Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Quyết định 48/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Số hiệu 48/2014/QĐ-UBND
Ngày ban hành 11/11/2014
Ngày có hiệu lực 21/11/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Nguyên
Người ký Dương Ngọc Long
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 48/2014/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 11 tháng 11 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009;

Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;

Căn cứ Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ về việc Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

Căn cứ Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh;

Căn cứ Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL, ngày 28/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích,

Xét đề nghị của Giám đốc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 1135/TTr-SVHTTDL ngày 05 tháng 9 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định 56/2008/QĐ-UBND, ngày 29/10/2008 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Các quy định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài Nguyên - Môi trường, Nội Vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học Công nghệ, Thông tin Truyền Thông; Công an tỉnh, Đài Phát thanh Truyền hình; Báo Thái Nguyên, Trung tâm Thông tin tỉnh, Trưởng Ban quản lý di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hóa; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các tổ chức đoàn thể, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Dương Ngọc Long

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 48/2014/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về phân cấp các hoạt động:

1. Quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh (sau đây được gọi tắt là di tích), các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản.

2. Công tác quy hoạch, lập dự án bảo quản, tu bổ, tôn tạo, phục hồi và lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Mọi hoạt động quản lý nhà nước; quản lý, bảo vệ, khai thác, phát huy giá trị di tích, các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên của các tổ chức, cá nhân đều phải tuân theo Luật Di sản văn hóa, các văn bản hướng dẫn thi hành luật và nội dung của Quy chế này.

2. Quy chế này áp dông đối với di tích đã được xếp hạng Quốc gia đặc biệt, Quốc gia, cấp tỉnh và các di tích đã được thống kê trong danh mục kiểm kê di sản văn hóa.

[...]