Quyết định 4924/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 4924/QĐ-UBND
Ngày ban hành 31/12/2015
Ngày có hiệu lực 31/12/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Phan Cao Thắng
Lĩnh vực Thương mại,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4924/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 31 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;

Căn cứ Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về Thương mại điện tử;

Căn cứ Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển Thương mại điện tử Quốc gia giai đoạn 2014-2020;

Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 71/TTr-SCT ngày 23/10/2015 về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển Thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020”.

Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này. Định kỳ tổng hợp báo cáo tình hình triển khai thực hiện cho UBND tỉnh và Bộ Công Thương theo quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT, PCT Phan Cao Thắng;
- PVPCN;
- Lưu: VT, K6.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Cao Thắng

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4924/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định)

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2011-2015

1. Thực trạng phát triển thương mại điện tử:

Sau 5 năm triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển thương mại điện tử (giai đoạn 2011 - 2015), bước đầu đã đạt được một số kết quả tích cực, cụ thể: phổ biến tuyên truyền về lợi ích của thương mại điện tử cho cán bộ quản lý nhà nước và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng các phần mềm dịch vụ công; hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở làng nghề xây dựng website thương mại điện tử, khai thác các tiện ích của dịch vụ internet trong việc quảng bá thương hiệu sản phẩm...Qua đó, nhận thức của doanh nghiệp về lợi ích của việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng được nâng lên; cụ thể, đến năm 2015 có 99% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh kết nối internet và sử dụng email thường xuyên; có 79% doanh nghiệp tham gia giao dịch thương mại điện tử, khoảng 62% doanh nghiệp có website riêng và sử dụng phần mềm tác nghiệp phục vụ hoạt động thương mại điện tử. Số lượng doanh nghiệp đặt hàng và nhận đơn hàng trực tuyến tăng lên hàng năm đạt từ 20% - 39% trong tổng đơn hàng giao dịch. Theo đánh giá của Cục Thương mại điện tử & Công nghệ thông tin - Bộ Công Thương, giai đoạn 2011 -2015 Bình Định đã tạo bước đột phá trong việc hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh khai thác tốt lợi thế thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ vậy, chỉ số thương mại điện tử của Bình Định được xếp thứ hạng cao và thứ bậc năm sau tăng hơn năm trước, cụ thể: Năm 2013 được xếp vào top giữa (23/47 tỉnh thành), đến năm 2014 được xếp vào top cao (vị trí 20/63 tỉnh thành trong cả nước).

2. Một số tồn tại, hạn chế:

- Nhận thức về tầm quan trọng, lợi ích của thương mại điện tử trong các doanh nghiệp còn hạn chế; mặt khác, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ, kết cấu hạ tầng thương mại điện tử đầu tư ít và chưa đồng bộ.

- Nguồn kinh phí địa phương thực hiện chương trình còn hạn hẹp và chưa tiếp cận được nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển thương mại điện tử của Trung ương.

- Khách hàng, người tiêu dùng khi thực hiện việc mua bán, thanh toán còn e ngại việc sử dụng phương thức giao dịch hiện đại vì sợ rủi ro; giao dịch trong khâu thanh toán, đặt hàng và nhận hàng có cho chưa hợp lý.

- Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn về công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp còn thiếu, thường doanh nghiệp sử dụng lao động thực hiện nhiệm vụ thương mại điện tử theo hình thức kiêm nhiệm; khả năng ứng dụng các phần mềm, những tiện ích còn hạn chế, thiếu sự hướng dẫn, đào tạo chính quy, bài bản.

Tuy còn những tồn tại, hạn chế nhưng phát triển thương mại điện tử trong kinh doanh thay thế cho phương thức truyền thống sẽ là một xu thế tất yếu trong xã hội hiện đại, hội nhập và đô thị hóa. Vì vậy, trong thời gian đến cần đẩy nhanh ứng dụng thương mại điện tử nhằm giúp các tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận hình thức kinh doanh tiên tiến, ít tốn kém, tận dụng tối đa cơ hội kinh doanh để phát triển doanh nghiệp.

II. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2016-2020

[...]