ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 48/2004/QĐ-UB
|
Thị xã Cao Lãnh, ngày 19 tháng 05 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP CÁC LOẠI GIẤY PHÉP HOẠT
ĐỘNG NGHỀ THỦY SẢN THEO CƠ CHẾ "MỘT CỬA" TẠI CHI CỤC BẢO VỆ NGUỒN LỢI
THỦY SẢN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân
do Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam công bố ngày 10 tháng 12 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg
ngày 04 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Quy chế "một cửa" tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương;
Xét Tờ trình số 21/TT-NN.BVNL ngày 12
tháng 4 năm 2004 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về việc xét duyệt quy trình thủ tục hành chính cấp các loại
giấy phép hoạt động nghề thủy sản thuộc thẩm quyền của Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy
sản;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm
theo Quyết định này Quy định trình tự thủ tục hành chính cấp các
loại giấy phép hoạt động nghề thủy sản theo cơ chế "một cửa" tại Chi cục Bảo vệ
nguồn lợi thủy sản.
Điều 2. Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm triển khai, tập huấn
cho cán bộ, công chức của Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản và phổ biến cho nhân
dân biết để thực hiện
đúng thủ tục, trình tự giải quyết công việc theo cơ chế "một
cửa".
Điều 3. Quyết định
này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn
phòng Ủy ban nhân dân
Tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành Tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã và Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ nguồn
lợi thủy sản chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như
Điều 4,
- TT/TU,
TT/HĐND Tỉnh,
- CT, các
PCT/UBND Tỉnh,
- TT/BCĐ CCHC
Tỉnh,
- Lưu VT +
NC/NN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Trương Ngọc Hân
|
QUY ĐỊNH
TRÌNH
TỰ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP CÁC LOẠI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG NGHỀ THỦY SẢN THEO CƠ CHẾ
"MỘT CỬA" TẠI CHI CỤC BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 48/2004/QĐ-UB ngày 19/05/2004 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Đồng Tháp)
I. Cơ sở pháp
lý:
- Quyết định số 425/2001/QĐ-BTS ngày 25/5/2001
của Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành về việc quy định tạm thời về công bố tiêu
chuẩn chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản;
- Quyết định số 494/2001/QĐ-BTS ngày 15/6/2001
của Bộ Thủy sản về việc
ban hành quy chế đăng kiểm tàu cá, đăng ký tàu cá và thuyền viên;
- Quyết định số 20/2000/QĐ-BTC ngày 21/02/2000
của Bộ Tài chính về ban hành biểu mức thu phí, lệ phí;
- Thông tư số 01/2002/TT-BTS ngày 05/9/2002 của
Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện điểm c khoản 2 điều 6 Nghị định số 03/02/2000 của
Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của luật doanh nghiệp;
- Thông tư số 03/2002/TT-BTS ngày 31/12/2002 của
Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 73/2002/NĐ-CP ngày 20/8/2002 của
Chính phủ bổ sung hàng hóa, dịch vụ thương mại vào danh mục 1 về hàng hóa cấm
lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực
hiện và danh mục 3 về hàng hóa, dịch vụ thương mại kinh doanh có điều kiện ban
hành kèm theo Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03/3/1999 của Chính phủ;
- Công văn số 584/BVNL-ĐKTC ngày 07/10/2002 của
Cục BVNL thủy sản về việc đăng ký, đăng kiểm bè nuôi cá;
- Quyết định số 39/QĐ-TL ngày 24/3/1995 của
UBND tỉnh Đồng Tháp về việc thành lập Chi cục BVNL thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Đồng Tháp.
II. Thủ tục hành
chính các loại hồ sơ đăng ký:
1. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh thuốc thú y thủy sản và thức ăn thủy sản:
a) Cơ sở pháp lý:
- Thông tư số 03/2002/TT-BTS ngày 31/12/2002 của
Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị
định số 73/2002/NĐ-CP ngày 20/8/2002 của Chính phủ bổ sung hàng hóa, dịch vụ
thương mại vào danh mục 1 về hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại vào danh
mục 3 về hàng hóa, dịch vụ thương mại kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo
Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03/03/1999 của chính phủ;
- Công văn số 244/NN-BVNLTS ngày 25/4/2003 của Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Đồng Tháp về việc ủy quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh thuốc thú y thủy sản.
b) Hồ sơ đăng ký:
* Kinh doanh thuốc thú
y thủy sản:
Hồ sơ gồm:
- Đơn xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh thuốc thú y thủy sản (mẫu số 1).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao
có công chứng).
- Chứng chỉ hành nghề thú y thủy sản (bản sao
có công chứng).
- Giấy chứng nhận kiểm tra sức khỏe.
* Kinh doanh thức
ăn thủy sản:
(áp dụng cho cơ sở không kinh doanh thuốc thú y thủy sản).
Hồ sơ gồm:
- Đơn xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh thức ăn thủy sản (mẫu số 4).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao
có công chứng).
- Chứng chỉ đã qua lớp tập huấn kiến thức về thức
ăn thủy sản hoặc bằng cấp chuyên môn (bản sao có công chứng).
c) Thời hạn xử lý hồ
sơ:
Thời gian giải quyết hồ sơ 15 ngày
* Không thu phí và lệ phí.
2. Thủ tục cấp giấy hành
nghề thú y thủy sản:
a) Cơ sở pháp lý:
- Thông tư số 01/2002/TT-BTS ngày 05/9/2002 của
Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện điểm c khoản 2 điều 6 Nghị định số
03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật doanh nghiệp;
b) Thủ tục cấp chứng chỉ
hành nghề thú y thủy sản:
1) Điều kiện:
- Đối với sản xuất thuốc thú y thủy sản:
+ Phải có bằng Đại học thuộc một trong
các chuyên ngành: Thú y, sinh học, hóa sinh, dược hoặc nuôi trồng thủy sản.
- Đối với mua bán thuốc thú y thủy sản:
+ Tối thiểu phải có bằng trung cấp thú
y hoặc trung cấp nuôi trồng thủy sản.
- Đối với dịch vụ thú y thủy sản:
+ Phải có bằng Đại học thuộc một trong
các chuyên ngành: Thú y hoặc nuôi trồng thủy sản.
+ Phải có chứng nhận đã qua lớp tập huấn
về bệnh động vật thủy sản của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, Trung
tâm Nghiên cứu thủy sản III, Trường Đại học thủy sản Nha Trang, Trường Đại học
Cần Thơ và Trường Đại học Nông Lâm Thủ Đức.
2) Hồ sơ đăng ký:
- Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề (mẫu số 1)
- Bản sao văn bằng chuyên môn (có công chứng).
- Giấy khám sức khoẻ.
- Bản sao (có công chứng) giấy chứng nhận đã
qua lớp tập huấn về bệnh động vật thủy sản (đối với dịch vụ thú y thủy sản).
c) Thời hạn xử lý hồ
sơ:
Thời gian giải quyết hồ sơ 10 ngày.
* Không thu phí và lệ phí.
3. Thủ tục về đăng ký bè nuôi
cá:
a) Cơ sở pháp lý:
- Quyết định số 494/2001/QĐ-BTS ngày 15/6/2001
của Bộ Thủy sản về việc ban hành quy chế đăng kiểm tàu cá, đăng ký tàu cá và
thuyền viên;
- Quyết định số 20/2000/QĐ-BTC ngày 21/02/2000
của Bộ Tài chính về ban hành biểu mức thu phí, lệ phí;
- Công văn số 467/CT-TB ngày 26/02/2002 của Cục
Thuế tỉnh Đồng Tháp về việc không thu lệ phí trước bạ bè nuôi cá.
b) Hồ sơ đăng ký: (Do chủ bè lập)
- 01 tờ khai đăng ký tàu cá và thuyền viên
(theo mẫu) có xác nhận của Chính quyền địa phương (1).
- 01 tờ khai nguồn gốc bè nuôi (theo mẫu) có
xác nhận chính quyền địa phương (xã, phường, thị trấn) (2).
- 01 đơn xin neo đậu bè cá (theo mẫu). Có ý kiến
của chính quyền địa phương. (3)
- 02 ảnh màu 9x12 chụp toàn thân hông bè nuôi
cá.
Tất cả hồ sơ trên để vào 01 túi đựng
hồ sơ (có bán ở cửa hàng văn phòng phẩm).
c) Thời hạn xử lý hồ sơ:
- Thời gian giải quyết hồ sơ 10 ngày.
d) Mức thu lệ phí:
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận là 40.000đ/giấy/bè.
(theo Quyết định số 20/2000/QĐ-BTC ngày 21/4/2000 của Bộ Tài chính).
- Đối với bè có kích thước LTK > 15m, thu
phí kiểm tra kỹ thuật theo TDK (1TDK= 2,83m3).
+ Lần đầu: 3.300đ/1TDK.
+ Thường kỳ: 1.500đ/1TDK.
4. Thủ tục công bố tiêu chuẩn
chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản:
a) Cơ sở pháp lý:
- Quyết định số 425/2001/QĐ-BTS ngày 25/5/2001
của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc quy định tạm thời về công bố tiêu chuẩn chất
lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản.
b) Đối tượng công bố chất lượng
hàng hóa chuyên ngành thủy sản:
1/ Giống động vật và thực vật thủy sản;
2/ Nguyên liệu và thức ăn chế biến
công nghiệp cho nuôi trồng thủy sản;
3/ Thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học;
4/ Ngư cụ lưới và các thiết bị phục vụ
khai thác thủy sản.
c) Hồ sơ công bố (Do chủ cơ sở
lập):
1/ Bản công bố chất lượng hàng hóa
(theo mẫu)
2/ Tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa công
bố (tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn ngành, TCVN, tiêu chuẩn nước ngoài được cơ sở
chấp nhận để áp dụng đối với hàng hóa của mình).
3/ Nhãn hàng hóa kèm theo.
4/ Bản sao phiếu đánh giá kết quả khảo
nghiệm, thử nghiệm đối với hàng hóa cần khảo nghiệm, thử nghiệm trước khi lưu
thông.
Riêng đối với hàng hóa chuyên ngành thủy
sản đã được hóa chất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản) hoặc các loại hàng hóa
chuyên ngành thủy sản trong danh mục sử dụng thông thường. Khi nộp hồ sơ công bố
không cần phải nộp phiếu đánh giá kết quả khảo nghiệm, thử nghiệm.
Tất cả hồ sơ trên được lập thành 02 bộ,
đựng vào 02 túi hồ sơ.
d) Thời hạn xử lý hồ sơ:
Thời gian giải quyết hồ sơ 10 ngày.
* Không thu phí và lệ phí đối với các cơ sở
công bố theo công văn số 217/BVNL-NL ngày 05/7/2001 của Cục BVNL thủy sản về việc
hướng dẫn thực hiện Quyết định số 425/2001/QĐ-BTS.
III. Quy trình tiếp
nhận hồ sơ và trả kết quả:
1. Quy trình tiếp nhận
và trả kết quả:
1/ Tổ chức, công dân nộp hồ sơ cho bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả tại phòng Tổng hợp thuộc Chi cục BVNL thủy sản;
có phiếu nhận và ghi sổ theo dõi.
2/ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển
hồ sơ cho phòng chuyên môn xem xét giải quyết; có phiếu giao nhận.
3/ Sau khi xem xét giải quyết xong,
phòng chuyên môn trả hồ sơ về cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; có kết quả
xử lý rõ để trình ký.
4/ Nếu hồ sơ hợp lệ, đúng quy định;
Phòng Tổng hợp trình ban lãnh đạo ký duyệt cấp.
5/ Sau khi lãnh đạo duyệt trả hồ sơ về
Phòng Tổng hợp.
6/ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
vào sổ trả kết quả cho tổ chức, công dân; có ký nhận.
2. Sơ đồ bố trí tiếp nhận
và trả kết quả: