Quyết định 482/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt dự án quy hoạch vùng sản xuất rau, chè tập trung trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến 2020

Số hiệu 482/QĐ-UBND
Ngày ban hành 13/03/2013
Ngày có hiệu lực 13/03/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Nguyễn Xuân Tiến
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 482/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 13 tháng 3 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ÐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HÐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội và Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp đến 2020 và tầm nhìn đến 2030;

Căn cứ Quyết định số 824/QĐ-BNNPTNT ngày 16/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt đề án phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 336/KHĐT-TH ngày 27/12/2012,

QUYẾT ÐỊNH :

1. Quan điểm phát triển:

Phát triển nông nghiệp bền vững và hiệu quả, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ. Từng bước xây dựng các vùng sản xuất rau, chè an toàn tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Phát triển rau, chè an toàn phù hợp với khả năng đầu tư, điều kiện kinh tế, xã hội và năng lực của nông dân; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rau, chè an toàn và bảo vệ môi trường sinh thái.

Xây dựng các vùng sản xuất rau, chè an toàn tập trung với quy mô và cơ cấu chủng loại phù hợp; áp dụng các biện pháp thâm canh tổng hợp theo hướng sản xuất an toàn (VietGAP, GlobalGAP); tăng cường năng lực và đổi mới công nghệ chế biến, bảo quản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu.

2. Mục tiêu đến 2020:

a) Diện tích chè an toàn 23.000 ha, năng suất trung bình đạt khoảng 100 tạ/ha, sản lượng 230.000 tấn chè búp tươi/năm.

b) Diện tích rau an toàn 12.500 ha rau an toàn, sản lượng đạt khoảng 02 triệu tấn rau các loại/năm.

c) Toàn bộ diện tích rau, chè tại các vùng sản xuất an toàn tập trung áp dụng quy trình sản xuất an toàn hoặc VietGAP và có hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hại (HACCP).

d) Có trên 50% cơ sở chế biến, bảo quản rau, chè áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng (HACCP, ISO).

3. Nội dung quy hoạch:

a) Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tập trung tại thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng là các địa phương có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, đảm bảo nguồn nước tưới, có khả năng liên kết tiêu thụ, chế biến sản phẩm an toàn, với diện tích canh tác khoảng 12.500 ha (chiếm 77,5% tổng diện tích rau toàn tỉnh); diện tích gieo trồng 46.860 ha, hệ số mùa vụ đạt 3,5 đến 3,75 vụ/năm, trong đó:

- Thành phố Đà Lạt: 1.620 ha;

- Huyện Lạc Dương: 900 ha;

- Huyện Đơn Dương: 6.680 ha;

- Huyện Đức Trọng: 3.300 ha.

Phân theo đối tượng cây trồng:

- Nhóm rau ăn quả (cà chua, ớt ngọt, dưa chuột…): 3.375 ha diện tích canh tác, chiếm 27%.

- Nhóm rau ăn lá (bắp cải, cải xanh, bó xôi…): 6.000 ha diện tích canh tác, chiếm 48%

- Nhóm rau ăn hoa (atiso, súp lơ…): 625 ha diện tích canh tác, chiếm 5%.

- Nhóm rau ăn củ (khoai tây, củ dền, cà rốt...): 2.500 ha diện tích canh tác, chiếm 20%.

[...]