 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC CÁC NGUỒN NƯỚC NỘI TỈNH; DANH MỤC NGUỒN NƯỚC PHẢI LẬP
HÀNH LANG BẢO VỆ; DANH MỤC VÙNG CẤM, VÙNG HẠN CHẾ, VÙNG PHẢI ĐĂNG KÝ KHAI THÁC
NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG
NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày
21/6/2012;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số
201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
tài nguyên nước; số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 quy định lập, quản lý hành
lang bảo vệ nguồn nước; số 167/2018/NĐ-CP ngày 26/12/2018 quy định việc hạn chế
khai thác nước dưới đất;
Căn cứ Quyết định số 1989/QĐ-TTg ngày
01/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành danh mục lưu vực sông liên tỉnh;
Căn cứ Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT
ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký, khai thác
nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên
nước;
Căn cứ Quyết định số 341/QĐ-BTNMT ngày
23/3/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Ban hành danh mục lưu vực
sông nội tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 4358/QĐ-UBND ngày
26/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước
tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ các Quyết định của UBND tỉnh: sổ
3707/QĐ-UBND ngày 01/11/2016 về việc phê duyệt Đề cương và dự toán Đề án:
Khoanh định hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh, vùng cấm, hạn chế
khai thác và các khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất tỉnh Quảng Ninh;
số 4765/QĐ-UBND ngày 19/11/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh Đề
án: Khoanh định hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh, vùng cấm, hạn
chế khai thác và các khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất tinh Quảng
Ninh;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi
trường tại Tờ trình số 1306/TTr-TNMT ngày 24/12/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Danh mục các nguồn nước nội tỉnh; Danh mục nguồn
nước phải lập hành lang bảo vệ; Danh mục vùng cấm, vùng hạn chế, vùng phải đăng
ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, với các nội dung cụ thể
như sau:
1. Danh mục các nguồn
nước nội tỉnh của tỉnh Quảng Ninh:
a) Danh mục sông nội tỉnh thuộc tỉnh
Quảng Ninh: 67 sông, suối, trong đó:
- Các sông nội tỉnh thuộc lưu vực sông
lớn: 06 sông, suối.
- Các sông nội tỉnh thuộc lưu vực sông
liên tỉnh độc lập: 29 sông, suối.
- Các sông nội tỉnh độc lập: 32 sông,
suối.
b) Danh mục hồ chứa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh gồm
186 hồ chứa, trong đó:
- Hồ chứa có dung tích trên 3 triệu m3:
12 hồ chứa
- Hồ chứa có dung tích từ 1 đến dưới 3
triệu m3: 15 hồ chứa
- Hồ chứa có dung tích từ 500 nghìn m3
đến dưới 1 triệu m3: 30 hồ chứa
- Hồ chứa có dung tích dưới 500 nghìn
m3: 129 hồ chứa
(Danh mục chi
tiết tại Phụ lục 01 kèm theo)
2. Danh mục nguồn nước
phải lập hành lang bảo vệ: gồm 26 hồ chứa thủy lợi; 27 đoạn sông, suối
thuộc 18 sông, suối và 08 hồ điều hòa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
(Danh mục Chi
tiết tại Phụ lục 02 kèm theo)
3. Danh mục vùng cấm,
vùng hạn chế, vùng phải đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh:
a) Danh mục vùng cấm khai thác nước dưới
đất: Không ban hành.
b) Danh mục vùng hạn chế, vùng phải
đăng ký khai thác nước dưới đất tỉnh Quảng Ninh.
(Danh mục Chi
tiết tại Phụ lục 03 kèm theo)
c) Giải pháp quản lý thăm dò, khai
thác nước dưới đất tại các vùng hạn chế, vùng phải đăng ký khai thác nước dưới
đất.
(Chi tiết tại
Phụ lục 03 kèm theo)
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Công bố Danh mục các nguồn nước nội tỉnh; Danh mục
nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ; Danh mục vùng cấm, vùng hạn chế, vùng phải
đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Định kỳ hàng năm tiến hành điều tra,
thống kê, cập nhật, bổ sung, điều chỉnh thông tin, số liệu Danh mục nguồn nước
phải lập hành lang bảo vệ; Danh mục vùng hạn chế, vùng phải đăng ký khai thác
nước dưới đất trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt điều chỉnh, bổ sung (nếu có
biến động).
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành
liên quan, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, các tổ chức quản lý, vận hành hồ
chứa và các tổ chức cá nhân liên quan, lập kế hoạch cắm mốc hành lang bảo vệ
nguồn nước hàng năm và xây dựng phương án cắm mốc chi tiết; thẩm định và trình Ủy
ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch và phương án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn
nước theo quy định.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý
vi phạm trong việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước; vi phạm về thăm
dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước trong vùng hạn chế khai thác nước dưới đất
theo quy định.
2. Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận tải và các Sở, ngành liên
quan:
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi
trường trong thẩm định phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với
hồ chứa thủy điện, thủy lợi, hồ điều hòa theo chức năng, nhiệm vụ;
- Hàng năm, theo chức năng, nhiệm vụ
phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện quản lý hành lang bảo
vệ nguồn nước; vùng hạn chế, vùng đăng ký khai thác nước dưới đất theo quy định.
- Theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức
tuyên truyền vận động tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quy định vùng hạn
chế khai thác nước dưới đất, vùng cấm xây dựng mới công trình khai thác nước dưới
đất, vùng hạn chế xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất để sử dụng nước
từ hệ thống cấp nước đô thị tập trung, hệ thống nước sạch vệ sinh môi trường
nông thôn.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
cân đối, bố trí kinh phí cắm mốc bảo vệ hành lang nguồn nước hàng năm từ ngân
sách địa phương và nguồn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy
định tại Điều 14, Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ và
các quy định hiện hành.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố:
- Hàng năm, lập kế hoạch cắm mốc hành
lang bảo vệ nguồn nước, xây dựng phương án cắm mốc giới chi tiết và tổ chức thực
hiện cắm mốc đối với các nguồn nước thuộc trách nhiệm quản lý của địa phương.
- Chịu trách nhiệm quận
lý, bảo vệ mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước; chịu trách nhiệm khi để xảy ra
hiện tượng lấn, chiếm, sử dụng trái phép phần đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ
nguồn nước trên địa bàn.- Phối hợp với tổ chức, cá nhân vận hành hồ chứa trong
việc xây dựng phương án cắm mốc
giới xác định hành lang bảo vệ hồ chứa thủy điện, thủy lợi, hồ điều hòa trên địa
bàn và phối hợp thực hiện việc cắm mốc giới trên thực địa sau khi phương án cắm mốc
giới được phê duyệt.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã niêm
yết công khai Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ; tổ chức thực
hiện việc cắm mốc giới trên thực địa theo phương án cắm mốc
giới hành lang bảo vệ nguồn nước đã được phê duyệt; bàn giao cho Ủy ban nhân dân
cấp xã mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước để quản lý, bảo vệ.
- Phối hợp với tổ chức, cá nhân vận
hành hồ chứa trong việc xây dựng phương án cắm mốc giới xác định hành lang bảo
vệ hồ chứa thủy điện, thủy lợi, hồ điều hòa trên địa bàn và phối hợp thực hiện
việc cắm mốc giới trên thực địa sau khi phương án cắm mốc giới được phê duyệt.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi
trường trong việc công bố, rà soát, cập nhật, bổ sung Danh mục các nguồn nước
phải lập hàng lang bảo vệ theo phạm vi quản lý; giám sát các tổ chức, cá nhân
trên địa bàn trong việc thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác theo phương
án đã được phê duyệt.
- Tổ chức đăng ký cho các tổ chức, cá
nhân khai thác nước dưới dưới đất theo đúng quy định; định kỳ trước ngày 15/12
hàng năm, tổng hợp, báo cáo công tác quản lý, bảo vệ nước dưới đất, kết
quả đăng ký khai thác nước dưới đất về Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Tài
nguyên và Môi trường.
- Tuyên truyền, vận động tổ chức, cá
nhân trên địa bàn tăng cường sử dụng nguồn nước từ hệ thống cấp nước tập trung
đô thị, tập trung nông thôn phục vụ cấp nước sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ.
5. Các tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa:
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân
dân cấp huyện nơi có hồ chứa lập kế hoạch cắm mốc hành lang bảo vệ hồ chứa, xây
dựng phương án cắm mốc giới chi tiết và tổ chức thực hiện cắm mốc đối với các hồ
chứa thuộc quản lý của đơn vị.
- Bàn giao mốc giới hành lang bảo vệ
nguồn nước cho Ủy ban nhân dân cấp xã để quản lý, bảo vệ.
6. Tổ chức, cá nhân có liên quan khác:
- Không được gây sạt, lở bờ sông, suối,
kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an
toàn của sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa; Không làm ảnh hưởng đến các chức năng
của hành lang bảo vệ nguồn nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Không gây ảnh hưởng xấu đến cảnh
quan, môi trường sinh thái trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước; thực hiện
các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới
đất: thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất theo phương án đã
được phê duyệt; thiết lập vùng phòng hộ vệ sinh cho các công trình khai thác nước
dưới đất phục vụ sinh hoạt; bảo vệ nước dưới đất trong hoạt động thăm dò, khai
thác nước dưới đất theo đúng quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/02/2019. Các
ông (bà): Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc Hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân Tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và
Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Xây dựng và các Sở,
ngành liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc
các đơn vị quản lý, vận hành hồ chứa và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
CT, các PCT UBND tỉnh (b/c);
- Cục Quản lý Tài nguyên nước - Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Như Điều 3;
- V0, V1, V2, V3, MT;
- Lưu: VT, MT;
10 bản, M-QĐ 268
|
TM. ỦY
BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Huy Hậu
|