Quyết định 5464/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An đến năm 2020
Số hiệu | 5464/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 23/11/2015 |
Ngày có hiệu lực | 23/11/2015 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Nghệ An |
Người ký | Nguyễn Xuân Đường |
Lĩnh vực | Thương mại,Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5464/QĐ-UBND |
Nghệ An, ngày 23 tháng 11 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
Xét đề nghị của sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 2344/TTr-SKHĐT ngày 17 tháng 11 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hưng Nguyên đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN HƯNG NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020:
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Hưng Nguyên đến 2020 phải phù hợp với Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị, với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tại Quyết định số 620/QĐ-TTg ngày 12/5/2015 và với Quy hoạch chung của thành phố Vinh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 52/QĐ-TTg ngày 14/01/2015.
- Phát triển kinh tế - xã hội của huyện gắn kết chặt chẽ với các địa phương trong vùng (thành phố Vinh và các huyện Nghi Lộc, Nam Đàn); khai thác các lợi thế về cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ sản phẩm và giải quyết những nhiệm vụ chung trọng yếu của tỉnh trên địa bàn.
- Phát triển nhanh và bền vững, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế với củng cố và phát huy văn hóa truyền thống, chống sự trì trệ, quan liêu.
- Với xuất phát điểm của huyện vẫn đang ở dưới mức trung bình, nên cần phải tiếp tục có sự quan tâm mạnh đến phát triển nông nghiệp, đồng thời có sự đột phá các ngành công nghiệp - xây dựng (đặc biệt là về xây dựng hạ tầng công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật) đến dịch vụ (bến bãi, vận tải, du lịch...).
1. Mục tiêu tổng quát:
Huy động mọi nguồn lực xã hội để phát triển, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ, đưa tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ đạt trên 80%. Xây dựng Hưng Nguyên thành huyện ven đô có kinh tế phát triển bền vững, với cơ cấu hợp lý; hạ tầng đô thị và hạ tầng nông thôn hoàn thiện cơ bản; văn hóa, xã hội và đời sống nhân dân đạt mức khá trong tỉnh, an ninh quốc phòng được giữ vững và huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020, góp phần cùng cả tỉnh thực hiện các mục tiêu Nghị quyết 26 - NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị “về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020”.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Mục tiêu kinh tế:
- GTTT (VA- giá SS) đến năm 2020 đạt 2.941.266 triệu đồng; theo giá HH 5.319.149 triệu đồng; bình quân VA (giá HH)/người đạt khoảng 70 - 72 triệu đồng, tương ứng khoảng 3.350 USD.
- Nhịp độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 12,35%. Trong đó: Nông - lâm - thủy sản: 3,0%; Công nghiệp - xây dựng: 16,04%; Dịch vụ: 14,99%.
- Cơ cấu nông - lâm - thủy sản 18,22%, công nghiệp- xây dựng 42,11% và dịch vụ - thương mại 39,67%.
- Có 16 - 17 xã (77%) và huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
- Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 17.600 tỷ đồng.
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng trên 17% hàng năm.
2.2. Mục tiêu về xã hội:
- Tỷ lệ phát triển dân số 0,42%, dân số khoảng 115.200 người.
- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 11%.
- Hạ tỷ lệ hộ nghèo giảm mỗi năm 2 - 2,5%.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5464/QĐ-UBND |
Nghệ An, ngày 23 tháng 11 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
Xét đề nghị của sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 2344/TTr-SKHĐT ngày 17 tháng 11 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hưng Nguyên đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN HƯNG NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020:
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Hưng Nguyên đến 2020 phải phù hợp với Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị, với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tại Quyết định số 620/QĐ-TTg ngày 12/5/2015 và với Quy hoạch chung của thành phố Vinh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 52/QĐ-TTg ngày 14/01/2015.
- Phát triển kinh tế - xã hội của huyện gắn kết chặt chẽ với các địa phương trong vùng (thành phố Vinh và các huyện Nghi Lộc, Nam Đàn); khai thác các lợi thế về cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ sản phẩm và giải quyết những nhiệm vụ chung trọng yếu của tỉnh trên địa bàn.
- Phát triển nhanh và bền vững, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế với củng cố và phát huy văn hóa truyền thống, chống sự trì trệ, quan liêu.
- Với xuất phát điểm của huyện vẫn đang ở dưới mức trung bình, nên cần phải tiếp tục có sự quan tâm mạnh đến phát triển nông nghiệp, đồng thời có sự đột phá các ngành công nghiệp - xây dựng (đặc biệt là về xây dựng hạ tầng công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật) đến dịch vụ (bến bãi, vận tải, du lịch...).
1. Mục tiêu tổng quát:
Huy động mọi nguồn lực xã hội để phát triển, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ, đưa tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ đạt trên 80%. Xây dựng Hưng Nguyên thành huyện ven đô có kinh tế phát triển bền vững, với cơ cấu hợp lý; hạ tầng đô thị và hạ tầng nông thôn hoàn thiện cơ bản; văn hóa, xã hội và đời sống nhân dân đạt mức khá trong tỉnh, an ninh quốc phòng được giữ vững và huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020, góp phần cùng cả tỉnh thực hiện các mục tiêu Nghị quyết 26 - NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị “về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020”.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Mục tiêu kinh tế:
- GTTT (VA- giá SS) đến năm 2020 đạt 2.941.266 triệu đồng; theo giá HH 5.319.149 triệu đồng; bình quân VA (giá HH)/người đạt khoảng 70 - 72 triệu đồng, tương ứng khoảng 3.350 USD.
- Nhịp độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 12,35%. Trong đó: Nông - lâm - thủy sản: 3,0%; Công nghiệp - xây dựng: 16,04%; Dịch vụ: 14,99%.
- Cơ cấu nông - lâm - thủy sản 18,22%, công nghiệp- xây dựng 42,11% và dịch vụ - thương mại 39,67%.
- Có 16 - 17 xã (77%) và huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
- Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 17.600 tỷ đồng.
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng trên 17% hàng năm.
2.2. Mục tiêu về xã hội:
- Tỷ lệ phát triển dân số 0,42%, dân số khoảng 115.200 người.
- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 11%.
- Hạ tỷ lệ hộ nghèo giảm mỗi năm 2 - 2,5%.
- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia 77%.
- Tỷ lệ gia đình đạt chuẩn văn hóa 85,5 - 87%.
- Tỷ lệ xã, thị trấn có thiết chế văn hóa đạt chuẩn quốc gia 73,9 %.
- Tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo chuyên môn 65%.
- Số lao động được tạo việc làm thêm hàng năm 3.300 - 3.500 người (trong đã xuất khẩu lao động 1.300 - 1.500 người)
- 98% tỷ lệ dân cư nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh, 100% dân cư đô thị được dùng nước sạch..
- Số giường bệnh/1 vạn dân: 9,5. Tỷ lệ trạm y tế xã, thị có bác sỹ 91,3%, bình quân có 4,5 bác sỹ/vạn dân; Tỷ lệ xã, thị đạt chuẩn quốc gia về y tế 87%; Tỷ lệ tham gia BHYT đạt 75% trở lên.
- Tỷ lệ làng, khối xóm cơ quan văn hóa 62%.
- Tỷ lệ dân số đô thị 25%.
- Có 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt huyện nông thôn mới.
2.3. Mục tiêu về môi trường:
- Cơ bản phủ xanh đất trống đồi trọc trên những diện tích có thể khai thác để trồng rừng, giữ vững độ che phủ rừng 8,7%
- Phấn đấu 95% rác thải được thu gom để xử lý.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC:
1.1. Mục tiêu phát triển:
- GTTT (giá SS) ngành công nghiệp - xây dựng huyện Hưng Nguyên đến năm 2020 đạt 1.321.399 triệu đồng.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân 16,04%. Trong đó công nghiệp 662.577 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 10,82%; xây dựng 658.822 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 23,27%
- GTTT (giá HH) đạt 2.239.622 triệu đồng; trong đó công nghiệp 1.128.575 triệu đồng, xây dựng 1.111.047 triệu đồng.
- Cơ cấu nội ngành: công nghiệp 50,4%, xây dựng 49,6%.
1.2. Phát triển các phân ngành:
a- Về Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp:
- Ưu tiên triển khai Dự án tổ hợp công nghiệp, dịch vụ, đô thị VSIP - Nghệ An, quy mô 750 ha.
- Đầu tư nâng công suất nhà máy bia Sài Gòn - Sông Lam lên 150 triệu lít năm, ước vốn đầu tư 450 tỷ đồng.
- Xây dựng mới nhà máy sản xuất gạch không nung công suất khoảng 10 - 15 triệu viên/năm dự kiến tại cụm công nghiệp Hưng Tây.
- Xem xét, nghiên cứu để sau năm 2020 có thể chuyển nhà máy gạch Hưng Nguyên hiện nay sang địa điểm mới ở Hưng Tây hoặc Hưng Yên Nam do sự phát triển mạnh của đô thị thành phố Vinh lên phía tây.
- Xây dựng các trạm điện mới, công trình cấp nước mới theo nhu cầu của Dự án VSIP - Nghệ An. Nâng cấp nhà máy nước Nam Giang, Hưng Tây.
b. Công nghiệp xây dựng:
- Ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng công nghiệp, hạ tầng đô thị, hạ tầng kỹ thuật theo Dự án tổ hợp công nghiệp, dịch vụ, đô thị VSIP - Nghệ An.
- Xúc tiến đầu tư hệ thống điện chiếu sáng Vinh - Di tích Xứ ủy Trung Kỳ và Phạm Hồng Thái; đầu tư xây dựng Nhà máy nước sạch tại Hưng Thông, Hưng Trung.
- Xây dựng mới trạm biến áp 35/0,4 kV (trạm treo) 21,43 km đường dây trung áp, 43,719 km đường dây hạ áp. Xúc tiến hoàn thành và nâng cao chất lượng hệ thống điện để năm 2015 kịp bàn giao cho ngành điện quản lý.
- Tập trung đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế, xã hội; trọng tâm là hệ thống giao thông, thủy lợi, chợ nông thôn, công viên, các di tích lịch sử, văn hóa... và thực hiện tốt mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
1.3. Giải pháp:
- Phát triển và phân bố công nghiệp phải trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, lao động và đảm bảo các yêu cầu về môi trường. Kết hợp chặt chẽ quy mô, loại hình sản xuất, hài hòa giữa các qui mô phù hợp với điều kiện của huyện. Phát triển công nghiệp phải gắn với phát triển nông nghiệp, dịch vụ và bảo vệ môi trường.
- Phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng làng nghề phải có mối quan hệ mật thiết với sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác và phát huy hiệu quả kinh tế tối đa. Khôi phục và phát triển các làng nghề TTCN truyền thống, làng nghề mới nhằm tạo việc làm mới và tăng thu nhập cho dân nông thôn và tăng xuất khẩu.
- Tập trung cao cho việc thu hút dự án tổ hợp công nghiệp, dịch vụ, đô thị VSIP - Nghệ An, xác định đây là dự án lớn, quan trọng mang tính đột phá nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, của huyện trong giai đoạn tới. Ngoài ra tiếp tục phát huy hiệu quả 5 làng nghề đã được công nhận, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng của địa phương như rượu Hưng Châu, Hưng Tân, Kẹo lạc, bánh đa Hưng Châu, ngoài ra phấn đấu có thêm 1 số làng nghề mới như cơ khí, gò hàn, mộc cao cấp,... Du nhập một số ngành nghề mới phù hợp với lợi thế, địa bàn là huyện phụ cận sát thành phố Vinh;
- Công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch các khu, cụm công nghiệp phải được thực hiện đồng bộ, kịp thời, nhất là trong quản lý đất đai. Phát triển các cụm công nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển CN - TTCN, thu hút đầu tư từ mọi nguồn lực và để đảm bảo môi trường phát triển bền vững;
- Tập trung khai thác các lợi thế về công nghiệp vật liệu xây dựng, nhà hàng, nghỉ dưỡng kết hợp sinh thái kêu gọi đầu tư vào sản xuất, kinh doanh các loại hình trên;
- Phát triển TTCN - làng nghề phải gắn liền với xây dựng kết cấu hạ tầng và xây dựng mô hình nông thôn mới; củng cố các làng nghề hiện có, như: kẹo lạc Hưng Châu, bún bánh Hưng Xá, đan lát Hưng Nhân, bún bánh Hưng Lam...
2.1. Mục tiêu phát triển:
- GTTT (giá SS) đạt 1.045.179 triệu đồng.
- Nhịp độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2016-2020 đạt 14.99%.
- Tổng mức luân chuyển hàng hóa và dịch vụ (giá HH): 3.125.690 triệu đồng.
- Vận tải kho bãi: 320.488 triệu đồng;
- Dịch vụ lưu trú và ăn uống: 126.000 triệu đồng;
- Dịch vụ thông tin và truyền thông: 70.000 triệu đồng;
- Dịch vụ khác: 2.387.907 triệu đồng.
2.2. Phát triển các phân ngành:
a- Thương mại:
- Hình thành các trung tâm dịch vụ thương mại gắn với thị trấn và các thị tứ như Hưng Xá, Hưng Châu, Hưng Đạo, Hưng Yên Bắc, Hưng Tây.
- Nghiên cứu, tổ chức xây dựng các hình thức dịch vụ thương mại tiên tiến tại thị trấn phù hợp với điều kiện địa phương như dịch vụ mang hàng đến nhà, dịch vụ mua bán hàng qua điện thoại… Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống bán buôn và bán lẻ, nâng cấp, củng cố các chợ xã, chợ khu vực (chợ Hến Hưng Yên Bắc, chợ Hưng Phúc, Hưng Thắng...) gắn liền với trung tâm thương mại;
b- Phát triển ngành dịch vụ du lịch:
Mở rộng nhiều hình thức du lịch: du lịch văn hóa (thăm quan, hành hương, hoài niệm, nghiên cứu), du lịch sinh thái, du lịch công vụ, lễ hội... nhằm thu hút ngày càng đa dạng hơn khách du lịch đến huyện. Khôi phục và tổ chức chu đáo các Lễ hội truyền thống, làm tốt hơn việc giới thiệu với du khách tại các điểm di tích lịch sử và tổ chức các điểm trình diễn văn nghệ, ca múa nhạc dân tộc. Trong đã đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển du lịch văn hóa lịch sử, du lịch tâm linh...
c. Dịch vụ bưu chính- viễn thông:
Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới chất lượng thiết bị đạt công nghệ tốc độ cao, an toàn, đảm bảo thông tin được liên tục, không bị gián đoạn, thực hiện hạ dần giá cước, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Đổi mới dịch vụ công: Tiến hành cải cách hành chính dịch vụ công thông qua đề án Công nghệ thông tin, nhằm giảm bớt phiền hà cho nhân dân khi làm các thủ tục hành chính, tăng cường tiếp cận với dân qua mạng Internet.
d. Dịch vụ kho bãi, vận tải:
Khai thác triệt để lợi thế có vị trí phụ cận thành phố Vinh, lại nằm trên các tuyến đường giao thông chính, như đường trách quốc lộ 1A, đường quốc lộ 46 A, 46 B, đường 72 m... Cần xúc tiến xây dựng các bến bãi theo quy hoạch; đồng thời đầu tư nâng cấp các loại phương tiện vận chuyển, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
e. Phát triển các dịch vụ khác:
Phát triển nhanh, có chọn lọc; phát triển lành mạnh dịch vụ tư vấn, khoa học, công nghệ, kinh doanh tài sản, dịch vụ phục vụ cá nhân và cộng đồng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, của các nhà đầu tư và khách du lịch.
2.3. Giải pháp:
- Lấy quy hoạch phát triển không gian đô thị thành phố Vinh về phía tây để làm định hướng; Tập trung đầu tư hệ thống thương mại, dịch vụ dọc các tuyến đường 72m Vinh - Hưng Nguyên, đường quốc lộ tránh thành phố Vinh, Đường QL46 nối đường tránh thành phố Vinh, đường 8B từ thành phố Vinh - Cầu Yên Xuân và hệ thống dịch vụ vệ tinh phục vụ tổ hợp dự án công nghiệp, dịch vụ, đô thị VSIP - Nghệ An. Tiếp tục đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại thị trấn và các thị tứ, hoàn chỉnh mạng lưới chợ nông thôn và các chợ đầu mối Hưng Thịnh, Hưng Tây nhằm mở rộng thị trường cung cấp, tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa...
- Khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch tâm linh gắn với các Khu di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh địa bàn huyện và liên kết các huyện bạn như: Đền Hoàng Mười, di tích Lam Thành, khu di tích Tổng Bí thư Lê Hồng Phong và Di tích Xô Viết Nghệ Tĩnh. Khuyến khích đầu tư các nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi gắn với du lịch sinh thái, giải trí, ẩm thực, nghỉ dưỡng nhằm thu hút khách từ Thành phố Vinh và các vùng phụ cận.
- Tổ chức lại thị trường trong huyện, coi thị trường huyện làm cơ sở, coi thị trường tỉnh là mũi nhọn. Gắn chặt dịch vụ thương mại với sản xuất, thực hiện tốt văn minh thương mại.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện một số cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển các dịch vụ vui chơi, giải trí, thể thao và ăn uống.
- Quan tâm phát triển dịch vụ lao động, nhất là lao động nước ngoài, lao động cho thành phố Vinh và Dự án VSIP - Nghệ An.
3. Phát triển nông - lâm - thủy sản và xây dựng Nông thôn mới:
3.1. Phát triển nông - lâm - thủy sản:
3.1.1. Mục tiêu phát triển:
Xác định sản xuất nông nghiệp ở Hưng Nguyên lấy nhiệm vụ trọng tâm là để cân đối tại chỗ và đáp ứng cho nhu cầu của thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các khu công nghiệp phụ cận là chính.
- GTTT (giá SS) đến năm 2020 đạt 574.688 triệu đồng; GTTT (giá HH) đạt 969.218 triệu đồng.
- Cơ cấu nội ngành: nông nghiệp 92,24%, lâm nghiệp 1,31% và thủy sản 6,45%.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2016 - 2020 là 3,00%
3.1.2. Phát triển các phân ngành:
a. Nông nghiệp:
* Mục tiêu phát triển:
- Tổng GTSX (giá SS 2010) đạt 999.238 triệu đồng.
- Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân 2016 - 2020 là 4,52%.
- Cơ cấu nội ngành trồng trọt 64,38%, chăn nuôi 32,81%, dịch vụ nông nghiệp 2,81%.
* Giải pháp:
- Về trồng trọt:
+ Phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa; phát triển nhanh và ổn định vùng sản xuất lúa hàng hóa tập, chất lượng cao, vùng rau quả thực phẩm an toàn,... đáp ứng nhu cầu thị trường thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và khách du lịch.
+ Thực hiện dồn điền đổi thửa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hóa là chính, trong đó chú trọng đẩy mạnh tiến độ sản xuất lúa chất lượng cao (giảm dần tỷ lệ lúa lai, tăng dần tỷ lệ lúa thuần chất lượng cao).
+ Cơ cấu lại mùa vụ và cây trồng ở vùng ven Sông lam, (diện tích khoảng 1.200 ha (trong đó có khoảng 750 ha đất màu), hình thành vùng sản xuất rau quả chất lượng cao, với các loại cây trồng có giá trị như cà rốt, bầu, bí, đậu...
- Về chăn nuôi:
Tiếp tục phát triển đàn bò, cơ cấu trên 90% bò lai sind tập trung ở các xã vùng ven Sông Lam, vùng giữa và các xã vùng ngoài. Đầu tư phát triển theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, trang trại và gia trại kết hợp, tập trung tại các xã vùng ngoài và vùng giữa.
b. Lâm nghiệp:
Xây dựng mô hình nông - lâm kết hợp, bảo vệ tốt rừng phòng hộ. Gắn phát triển lâm nghiệp bền vững với các công trình di tích lịch sử, văn hóa, tâm linh... nhằm tạo nền tảng cho phát triển du lịch sinh thái, du lịch tâm linh. Hoàn thành giao đất, giao rừng cho các hộ dân đảm bảo điều kiện ổn định sản xuất
c. Thủy sản:
Ưu tiên phát triển các loại đặc sản (ba ba, ếch, lươn...) đầu tư theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, trang trại, gia trại kết hợp, tập trung tại các xã vùng ngoài và vùng giữa. Riêng vùng bãi Ven Sông Lam có thể nuôi cá lồng bè theo thời vụ với qui mô nhỏ. Quan tâm kết hợp tổ chức nuôi cá với phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
3.2. Xây dựng Nông thôn mới:
Phấn đấu mỗi xã đạt thêm ít nhất 2 tiêu chí, riêng các xã điểm đạt thêm ít nhất 3 tiêu chí, đến năm 2020 có 17 xã (77%) và huyện đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 2 - 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và có 25% dân số được đô thị hóa. Góp phần thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo, từng bước thu hẹp khoảng cách về thu nhập của người dân và phát triển kinh tế xã hội giữa các vùng
4.1. Giáo dục, đào tạo:
4.1.1. Mục tiêu:
- Về cơ sở vật chất: 100% trường mầm non, phổ thông, GDTX và dạy nghề, Trung tâm học tập cộng đồng có cơ sở vật chất kiên cố, đảm bảo đúng chuẩn, đầy đủ các phòng chức năng và công trình phụ trợ dạy và học đúng quy định.
- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia năm 2020 đạt 77%.
- Phổ cập giáo dục tiểu học Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS đạt mức độ 3. Giữ vững chất lượng bền vững phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi.
- Phấn đấu phân luồng hướng nghiệp. Phấn đấu hàng năm có 25% - 30% học sinh tốt nghiệp THCS đi học nghề.
- Tỷ lệ lao động trong độ tuổi qua đào tạo 65%.
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phấn đấu giáo dục đào tạo Hưng Nguyên được xếp trong tốp đầu của tỉnh.
4.1.2. Giải pháp:
- Chỉ đạo thực hiện tốt chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo theo Nghị quyết TW8 (khóa XI) của Đảng. Triển khai nghiêm túc kế hoạch giải quyết giáo viên dôi dư, giáo viên không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, kế hoạch luân chuyển giáo viên, và kế hoạch tự chủ biên chế, tài chính tại các trường học.
- Chủ động phương án quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng giáo viên cho phù hợp với yêu cầu bộ môn, từng bước thu hẹp chênh lệch chất lượng giáo dục giữa các vùng. Chỉ đạo đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất trường, lớp học, nhất là phòng học của trường mầm non, và phòng học chức năng ở các cấp học.
- Làm tốt công tác định hướng, phân luồng học sinh ngay từ trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, quan tâm đào tạo học nghề phù hợp với sự chuyển dịch nhanh về cơ cấu kinh tế và hội nhập quốc tế.
- Nhân rộng các mô hình giáo dục cộng đồng, hoạt động khuyến học, khuyến tài, góp phần tích cực vào nâng cao chất lượng giáo dục và xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.
4.2. Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng:
4.2.1. Mục tiêu:
- Số giường bệnh/1 vạn dân đạt 9,5.
- 91,3% trạm y tế xã có bác sỹ, bình quân có 4,5 bác sỹ/1 vạn dân.
- 87% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
- Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ dân tham gia BHYT đạt 75% trở lên.
4.2.2. Giải pháp:
- Thực hiện xã hội hóa lĩnh vực y tế, tạo điều kiện y tế tư nhân phát triển; đồng thời tiếp tục thực hiện hiện đại hóa ngành y tế với trang thiết bị y tế tiên tiến với có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao (chủ yếu là bác sỹ) cho các tuyến, nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh cho nhân dân. Tiếp tục mở rộng dịch vụ bảo hiểm y tế nhằm tạo nguồn kinh phí cho chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh cho mọi đối tượng. Đặc biệt, cần có quy chế riêng thích hợp khám, chữa bệnh cho người nghèo, cho người già không nơi nương tựa...
- Kết hợp chặt chẽ với Chương trình xây dựng NTM, thực hiện xây dựng hoàn chỉnh hệ thống khám chữa bệnh từ tuyến huyện đến xã theo quy hoạch được duyệt.
4.3. Văn hóa, thể dục, thể thao:
4.3.1. Mục tiêu:
- Tỷ lệ khối, xóm, cơ quan văn hóa 62%.
- Tỷ lệ hộ gia đình văn hóa 85,5%.
- Tỷ lệ xã, thị trấn có thiết chế văn hóa thể thao đạt chuẩn quốc gia: 73,9%.
4.3.2. Giải pháp:
- Nâng cao chất lượng cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", thực hiện nếp sống văn minh, nâng cao số lượng và chất lượng các danh hiệu văn hóa.
- Quan tâm công tác bảo tồn, phát huy có hiệu quả các di tích văn hóa - lịch sử gắn với du lịch, như đền ông Hoàng Mười, đền Vua Lê, đền Thanh Liệt,... phát triển rộng các mô hình văn hóa, câu lạc bộ dân ca xứ Nghệ trên địa bàn, nghiên cứu xây dựng không gian diễn xướng tại các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn.
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền các nhiệm vụ của địa phương, các ngày lễ lớn của đất nước.
- Tăng cường quản lý Nhà nước về văn hóa thông tin có hiệu quả, chủ động hướng các hoạt động văn hóa - thông tin, dịch vụ văn hóa theo khuôn khổ của pháp luật góp phần tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Phải kết hợp chặt chẽ và hiệu quả với các ngành, các cấp.
4.4. Dân số - lao động và việc làm:
4.4.1. Mục tiêu:
- Phấn đấu ổn định mức tăng dân số khoảng 4,2%/năm trong kỳ quy hoạch. Đẩy mạnh công tác KHHGĐ, giảm tỷ lệ sinh hàng năm 0,03%, hạ tối đa tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên.
- Triển khai hiệu quả chương trình bình đẳng giới, phòng, chống, cai nghiện ma túy, phấn đấu hàng năm có thêm 2 - 3 xã sạch ma túy, đến năm 2020 có 65,2% số xã sạch ma túy là (15/23 xã, thị).
- Thực hiện tốt các chương trình, dự án và tín dụng xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện cho các hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, phấn đấu đến 2020 tỷ lệ hộ nghèo dưới 3%.
- Mỗi năm tạo việc làm mới cho khoảng 3.300 - 3.500 lao động, trong đó xuất khẩu qua hợp đồng 1.300 người.
4.4.2. Giải pháp:
- Thực hiện có hiệu quả các chính sách của Nhà nước đối với người có công với cách mạng, chính sách đối với người nghèo, bảo trợ xã hội, bảo vệ chăm sóc trẻ em; các chính sách về khuyến khích phát triển sản xuất, phát triển hạ tầng để không ngừng nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập ổn định.
- Thực hiện tốt các chính sách người có công, bảo trợ xã hội và bảo hiểm y tế, không để tồn đọng, hoặc lợi dụng trong việc xét duyệt, chi trả chế độ cho các loại đối tượng. Đẩy mạnh các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ người nghèo, người cao tuổi, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, nhất là trẻ em khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
5. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng:
5.1. Về giao thông:
* Hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ:
Phối hợp với tỉnh ngành tiếp tục nâng cấp, cải tạo các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua trên địa bàn.
* Hệ thống đường huyện lộ, đường xã:
- Nâng cấp và mở rộng đường Lê Xuân Đào, đường Nguyễn Văn Trỗi, đường 8B, đường vào khu di tích Phạm Hồng Thái, đường vào nghĩa trang huyện.
- Nâng cấp, chỉnh trang các tuyến đường xã, liên thôn, đường ngõ xóm theo quy hoạch đã được duyệt, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản các tuyến đường này được bê tông hóa hoặc rải nhựa.
5.2. Về thủy lợi:
- Cải tạo, nâng cấp các trạm bơm, kênh tưới, tiêu, cống ngăn mặn đảm bảo tưới, tiêu úng, ngăn mặn cho các xã vùng trũng.
- Tiếp tục củng cố các tuyến đê sông, đê nội đồng và các tuyến kè trọng yếu để phòng chống lũ.
5.3. Nước sạch:
- Khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch.
- Phấn đấu 98% dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh, 100% dân đô thị được dùng nước sạch.
5.4. Cơ sở hạ tầng thiết yếu khác:
- Tập trung cao độ cả về tư tưởng chỉ đạo, chuẩn bị các nguồn lực có thể huy động thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2020 các hạng mục hạ tầng phục vụ sản xuất, sinh hoạt cộng đồng như: hệ thống điện, bưu chính viễn thông, hệ thống trường học, các trạm y tế xã... cơ bản đạt chuẩn các tiêu chí.
- Về môi trường:
+ Xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn, vị trí dự kiến tại xã Hưng Yên Nam, quy mô khoảng 252.282,93 m2.
+ Tại các địa phương quy hoạch xây dựng các điểm thu gom và xử lý rác thải theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt.
+ Xây dựng nghĩa trang sinh thái của tỉnh tại Hưng Tây
6. Tổ chức không gian, phát triển đô thị:
6.1. Phát triển đô thị:
Xây dựng các thị trấn, thị tứ mới theo quy hoạch được duyệt tại Hưng Châu, Hưng Xá, Hưng Thịnh, Hưng Yên Bắc; cùng với thực hiện dự án tổ hợp công nghiệp, dịch vụ, đô thị VSIP - Nghệ An, khu đô thị NINDCO Thịnh lợi, khu đô thị và dịch vụ cao cấp Tràng An...phấn đấu dân cư đô thị tăng từ khoảng 8.600 người (chiếm tỷ lệ khoảng 7,5% - 8% dân số chung (ước thực hiện 2015) lên khoảng 28.000 - 29.000 người ( chiếm tỷ lệ khoảng 25%) vào năm 2020.
6.2. Phát triển các tiểu vùng:
Vùng Ngoài : (gồm 4 xã: Hưng Tây, Hưng Trung, Hưng Yên Bắc, Hưng Yên Nam) có diện tích tự nhiên khoảng 5.617 ha, dân số gần 3 vạn người
- Thuộc vùng đồi núi thấp, đất nghèo dinh dưỡng, chỉ phù hợp trồng cây màu (khoai, ngô, đậu) và trồng cây ăn quả (cam xã Đoài, chanh bốn mùa), theo mô hình vườn nhà, vườn đồi, vườn rừng. Thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc (trâu, bò, dê) theo mô hình trang trại.
- Là vùng có thể phát triển du lịch sinh thái của huyện và có điều kiện phát triển các cụm công nghiệp tập trung, là địa điểm thực hiện hợp phần Dự án tổ hợp công nghiệp, dịch vụ, đô thị VSIP - Nghệ An.
- Xây dựng thị tứ xã Hưng Yên Nam, nâng cấp chợ Hến và khu thương mại tiểu vùng, phòng khám đa khoa khu vực, nhà văn hóa thiếu nhi.
Vùng giữa: (gồm 8 xã: Hưng Đạo, Hưng Tân, Hưng Thông, Hưng Tiến, Hưng Thắng, Hưng Mỹ, Hưng Phúc và Hưng Thịnh), diện tích tự nhiên khoảng trên 5.000 ha và có dân số trên 5 vạn người.
Đây là vùng trung tâm kinh tế của huyện, có nhiều lợi thế là đồng ruộng bằng phẳng, màu mỡ, có điều kiện sản xuất lương thực, phát triển chăn nuôi lợn, bò... khai thác đá xây dựng, đất sét sản xuất gạch. Là vùng giáp ranh thành phố Vinh, nên được xác định là vùng sản xuất, kinh doanh chủ lực của huyện. Là địa điểm thực hiện hợp phần dự án tổ hợp công nghiệp, dịch vụ, đô thị VSIP Nghệ An.
Vùng trong: gồm 10 xã dọc Sông Lam nằm trong và ngoài cơ đê 42 từ Hưng Lĩnh xuống Hưng Lợi (Hưng Lĩnh, Hưng Long, Hưng Xá, Hưng Xuân, Hưng Lam, Hưng Phú, Hưng Khánh, Hưng Nhân, Hưng Châu, Hưng Lợi) có diện tích tự nhiên khoảng 5.184 ha và dân số trên 4 vạn người.
- Đất đai phù sa màu mỡ nhưng là vùng hay bị ngập úng, lũ lụt, nhất là vùng ngoài đê 42 nên chỉ thuận lợi cho việc trồng rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương, dâu tằm) trên đất bãi tăng sản phẩm hàng hóa.
- Phát triển thị tứ tại Hưng Châu, Hưng Xá, mở rộng qui mô và nâng cấp chợ Mý, chợ Vực, chợ Liễu, phát triển trung tâm thương mại, xây dựng các công trình văn hóa, trạm y tế.
- Vùng có thể phát triển giao thông đường thủy và nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè với qui mô nhỏ.
Vùng Đô thị (Thị trấn):
- Trung tâm công nghiệp của huyện: ngành công nghiệp phát triển nhất, không những cung cấp hàng tiêu dùng, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu VA, trong cơ cấu giá trị sản lượng của huyện, mà quan trọng hơn là phải tổ chức sản xuất đăng góp cho phát triển các ngành kinh tế quốc dân và quá trình CNH nông nghiệp và HĐH sản xuất và đời sống của toàn huyện.
- Trung tâm Dịch vụ: thương mại, dịch vụ, bao gồm du lịch, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm... Đây là là thế mạnh cơ bản của thị trấn. Với tính chất và chức năng này, thị trấn một mặt phải định hướng cơ cấu kinh tế hợp lý, trong đó song song với phát triển các ngành sản xuất CN, cần coi trọng phát triển những ngành, những lĩnh vực dịch vụ "huyết mạch" của nền kinh tế, cung cấp đầu vào và giải tỏa đầu ra cho quá trình sản xuất của huyện. Đồng thời cũng là địa bàn được chọn thực hiện hợp phần dự án VSIP - Nghệ An.
- Đô thị - Thị trấn là một trong các đầu mối lớn tập trung tất cả các dạng giao thông và thông tin viễn thông của huyện. Hiện nay và trong tương lai thị trấn cần nắm giữ và phát huy các lợi thế về đầu mối dịch vụ giao thông và bưu chính - viễn thông.
IV. DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ:
(Phụ lục kèm theo)
V. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH:
1. Giải pháp về nguồn lực:
1.1. Giải pháp về vốn đầu tư:
- Tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 17.591 tỷ đồng. Trong đó: vốn đầu tư XDCB 13.193 tỷ đồng, bao gồm: Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 2.638 tỷ đồng, chủ yếu để đầu tư cơ sở hạ tầng phúc lợi dân sinh; vốn đầu tư từ các doanh nghiệp 8.092 tỷ đồng, đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, đô thị; vốn đầu tư nước ngoài 880 tỷ đồng, là nguồn vốn có vị trí rất quan trọng, không chỉ là tạo vốn mà còn là cơ hội để đổi mới công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật và mở rộng thị trường; vốn trong dân, chủ yếu là xây dựng nhà ở và các công trình phụ trợ dân sinh. Vốn đầu tư sản xuất- kinh doanh; khoảng 2.991 tỷ đồng, chủ yếu triển khai các chương trình đề án, phát triển SXKD, kinh tế trang trại, gia trại...
- Giải pháp huy động vốn:
+ Tăng cường đối ngoại, xúc tiến hiệu quả các nguồn vốn đầu tư XDCB từ ngân sách cấp trên, quan tâm các dự án trọng điểm, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đồng thời bám sát các cơ chế chính sách trên các lĩnh vực khuyến nông, khuyến công, thiết chế văn hóa thông tin, giáo dục - đào tạo, lao động - TBXH để đầu tư phát triển KTXH.
+ Nghiên cứu thực hiện hình thức huy động vốn theo PPP (đầu tư theo hình thức đối tác công tư, là hình thức được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công).
+ Tập trung chỉ đạo khai thác quỹ đất TĐC còn dư và các quỹ đất có khả năng khai thác giá trị cao, thực hiện giải pháp đổi đất lấy công trình.
+ Tập trung cao cho công tác phát triển nguồn thu, truy thu nợ đọng thuế, nhất là trong lĩnh vực XDCB. Đẩy nhanh xã hội hóa, vận động sức dân xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, nhất là trong xây dựng nông thôn mới.
+ Chỉ đạo quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng, thực hiện đúng quy trình, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, nhất là với dự án VSIP Nghệ An.
1.2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực:
- Tập trung phát triển nguồn nhân lực, chú trọng đầu tư cho giáo dục củng cố hệ thống giáo dục từ bậc học mầm non, phổ thông, và nâng tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo,
- Quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, phối hợp với các trường, cơ sở dạy nghề có uy tín để đào tạo nghề cho người lao động địa phương (chú ý đến các ngành nghề đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển dịch vụ, phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp), gắn việc đào tạo nghề với giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động, đảm bảo việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế với cơ cấu lao động.
- Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ, thực hiện tốt công tác quy hoạch, tuyển dụng, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, nhất là các bộ cấp xã.
- Tạo môi trường làm việc thông thoáng, giúp đội ngũ cán bộ tiếp cận các thông tin, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới áp dụng vào công việc và phát huy các phương tiện cơ sở vật chất hiện có trên địa bàn, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ có thể phát huy hết năng lực làm việc của mình. Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng nhằm giữ và thu hút nhân tài làm việc và cống hiến cho huyện.
2. Giải pháp về chính sách:
- Rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách hiện hành của tỉnh, của huyện để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Ban hành các chính sách kích cầu để xã hội hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế tích cực đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển Công nghiệp - TTCN, làng nghề, đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, tham gia Chương trình xây dựng NTM.
- Quan tâm hỗ trợ bằng cơ chế chính sách đối với các ngành, lĩnh vực có tiềm năng phát triển (như chăn nuôi trang trại, phát triển đàn bò sind, phát triển kinh tế vùng bãi, xây dựng cánh đồng mẫu lớn...) hoặc các địa bàn, các xã còn nhiều khó khăn (như các xã vùng ngoài, vùng có tỷ lệ đồng bào theo đạo cao, vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt...) nhằm động viên, khuyến khích phát triển KTXH.
- Ban hành cơ chế, chính sách nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, phát triển nhanh hoạt động dịch vụ nông nghiệp; khuyến khích mọi nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn; khơi dậy tinh thần vươn lên làm giàu của mọi người dân. Đổi mới phương thức tổ chức sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng phát triển đa dạng các loại hình kinh tế gắn với chuyên môn hóa, hợp tác hóa cao hơn. Nhân rộng các mô hình tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp. Đổi mới nội dung và phương pháp tuyên truyền, vận động người nông dân; chú trọng giới thiệu các mô hình hay, kinh nghiệm tốt có trong dân, khuyến khích người dân làm giàu chính đáng bằng nội lực theo hướng sản xuất hàng hóa.
3. Giải pháp về khoa học công nghệ:
- Tăng cường khả năng liên kết giữa Nhà nước - Nhà nông - Nhà khoa học và Doanh nghiệp bằng các chương trình nghiên cứu cụ thể để ứng dụng trực tiếp các kết quả nghiên cứu đã vào hoạt động sản xuất. Khuyến khích, hỗ trợ việc nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao và ứng dụng KH-CN tiên tiến vào sản xuất. Phát triển khoa học công nghệ của huyện trong giai đoạn tăng tốc, tập trung vào chuyển đổi cơ cấu sản xuất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế.
- Tăng cường và đẩy nhanh tốc độ chuyển giao công nghệ, nhất là những công nghệ phục vụ phát triển sản xuất các sản phẩm trọng điểm; nhập các thiết bị máy móc thế hệ mới, công nghệ hiện đại. Ưu tiên đổi mới thiết bị, đầu tư chiều sâu ứng dụng khoa học công nghệ. Khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực công nghệ mới, vật liệu mới có chất lượng cao phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh, trong quản lý hành chính Nhà nước và trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành công việc hàng ngày của các ngành, các cấp. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án tin học của Nhà nước và của hệ thống Đảng (cả trang thiết bị và đào tạo) để sớm hòa mạng từ nội bộ các xã, cơ quan, đơn vị trong huyện đến tỉnh. Ứng dụng rộng rãi các thành tựu của khoa học và công nghệ vào sản xuất và dịch vụ nhằm tăng năng suất lao động, năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa và sản phẩm ngành nghề, dịch vụ nông thôn. Phát triển và mở rộng hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư ở khu vực nông thôn. Thực hiện phổ cập thông tin KH&CN đến tận cơ sở.
4.Giải pháp về môi trường:
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, cộng đồng về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, ngay từ khâu thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch và các chương trình dự án.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường cho mọi tầng lớp dân cư, khuyến khích họ tích cực, chủ động tham gia công tác bảo vệ môi trường sinh thái. Thực hiện luật bảo vệ rừng, nguồn lợi lâm sản.
- Khuyến khích các doanh nghiệp, làng nghề, các cơ sở chế biến, các trang trại, các hộ gia đình đầu tư xây dựng các cơ sở, hệ thống xử lý chất thải rắn, lỏng, khí trước khi thải ra môi trường.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả mục đích sử dụng đất, nhất là các dự án thuê đất. Tăng cường các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng thông qua các chương trình đề án. Xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm về khai thác tài nguyên, khoáng sản và môi trường.
- Làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về phòng, chống thiên tai trong cộng đồng, chủ động các phương án phòng, chống thiên tai sát với tình hình thực tế, quan tâm các vùng, các điểm xung yếu nhằm giảm nhẹ đến mức thấp nhất khi có thiên tai xảy ra.
5. Tạo môi trường thuận lợi nhằm thực hiện tốt quy hoạch:
5.1. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch ngành, lĩnh vực và xây dựng các chương trình, đề án trọng tâm để triển khai thực hiện:
- Phối hợp với Thành phố Vinh triển khai thực hiện chủ trương quy hoạch mở rộng không gian đô thị theo Quyết định 52/QĐ-TTg ngày 14/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Phối hợp với liên doanh Becamex - Sembcorp để đẩy nhanh tiến độ dự án VSIP Nghệ An.
- Rà soát, bổ sung các quy hoạch theo từng ngành, lĩnh vực, trọng tâm là quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, quy hoạch sản xuất Công nghiệp - Dịch vụ, sản xuất nông nghiệp, phát triển giao thông, thủy lợi, xây dựng nông thôn mới... gắn quy hoạch với phát triển theo liên kết vùng (trong mối liên hệ Thành Phố Vinh, Nam - Hưng - Nghi) và theo hướng kinh tế thị trường, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý quy hoạch.
- Đôn đốc xây dựng, triển khai hiệu quả các chương trình, đề án theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa 28, trọng tâm là: chương trình xây dựng mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Chương trình thu hút đầu tư, phát triển các công trình hạ tầng trọng yếu; Chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa; Chương trình phát triển kinh tế vùng bãi ven Sông Lam gắn với ứng dụng khoa học - công nghệ; Chương trình phát triển nguồn thu ngân sách; Chương trình đào tạo nguồn nhân lực... gắn với phân công chỉ đạo triển khai sát với tình hình cụ thể từng vùng, từng xã.
5.2. Cải thiện môi trường đầu tư, thảo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh:
- Tăng cường đối ngoại, xúc tiến đầu tư trên tất cả các ngành, lĩnh vực, đồng thời mở rộng; xã hội hóa, huy động sức dân để triển khai các chương trình dự án, ưu tiên nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới, quan tâm các dự án trọng điểm, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, bám sát các cơ chế chính sách trên các lĩnh vực khuyến nông, khuyến công, thiết chế văn hóa thông tin, giáo dục- đào tạo, lao động - TBXH để đầu tư phát triển KTXH.
- Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công các công trình trọng điểm, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút (trọng tâm là dự án VSIP Nghệ An, đường 72m Vinh - Hưng Nguyên, quảng trường Xô Viết - Nghệ Tĩnh, hồ công viên Trung tâm thị trấn Hưng Nguyên...). Thực hiện tốt luật Đầu tư công, luật đấu thầu, phân bổ vốn đầu tư hợp lý, có trọng tâm trọng điểm, không để tăng nợ đọng trong XDCB, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.
- Chỉ đạo, hướng dẫn nông dân thực hiện tốt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khung thời vụ, kỷ thuật sản xuất, thâm canh và hạn chế đất bỏ hoang. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn, cơ giới hóa nông nghiệp, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, hỗ trợ người dân thực hiện các mô hình, cánh đồng mẫu lớn, bao tiêu sản phẩm, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Triển khai thực hiện tốt kế hoạch nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trên địa bàn huyện, tăng cường cung cấp thông tin, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp làm thủ tục đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
- Hoàn chỉnh sớm việc giao đất và cấp quyền sử dụng đất ổn định lâu dài trong sản xuất nông nghiệp. Hoàn thành việc “dồn điền đổi thửa”, cho phép tích tụ đất đai và việc cho thuê lại đất nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất hàng hóa theo hướng công nghiệp. Tiếp cận nhanh và áp dụng sáng tạo các kỹ thuật công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp nhằm tạo điều kiện ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, xây dựng các vùng sản xuất lúa, rau màu công nghệ cao. Tăng mức đầu tư mở rộng mạng lưới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công, sản xuất cây con giống, thú y, bảo vệ thực vật.
5.3. Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, phòng chống tham nhũng, lãng phí; đảm bảo trật tự an toàn xã hội:
- Thực hiện tốt chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2011 - 2020, thực hiện cơ chế một cửa và một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước theo Quyết định 09/2015/QĐ-TTg. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 17- CT/TU về thi hành đạo đức công vụ của cán bộ, công chức.
- Kết hợp nhiệm vụ quốc phòng - an ninh với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường bám sát, nắm chắc tình hình cơ sở nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các nội dung phức tạp, nhạy cảm. Đẩy mạnh công tác phòng ngừa, tấn công các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
- Tăng cường công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, giải quyết dứt điểm các vụ việc kéo dài.
1. Giao UBND huyện Hưng Nguyên:
- Tổ chức công bố, phổ biến điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Hưng Nguyên đến năm 2020 được phê duyệt đến các cấp ủy Đảng và chính quyền, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn thị xã để tổ chức triển khai thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan của tỉnh nghiên cứu xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực đồng bộ và phù hợp; lựa chọn các chương trình dự án ưu tiên để đưa vào kế hoạch 5 năm và hàng năm; đề xuất các cơ chế, chính sách để thực hiện quy hoạch.
2. Các Sở, Ban, Ngành của tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Hưng Nguyên trong việc thực hiện quy hoạch đảm bảo sự thống nhất giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện đến năm 2020 với quy hoạch, định hướng phát triển của các ngành, lĩnh vực và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký thay thế quyết định số ngày 3338/QĐ-UBND ngày 15/07/2009 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Hưng Nguyên đến năm 2020.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Văn hóa, thể thao và Du lịch, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hưng Nguyên và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM ƯU TIÊN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HƯNG NGUYÊN, TỈNH
NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 5464/QĐ-UBND ngày 23/11/2015 của UBND
tỉnh Nghệ An)
TT |
Tên dự án |
A |
Các dự án đầu tư công giai đoạn 2015 - 2020 |
I |
Các dự án đầu tư công do huyện làm chủ đầu tư |
1 |
Hồ công viên và Tượng đài Lê Hồng Phong |
2 |
Đền Hoàng Mười |
3 |
Tu bổ, nâng cấp di tích nhà ông Hoàng Viện - cơ sở của xứ ủy Trung kỳ năm 1930- 1931 tại xã Hưng Châu |
4 |
Đường giao thông nối quốc lộ 46 với tỉnh lộ 542B tại xã Hưng Thịnh và đường Lê Xuân Đào ( đoạn kéo dài đến Hưng Lợi) |
5 |
Đường nối QL1 tránh Vinh với KCN Hưng Yên Nam |
6 |
Đường vào Trung tâm xã Hưng Yên Nam |
7 |
Đường nối Cầu Đen với đường QL tránh TP Vinh |
8 |
Đường nối các khu di tích |
9 |
Mở rộng đường 8B từ đê 42 qua Hưng Xuân, Hưng tiến, Hưng Thắng, Hưng Mỹ lên đến đường tránh TP Vinh |
10 |
Đường giao thông liên xã Hưng Tiến, Hưng Xuân, Hưng Lam |
11 |
Khu tái định cư phục vụ dự án Becamex Bình dương |
12 |
Khu tái định cư phục vụ dự án đường 72m |
13 |
Khu tái định cư phục vụ dự án XVNT |
14 |
Hạ tầng cụm CN Hưng yên nam |
15 |
Dự án sửa chữa, nâng cấp tuyến kênh tưới, tiêu Lê Xuân Đào huyện Hưng nguyên. |
16 |
Nâng cấp Đê Hưng Đạo |
17 |
Nâng cấp kênh 12/9, kênh Lê Xuân Đào, kênh 17 |
18 |
Mộ Nguyễn Trường Tộ |
19 |
Xứ ủy Trung kỳ |
20 |
Trường Mầm non Hưng Yên Nam |
21 |
Trường Mầm non Hưng Châu |
22 |
Trung tâm hành chính huyện |
23 |
Đường điện chiếu sáng Vinh- Xứ ủy Trung kỳ- Phạm Hồng Thái |
24 |
Đường điện chiếu sáng từ di tích Lê Hồng Phong đến Xứ ủy Trung Kỳ |
II |
Các dự án do cấp trên làm chủ đầu tư; |
1 |
Bảo tồn XVNT |
2 |
Cầu đường bộ + đường sắt Hưng Xuân |
3 |
Đường 72 m Vinh - Hưng Nguyên |
4 |
Hệ thống thủy lợi vùng Nam Hưng Nghi |
5 |
Đường GT kết hợp bảo vệ đê 42 (phía ngoài sông) |
B |
Thu hút các dự án đầu tư ngoài NSNN |
1 |
Dự án tổ hợp công nghiệp, đô thị, dịch vụ VSIP6 |
2 |
Khu du lịch sinh thái ẩm thực Thạch tiền |
3 |
Khu du lịch sinh thái Lam thành |
4 |
Khu khách sạn, dịch vụ Phúc Nguyên xã Hưng Tây |
5 |
Các Khu đô thị tại xã Hưng Lợi, Hưng Thịnh |
6 |
Các công trình trong cụm CNN Hưng yên Nam |