Quyết định 5382/QĐ-UBND năm 2015 Quy định quản lý, tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Số hiệu | 5382/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 22/12/2015 |
Ngày có hiệu lực | 22/12/2015 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thanh Hóa |
Người ký | Phạm Đăng Quyền |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5382/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 22 tháng 12 năm 2015 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ, TỔ CHỨC LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/12/2012 về việc quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo; số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 về việc ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng; số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012 về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ các Thông tư của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16/12/2009 về việc quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ; số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; số 07/TT-BVHTTDL ngày 07/6/2011 về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 04/2014/TT-BVHTTDL-BNV ngày 30/5/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội Vụ hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo;
Căn cứ Quyết định số 39/2001/QĐ-BVHTT ngày 23/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (Nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về việc ban hành Quy chế tổ chức lễ hội;
Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 2711/TTr-SVHTTDL ngày 26 tháng 11 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định quản lý, tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
VỀ VIỆC QUẢN LÝ, TỔ CHỨC LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
(Kèm theo Quyết định số: 5382/QĐ-UBND ngày 22/12/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
1. Lễ hội tại Quy định này bao gồm: Lễ hội dân gian; lễ hội lịch sử cách mạng; lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch; lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài tổ chức tại Việt Nam và lễ hội tín ngưỡng.
2. Lễ hội tôn giáo do tổ chức giáo hội hoặc chức sắc chủ trì, phải thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004, Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/12/2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, các quy định của pháp luật có liên quan và nội dung phê duyệt tại Quy định này.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5382/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 22 tháng 12 năm 2015 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ, TỔ CHỨC LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/12/2012 về việc quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo; số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 về việc ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng; số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012 về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ các Thông tư của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16/12/2009 về việc quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ; số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; số 07/TT-BVHTTDL ngày 07/6/2011 về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 04/2014/TT-BVHTTDL-BNV ngày 30/5/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội Vụ hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo;
Căn cứ Quyết định số 39/2001/QĐ-BVHTT ngày 23/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (Nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về việc ban hành Quy chế tổ chức lễ hội;
Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 2711/TTr-SVHTTDL ngày 26 tháng 11 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định quản lý, tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
VỀ VIỆC QUẢN LÝ, TỔ CHỨC LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
(Kèm theo Quyết định số: 5382/QĐ-UBND ngày 22/12/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
1. Lễ hội tại Quy định này bao gồm: Lễ hội dân gian; lễ hội lịch sử cách mạng; lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch; lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài tổ chức tại Việt Nam và lễ hội tín ngưỡng.
2. Lễ hội tôn giáo do tổ chức giáo hội hoặc chức sắc chủ trì, phải thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004, Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/12/2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, các quy định của pháp luật có liên quan và nội dung phê duyệt tại Quy định này.
Điều 3. Mục đích tổ chức lễ hội.
1. Tưởng nhớ công đức của các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, các liệt sỹ, các bậc tiền bối đã có công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
3. Đáp ứng nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng, tham quan các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc nghệ thuật, cảnh quan thiên nhiên và các nhu cầu chính đáng khác của nhân dân.
Điều 4. Nội dung tổ chức lễ hội.
1. Phần lễ: Nghi thức của các lễ hội phải được tiến hành trang trọng, văn minh, phù hợp với truyền thống, có sự hướng dẫn của ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
2. Phần hội: Vui tươi, lành mạnh, đa dạng về hình thức, mang tính giáo dục, nội dung phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm của lễ hội.
Các lễ hội quy định tại khoản 1, điều 2, Quy định này:
1. Lễ hội dân gian là lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác, tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
2. Lễ hội lịch sử, cách mạng là lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh những danh nhân, sự kiện lịch sử, cách mạng.
3. Lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch là lễ hội được tổ chức để quảng bá về văn hóa, thể thao, du lịch, bao gồm các festival, liên hoan văn hóa, thể thao, du lịch, tuần văn hóa, thể thao, du lịch, tuần văn hóa - du lịch, tháng văn hóa - du lịch, năm văn hóa - du lịch.
4. Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài tổ chức tại Việt Nam là lễ hội do tổ chức của Việt Nam, hoặc tổ chức nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam tổ chức, nhằm giới thiệu giá trị văn hóa tốt đẹp của nước ngoài với công chúng Việt Nam.
5. Lễ hội tín ngưỡng là hình thức hoạt động tín ngưỡng có tổ chức, thể hiện sự tôn thờ, tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng, thờ cúng tổ tiên, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác, tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
Điều 6. Các hành vi nghiêm cấm tại nơi tổ chức lễ hội.
Nghiêm cấm các hoạt động sau đây:
1. Lợi dụng lễ hội để:
a) Kích động nhân dân chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân;
b) Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, chiến tranh tâm lý, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; gây mâu thuẫn trong nội bộ; truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, các hành vi tội ác; nghiêm cấm lợi dụng lễ hội để tổ chức các hoạt động mê tín, dị đoan (bói toán, xem tướng số, hầu bóng, xóc thẻ); các hoạt động buôn thần, bán thánh, vụ lợi, cờ bạc trá hình, trò chơi có thưởng... trái với thuần phong, mỹ tục, gây hại cho sức khỏe và hủy hoại môi trường sinh thái;
c) Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
d) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, xúc phạm dân tộc, vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức, danh dự cá nhân;
e) Phục hồi hủ tục trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, tuyên truyền mê tín, dị đoan để tiêu thụ hàng mã.
2. Nghiêm cấm lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan như xem số, xem bói, rút quẻ, gọi hồn, cầu cơ, sấm truyền, yểm bùa, trừ tà, phù phép chữa bệnh, tổ chức hoặc tham gia đánh bạc và hoạt động mang tính chất cờ bạc dưới mọi hình thức.
3. Đưa đồ mã với số lượng lớn vào trong khu vực thờ tự; đốt đồ mã trong khu vực lễ hội.
4. Lưu hành, phổ biến và kinh doanh các sản phẩm văn hóa; sản xuất, nhập khẩu trái phép các sản phẩm văn hóa đã có quyết định đình chỉ lưu hành, cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy; kinh doanh dịch vụ văn hóa mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc giấy phép kinh doanh theo quy định.
5. Tổ chức hoạt động lễ hội vi phạm các quy định về nếp sống văn minh, an ninh, trật tự và phòng, chống cháy nổ.
Mục 1: QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, TỔ CHỨC LỄ HỘI
Điều 7. Các lễ hội khi tổ chức không phải xin cấp phép.
1. Những lễ hội sau đây, khi tổ chức không phải xin cấp phép, nhưng trước khi tổ chức, phải báo cáo bằng văn bản với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trước 30 ngày diễn ra lễ hội.
a) Lễ hội dân gian đã được tổ chức thường xuyên, liên tục, định kỳ; lễ hội văn hóa du lịch;
b) Lễ hội quy định tại các điểm a, b, c khoản 1, điều 8, quy định này được tổ chức từ lần thứ hai trở đi hoặc thường xuyên, liên tục.
2. Quy định về việc báo cáo bằng văn bản với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền:
a) Lễ hội do cấp xã tổ chức phải báo cáo với Phòng Văn hóa - Thông tin;
b) Lễ hội do cấp huyện tổ chức phải báo cáo với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
c) Lễ hội do cấp tỉnh tổ chức phải báo cáo với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Điều 8. Những lễ hội khi tổ chức phải xin cấp phép.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp phép tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Những lễ hội sau đây khi tổ chức phải được phép của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Lễ hội được tổ chức lần đầu;
b) Lễ hội được khôi phục lại sau nhiều năm gián đoạn;
c) Lễ hội đã được tổ chức định kỳ nhưng có thay đổi nội dung, thời gian, địa điểm so với truyền thống;
d) Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức Việt Nam tổ chức.
2. Lễ hội tôn giáo thực hiện theo quy định tại Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo.
Điều 9. Hồ sơ cấp phép tổ chức lễ hội.
Hồ sơ cấp phép tổ chức lễ hội bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép tổ chức lễ hội của cơ quan tổ chức;
2. Văn bản nêu nguồn gốc, lịch sử lễ hội;
3. Thời gian, địa điểm, kế hoạch, nội dung lễ hội;
4. Danh sách Ban Tổ chức lễ hội.
5. Cam kết bảo đảm các quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm các điều kiện cần thiết khác để đảm bảo an ninh trật tự trong lễ hội; không vi phạm các quy định cấm tại điều 6, quy định này.
Điều 10. Quy trình cấp phép tổ chức lễ hội.
1. Hồ sơ xin phép tổ chức lễ hội phải gửi tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi tổ chức lễ hội ít nhất 30 ngày làm việc.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm cấp giấy phép tổ chức lễ hội; trường hợp không cấp giấy phép, phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Điều 11. Quy định về thành lập ban tổ chức lễ hội.
1. Tất cả các lễ hội khi tổ chức đều phải thành lập Ban Tổ chức lễ hội. Ban Tổ chức lễ hội được thành lập theo quyết định của chính quyền cấp tổ chức lễ hội. Ban Tổ chức do đại diện chính quyền làm Trưởng ban, các thành viên gồm đại diện các ngành: Văn hóa, thể thao và du lịch, công an, y tế, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường, thông tin và truyền thông, tôn giáo, mặt trận tổ quốc; đại diện ngành, đoàn thể hoặc cá nhân khác có liên quan đến việc tổ chức lễ hội.
2. Trách nhiệm của Ban Tổ chức:
a) Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành lễ hội theo đúng chương trình đã báo cáo hoặc xin phép;
b) Tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện các nghi lễ truyền thống của di tích, lễ hội, thực hiện nếp sống văn minh; khai thác và phát huy những trò chơi, trò diễn dân gian, tục lệ tốt đẹp được lưu truyền từ lâu đời, phù hợp với truyền thống dân tộc; không để các hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc, cờ bạc trá hình, dịch vụ đổi tiền lẻ hưởng phí chênh lệch diễn ra trong lễ hội;
c) Đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự, phòng chống cháy nổ, tổ chức quy hoạch hàng quán, bãi đỗ xe, dịch vụ ăn nghỉ, vệ sinh chu đáo, bảo vệ tốt di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, môi trường;
d) Không bán vé vào dự lễ hội. Nếu tổ chức các trò chơi dân gian, trò diễn dân gian, biểu diễn nghệ thuật, hội chợ, trưng bày, triển lãm trong khu vực lễ hội thì được bán vé cho các hoạt động đó; giá vé thực hiện theo quy định của pháp luật;
e) Tổ chức biên soạn, in sách, bảng giới thiệu về nội dung lễ hội, di tích (lịch sử hình thành, nhân vật thờ, giá trị lịch sử văn hóa, thời gian tổ chức lễ hội, nội dung chính của lễ hội (nếu có), nội quy khi tham gia lễ hội). Nếu lễ hội tổ chức tại các di tích có nhân vật thờ tự là anh hùng dân tộc, hoặc danh nhân văn hóa thì phải có phòng trưng bày truyền thống;
g) Tổ chức treo cờ tổ quốc, cờ hội theo đúng quy định. Trong khu vực lễ hội, cờ tổ quốc phải treo ở nơi trang trọng, cao hơn cờ hội và cờ tôn giáo;
h) Ban quản lý di tích, Ban Tổ chức lễ hội bố trí, hướng dẫn người tham gia lễ hội nơi hóa vàng, mã, sớ, thắp hương... đúng nơi quy định, đảm bảo vệ sinh, an toàn phòng, chống cháy nổ. Các lễ hội tổ chức tại di tích có ảnh hưởng tín ngưỡng rộng phải có nhà vệ sinh công cộng hợp chuẩn;
i) Trong thời hạn 20 ngày sau khi kết thúc lễ hội, Ban tổ chức lễ hội phải có văn bản báo cáo kết quả với chính quyền cấp tổ chức và cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch cấp trên trực tiếp.
Điều 12. Thời gian tổ chức lễ hội.
Thời gian tổ chức lễ hội không kéo dài quá 03 ngày.
1. Lễ hội cấp tỉnh.
a) Lễ hội gắn với nhân vật thờ tự là anh hùng dân tộc, lễ hội được tổ chức tại các di tích quốc gia đặc biệt, Di sản văn hóa Thế giới của tỉnh Thanh Hóa.
b) Lễ hội văn hóa, du lịch nhằm quảng bá, giới thiệu văn hóa, du lịch của tỉnh Thanh Hóa với bạn bè trong nước và quốc tế, được tổ chức tại khu, điểm du lịch cấp quốc gia và đô thị du lịch của tỉnh Thanh Hóa.
2. Lễ hội cấp huyện.
Lễ hội gắn với các nhân vật thờ tự tại các di tích quốc gia do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý; lễ hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm quảng bá, giới thiệu văn hóa, du lịch của địa phương.
3) Lễ hội cấp xã.
Lễ hội gắn với nhân vật thờ tự tại các di tích cấp tỉnh và các di tích chưa được xếp hạng, do UBND cấp xã quản lý; lễ hội dân gian truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa.
1. Lễ hội cấp tỉnh: Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức 5 năm một lần vào các năm lẻ 5. Những năm khác do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức. Trong trường hợp tỉnh Thanh Hóa có sự kiện trọng đại, đặc biệt, Chủ tịch UBND tỉnh sẽ xem xét, quyết định tổ chức lễ hội cấp tỉnh đối với những năm lẻ năm.
c) Lễ hội cấp huyện: Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý và tổ chức theo hướng 5 năm một lần vào các năm lẻ 5. Những năm khác do Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức;
d) Lễ hội cấp xã: Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Phòng Văn hóa-Thông tin quản lý và tổ chức, theo hướng 5 năm một lần vào các năm lẻ 5. Những năm khác, do nhân dân thôn, khu dân cư tổ chức, dưới sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Mục 2: QUY ĐỊNH VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG LỄ HỘI
Điều 15. Quy định về tổ chức, cá nhân tham gia lễ hội.
Người đến dự lễ hội phải thực hiện nếp sống văn minh theo quy định của Ban Tổ chức lễ hội và các quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
a) Thực hiện đúng nội quy, quy định của Ban tổ chức lễ hội;
b) Trang phục đẹp, lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục; không được mặc váy ngắn, quần sooc ngắn vào khu vực thờ tự, nơi diễn ra lễ hội;
c) Không nói tục, xúc phạm tâm linh và ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
d) Ứng xử có văn hóa trong lễ hội;
e) Bỏ rác đúng nơi quy định, giữ gìn vệ sinh môi trường;
h) Bảo đảm an ninh trật tự khi dự lễ hội; không đốt pháo, không đốt và thả đèn trời, hạn chế việc đốt vàng mã; thắp hương theo quy định của Ban tổ chức;
i) Không làm hư hại di tích nơi tổ chức lễ hội;
k) Cán bộ công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phải gương mẫu thực hiện các quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, gương mẫu trong thực hiện nếp sống văn hóa lễ hội, không sử dụng phương tiện công và giờ hành chính đi tham dự lễ hội, không tham dự lễ hội với danh nghĩa tổ chức, cơ quan, đơn vị nếu không được cấp có thẩm quyền phân công.
Điều 16. Quy định về tổ chức các hoạt động dịch vụ trong khu vực lễ hội.
1. Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ hàng quán, nhà hàng, khách sạn, bến bãi phục vụ nhu cầu người tham gia lễ hội, phải thực hiện theo đúng quy định của Ban tổ chức lễ hội, đảm bảo không lấn chiếm khuôn viên di tích, thuận tiện, không cản trở giao thông, gây ô nhiễm môi trường trong khu vực lễ hội.
2. Không bày, bán hàng hóa lấn chiếm lòng, lề đường, gây cản trở giao thông; bán đúng giá niêm yết, không chèo kéo khách, không ép giá; không bày bán thịt tươi sống, thịt động vật hoang dã theo quy định của nhà nước.
3. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải có giấy phép kinh doanh, giấy kiểm định của cơ quan có thẩm quyền.
4. Tổ chức dịch vụ trong khuôn viên di tích phải theo quy định của Ban Tổ chức lễ hội.
Điều 17. Quy định về quản lý, thu, chi tiền công đức.
1. Quy định về quản lý, thu, chi tiền công đức.
Nguồn thu từ công đức, từ thiện, tài trợ, tiền dầu đèn trong thời gian tổ chức lễ hội và các thời gian khác trong năm diễn ra tại các di tích thực hiện theo quy định tại Điều 11, Quyết định số 2060/2013/QĐ-UBND ngày 17/6/2015 về việc ban hành Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh; quy định tại Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày ngày 30 tháng 5 năm 2014 giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo; Điều 33 Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 về quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo quy định và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Hình thức tiếp nhận công đức, ghi nhận công đức.
Việc tiếp nhận công đức, ghi nhận công đức trong thời gian diễn ra lễ hội và vào các thời điểm khác trong năm được thực hiện theo đúng các quy định tại Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 của Quốc hội ngày 29/6/2001; Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 của Quốc hội sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa và các quy định khác có liên quan.
Chương III
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 18. Khen thưởng.
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc tổ chức và quản lý lễ hội thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Xử lý vi phạm.
Tổ chức hoặc cá nhân vi phạm các quy định tại Quy định này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện quy định này trên địa bàn tỉnh; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền quy định.
Điều 21. Các sở, ban, ngành có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức, thực hiện quy định này và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan về tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đảm bảo việc giải quyết hồ sơ theo đúng thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về các sai phạm trong việc tổ chức lễ hội theo lĩnh vực và trong phạm vi địa bàn do mình quản lý.
Điều 22. Trong quá trình triển khai, thực hiện quy định, nếu có khó khăn, vướng mắc, hoặc có những vấn đề phát sinh, các ngành, địa phương, đơn vị và các tổ chức, cá nhân liên quan có văn bản gửi về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, đề xuất, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định./.