Quyết định 4962/QĐ-BYT năm 2020 về Hướng dẫn giám sát trọng điểm hội chứng cúm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 4962/QĐ-BYT
Ngày ban hành 27/11/2020
Ngày có hiệu lực 27/11/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Đỗ Xuân Tuyên
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4962/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2020

 

QUYẾT ĐNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TRỌNG ĐIỂM HỘI CHỨNG CÚM

B TRƯỞNG B Y T

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;

Theo đề nghị ca Cục tởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn giám sát trọng điểm hội chứng cúm.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành; các Hướng dẫn trước đây trái với Hướng dẫn này đều bãi bỏ.

Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế; Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Đ/c Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các đồng chí Thứ trưởng;
- Lưu: VT, DP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Xuân Tuyên

 

HƯỚNG DẪN

GIÁM SÁT TRỌNG ĐIỂM HỘI CHỨNG CÚM
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4962/QĐ-BYT ngày 27 tháng 11 năm 2020 ca Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Trong những năm gần đây tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp, nhiều dịch bệnh mới nổi và nguy hiểm phát sinh, gia tăng đột biến tại nhiều nước trên thế giới, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và kinh tế cho cộng đồng, kể cả các quốc gia phát triển. Các chủng vi rút cúm có tỷ lệ đột biến cao và kháng nguyên bề mặt luôn có xu hướng biến đổi, chỉ cần những đột biến nhỏ đã dẫn tới sự biến đổi kháng nguyên, các gien của vi rút cúm có thể tái tổ hợp tạo ra một chủng cúm mới, đe dọa cho sức khỏe con người, có thể gây dịch lớn và đại dịch. Hệ thống giám sát cúm toàn cầu phối hợp cùng với các quốc gia theo dõi hoạt động của bệnh cúm, sự bắt đầu, đỉnh dịch, sự kết thúc và mọi hoạt động bất thường của bệnh cúm. Vì vậy việc duy trì thường xuyên việc giám sát hội chứng cúm (HCC) và chia sẻ thông tin từ hệ thống giám sát của từng quốc gia giữ vai trò quan trọng trong dự phòng đại dịch cúm toàn cầu.

Trên thế giới, một số phân týp cúm A đã gây nên các đại dịch cúm như H2N2, H3N8, H3N2, H1N1... gần đây nhất là đại dịch cúm A(H1N1) năm 2009, đồng thời đã ghi nhận sự xuất hiện và tái bùng phát của nhiều chủng cúm mới như: H5N1, H7N9, H5H6, H9N2, H5N2, H5N3 và H5N8. Dịch cúm A(H7N9) liên tiếp xảy ra tại Trung Quốc, từ năm 2013 đến năm 2018 đã có 5 đợt dịch được ghi nhận với tổng số 1.589 trường hợp mắc, 616 trường hợp tử vong; WHO và FAO thông báo ghi nhận sự biến đổi gien từ độc lực thấp sang độc lực cao của vi rút cúm A(H7N9); tại quốc gia này cũng ghi nhận các trường hợp mắc cúm A(H5N6), A(H9N2). Bệnh cúm A(H5N1) đã có xu hướng giảm, nhưng vẫn tiếp tục xảy ra tại một số quốc gia, tích lũy từ năm 2003 đến tháng 9/2020 ghi nhận 861 trường hợp mắc, 455 trường hợp tử vong tại 17 quốc gia. Tại Việt Nam, từ năm 2015 đến nay không ghi nhận trường hợp mắc cúm A(H7N9), cúm A(H5N1), cúm A(H5N6) trên người, tuy nhiên thường xuyên ghi nhận các ổ dịch cúm A(H5N1), cúm A(H5N6) trên gia cầm tại nhiều tỉnh, thành phố, hiện vẫn có nguy cơ rất cao lây nhiễm và bùng phát dịch bệnh trên người.

Từ năm 2006, hệ thống giám sát cúm quốc gia của Việt Nam gồm 15 điểm giám sát được thành lập, hiện nay tiếp tục duy trì 8 điểm giám sát. Kết qu giám sát trọng đim HCC đã cung cp nhiều thông tin v dịch t học, vi rút học cần thiết cho việc lp kế hoạch, hướng dẫn, định hướng cho các hoạt động và chính sách phòng chống bnh cúm tại Vit Nam. Các số liệu giám sát trọng đim HCC cho thấy các vi rút cúm lưu hành quanh năm ở Việt Nam, với t l dương tính với vi rút cúm hàng năm khoảng 21% trong tổng số trường hợp HCC đến khám và được lấy mẫu tại các điểm giám sát trọng đim; t l dương tính với vi rút cúm ở các bệnh nhân nhim trùng đường hô hấp cấp tính nặng (SARI) và bệnh nhân viêm phi nặng nghi do vi t dao động trong khoảng từ 12% đến 17%. Kết qu xét nghiệm hàng năm cho thấy vi rút cúm lưu hành quanh năm bao gồm các týp vi rút cúm A(H1N1), A(H3N2), vi rút cúm B thuộc c 2 dòng Victoria và cúm B dòng Yamagata.

Hiện nay hướng dẫn giám sát trọng điểm HCC được lồng ghép trong “Kế hoạch giám sát trọng đim hội chng cúm, nhiễm trùng đường hô hp cấp tính nặng và bệnh tay chân miệng tại Việt Nam giai đoạn 2017-2020 ban hành kèm theo Quyết định s 4608/QĐ-BYT ngày 11 tháng 10 năm 2017 ca Bộ Y tế. Tuy nhiên, qua quá trình thc hiện có một s vn đề bt cập, nhất là cách thức ly mẫu bnh phm theo ngày và việc báo cáo kết quả giám sát, vì vậy cần sửa đi, b sung và xây dựng Hướng dẫn giám sát trọng điểm HCC nhằm bo đảm cht lượng giám sát, tăng cưng sự thng nht và tính kh thi trong thực hiện giám sát trên toàn quốc.

II. MỤC TIÊU

1. Mô t đặc điểm dịch tễ các trường hợp cúm theo các yếu t thời gian, địa điểm và con người.

2. Xác định đặc tính kháng nguyên, tính kháng thuốc, đặc đim di truyền ca các chng vi rút cúm lưu hành và phát hiện sớm các chủng vi rút cúm mới.

3. Cung cp thông tin cho việc đánh giá gánh nặng bệnh cúm, dự báo dịch bnh cúm và chia s thông tin với h thống giám sát cúm toàn cầu.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG GIÁM SÁT

1. Điểm giám sát

a) Tiêu chun lựa chọn điểm giám sát:

- Đại diện cho khu vực thực hiện giám sát (mức độ giao lưu, mật độ dân cư, thành thị, nông thôn, đặc điểm kinh tế xã hội).

- Điểm giám sát bao gm các đơn vị dự phòng và điều trị cam kết hợp tác chặt chẽ,đội ngũ cán bộ đủ năng lực, khả năng thực hin các hoạt động chuyên môn giám sát trọng điểm, có khả năng duy trì lâu dài các hoạt động giám sát. Ưu tiên nhng điểm có th lồng ghép giám sát các bệnh truyền nhiễm khác và có lưu lượng bệnh nhân đến khám đủ ln.

[...]