Quyết định 52/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bình Dương năm 2016

Số hiệu 52/QĐ-UBND
Ngày ban hành 12/01/2016
Ngày có hiệu lực 12/01/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Trần Thanh Liêm
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
BÌNH DƯƠNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 52/QĐ-UBND

Bình Dương, ngày 12 tháng 01 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2016

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/07/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết đnh số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/09/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng;

Theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 146/TTr-SLĐTBXH ngày 30/12/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bình Dương năm 2016 (Kế hoạch kèm theo).

Điều 2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- TT TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT. UBND tỉnh;
- UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- Các S
: LĐTBXH, NN&PTNT, KHĐT, GDĐT, TC, NV, CT, TT&TT;
- NHCSXH tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo BD, Đài PTTH;

- LĐVP, Thái, TH;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Trần Thanh Liêm

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2016
(Kèm theo Quyết định số 52/QĐ-
UBND ngày 12/01/2016 của UBND tnh)

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/07/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/09/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưi 3 tháng;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành về việc Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đán “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 09/8/2012 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BTC-BTTTT ngày 12/12/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và truyền thông về việc Hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”,

Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu học nghề của người lao động nông thôn; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Đán đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2016 như sau:

I. Mục tiêu:

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Năm 2016 tổ chức đào tạo nghề cho 1.520 người là lao động nông thôn (LĐNT); trong đó, nhóm nghề phi nông nghiệp: 960 người, nhóm nghề nông nghiệp: 560 người.

II. Đối tượng và điều kiện được hỗ trợ học nghề

[...]