ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 4673/QĐ-UBND
|
Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ
Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính
phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số
04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008
của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;
Căn cứ Quyết định số 222/QĐ-TTg
ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2050; Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030: Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị quyết số 09/2012/NQ-HĐND ngàv 13/7/2012
của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về Quy hoạch
phát triển thủy lợi thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp & PTNT tại Tờ trình số 153/TTr-SNN ngàv 13/9/2012 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy lợi thành phố Hà Nội
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Văn bản 722/BC-KH&ĐT ngày 11
tháng 10 năm 2012 của Sở Kế hoạch
và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy lợi thành phố
Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chính như sau:
1. Quan điểm phát triển:
- Quy hoạch thủy lợi thành phố Hà Nội phải đảm bảo đồng bộ; hiện đại,
hiệu quả, bền vững; phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Thành phố đến năm 2020 định hướng đến năm 2030; Quy hoạch chung xây dựng thủ đô
Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Định hướng chiến lược phát triển Thủy
lợi Việt Nam; Quy hoạch Phát triển Nông nghiệp
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030,
trên cơ sở các quan điểm sau:
- Phát triển hệ
thống thủy lợi đảm bảo phục vụ đa mục
tiêu: với nhiệm vụ chính là cấp nước phục vụ sản xuất nông
nghiệp, tiêu
thoát nước, phòng chống lũ, đồng thời kết hợp phục vụ
giao thông; du lịch, cảnh quan đô thị.
- Phát triển thủy lợi hiện đại trên
cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học công
nghệ trong xây dựng, quản lý, vận hành.
- Phát triển thủy lợi đảm bảo tính đồng
bộ; kế thừa, ổn định, đáp ứng quá trình phát
triển kinh tế - xã hội, phát triển nông nghiệp, đô thị hóa và xây dựng nông
thôn mới.
- Phát triển thuỷ lợi gắn với đảm bảo
an ninh quốc phòng, và bảo vệ môi trường.
2. Mục tiêu:
2.1. Mục tiêu
chung:
- Quy hoạch thủy lợi thành phố Hà Nội trong giai đoạn đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030 đảm bảo khai thác, sử dụng và bảo vệ hiệu quả tài
nguyên nước trên địa bàn Thành phố nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời
sống nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố;
- Làm cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển thuỷ lợi hàng năm, 5 năm
và dài hạn.
2.2. Mục tiêu cụ
thể:
Giai đoạn đến năm 2020:
+ Về cấp nước: đảm
bảo cấp nước cơ bản cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố; cấp nước
tưới chủ động cho 112.715ha bằng 90% diện tích yêu cầu tưới, trong đó diện tích lúa là 92.120ha,
diện tích rau màu, hoa cây cảnh là 8.169ha,
cấp nước cho diện tích nuôi trồng thủy sản 10.321 ha, cấp nước cho 2.105 ha cây ăn quả và chè: góp phần tạo nguồn nước cấp cho dân sinh và cải tạo môi trường.
+ Về tiêu thoát
nước: đảm bảo tiêu thoát nước cho 212.889 ha bằng 100% diện tích khu vực sản xuất nông nghiệp và
dân cư nông thôn với lượng mưa từ 170-210 mm trong 1 ngày; 250 - 300 mm trong
3 ngày và lượng mưa từ 290 - 360 mm trong, 5
ngày; cùng với hệ thống thoát nước đô thị đảm bảo tiêu
thoát nước cho các đô thị.
- Định hướng đến năm 2030:
+ Về cấp nước:
Phát triển hệ thống thủy lợi đảm bảo cấp nước theo yêu cầu phát triển nông nghiệp
với loại hình ứng dụng công nghệ cao,
nông nghiệp đô thị sinh thái; phát triển hệ thống tưới hiện đại,
tiết kiệm nước, tiết kiệm điện năng;
+ Về thoát nước:
Phát triển hệ thống thuỷ lợi khớp nối với hệ thống thoát nước đô thị đảm bảo nước
đảm bảo tiêu thoát nước cho 332.889 ha diện tích của Thành
phố.
3. Nội dung và giải pháp quy hoạch:
3.1. Phân vùng thủy lợi:
Hệ thống thủy lợi thành phố Hà Nội được
phân thành 3 vùng thủy lợi, phù hợp với nguyên tắc quản lý nguồn nước theo lưu vực
sông và các vùng được quy định trong Quy
hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đã
được Chính phủ phê duyệt, bao gồm:
- Vùng Hữu sông Đáy: Bao gồm thị xã
Sơn Tây và các huyện; Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức.
- Vùng Tả sông Đáy:
Bao gồm quận Hà Đông và các huyện: Đan Phượng, Hoài Đức, Từ Liêm, Thanh Trì, Thanh Oai, Ứng Hòa,
Thường Tín và Phú Xuyên.
- Vùng Bắc Hà Nội: Bao gồm quận Long Biên và các huyện Mê Linh, Sóc Sơn,
Đông Anh, Gia Lâm.
3.2. Quy hoạch cấp nước:
3.2.1. Vùng Hữu sông Đáy:
Diện tích yêu cầu tưới đến năm 2020
là 54.198 ha, trong đó: lúa 38.490 ha
rau, màu, hoa là 4.743 ha, thủy sản là 3.514 ha và cây lâu năm, chè là 7.450
ha. Giải pháp cấp nước tưới như sau:
- Tiếp tục thực hiện dự án Tiếp nước,
cải tạo sông Tích từ Lương Phú, xã
Thuần Mỹ, huyện Ba Vì; cải tạo, nâng cấp đấu nối tuyến kênh trạm bơm tiêu Săn - kênh trạm bơm
tiêu Thụy Đức để chuyển nước từ sông Tích sang bổ sung vào sông Đáy với lưu lượng 20m/s;
- Cải tạo, nâng
cấp trạm bơm Xuân Phú (huyện Phúc Thọ) để lấy nước sông Hồng
tưới cho 1.300 ha vùng bãi Phúc Thọ; xây dựng trạm bơm Phù
Sa để lấy nước sông Hồng tưới cho
5.198ha;
- Tiếp tục thực hiện dự án Cải tạo,
nâng cấp hệ thống tưới trạm bơm Trung Hà tưới cho 5.300 ha
thay thế nhiệm vụ tưới của hồ Suối Hai để chuyển hồ sang mục đích du lịch; Cải
tạo, nâng cấp các trạm bơm Đức Môn, Áng
Thượng, Tân Độ (huyện Mỹ Đức) thay thế nhiệm vụ tưới của hồ Quan Sơn
- Tuy Lai để chuyển hồ sang mục đích du lịch;
- Xây mới một số
trạm bơm nhỏ ở các vùng chưa có công trình hoặc có công trình nhưng còn thiếu
năng lực để đảm bảo sản xuất gồm: Đồng Tiến, Ngòi Lặt (huyện Ba Vì); Cẩm Yên 2 (Thạch Thất);
- Cải tạo, nâng
cấp, hiện đại hoá hệ thống tưới cho các vùng
chuyên canh rau, hoa, cây cảnh, cây
ăn quả, chè các khu vực thuộc thị xã Sơn Tây và các huyện: Ba Vì; Phúc Thọ, Thạch
Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ và Mỹ Đức;
- Cải tạo, nâng cấp
các hệ thống cấp nước cho các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung ở các huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Quốc Oai và Mỹ Đức.
Sau quy hoạch các công trình tưới
trong vùng Hữu Đáy có thể tưới được cho 44.679ha, trong đó: 38.490ha lúa, rau màu, hoa
cây cảnh là 1.495ha; 3.514ha đất nuôi trồng thủy sản và 1.180ha đất cây
quả và chè, còn lại 9.519ha chủ yếu
là các cây ăn quả, cây lâu năm nằm ở đồi gò và một số
diện tích rau màu nằm rải rác ở bãi sông
không bố trí được công trình tưới tập
trung.
3.2.2. Vùng Tả sông Đáy
Diện tích yêu cầu tưới đến năm 2020
là 45.190 ha, trong đó: lúa là 33.720 ha; màu, rau, hoa là
3.902 ha; thủy sản là 5.423 ha và cây lâu năm, cây ăn quả là 2.144
ha, giải pháp cấp nước:
- Xây dựng trạm
bơm tiêu kết hợp tưới Liên Mạc công suất 70 m3/s và cải tạo, nạo vét trục chính sông Nhuệ;
- Cải tạo các trạm bơm lấy nước dọc
sông Hồng gồm: Đan Hoài, huyện Đan Phượng công suất 8.6m3/s;
Hồng Vân, huyện Thường Tín công suất
11,0 m3/s;
- Xây mới trạm
bơm Thụy Phú II công suất 9.0 m3/s lấy nước
sông Hồng để tưới cho vùng miền Đông và
một phần miền Trung;Tây huyện Phú
Xuyên; xây dựng trạm bơm Xóm Cát, huyện Ứng Hòa công suất 5.0 m3/s lấy nước sông
Đáy tưới cho khu vực cuối kênh La Khê thuộc huyện Ứng Hoà;
- Cải tạo, nâng
cấp, hiện đại hoá hệ thống tưới cho các vùng chuyên canh rau, hoa, cây ăn quả thuộc các huyện Từ
Liêm; Đan Phượng, Hoài Đức, Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Oai;
- Cải tạo, nâng cấp các kênh tưới của
các trạm bơm Hồng Vân, Cao Xuân Dương, Thái Bình, Xóm Cát:
Thụy Phú II cấp nước cho các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung ở Ứng
Hoà, Phú Xuyên, Thanh Oai, Thường
Tín.
Sau quy hoạch các công trình tưới trong vùng tả Đáy có thể tưới được cho
42.863ha trong đó 33.720ha lúa, rau màu, hoa cây cảnh là 3.425ha, 5.423ha đất nuôi trồng thủy sản và 295ha đất cây quả. Còn lại
2.326ha chủ yếu là diện tích cây ăn quả, cây lâu năm, rau màu nằm rải
rác bãi sông không bố trí được công trình tưới tập trung.
3.2.3. Vùng Bắc Hà Nội:
Diện tích yêu cầu tưới đến năm 2020 là 27.062 ha, trong đó: lúa là 19.910 ha: màu, rau,
hoa là 4.559 ha; thủy sản là 1.384 ha và cây lâu năm, cây ăn quả là 1.210 ha, giải pháp cấp nước:
- Cải tạo, nâng cấp các trạm bơm lấy
nước dọc sông Hồng: trạm bơm Thanh Điềm (huyện Mê Linh) công suất 15 m3/s;
trạm bơm Ấp Bắc (huyện Đông Anh) công suất 18 m3 /s;
- Xây mới: trạm bơm Thụy Lôi (huyện Đông Anh), công suất 2,5 m3/s: trạm bơm Đồng Lạc (huyện
Sóc Sơn) công suất 0.5 m3/s,
trạm bơm Đình Thông (huyện Sóc Sơn) công suất
1,0 m3/s để cấp nước cho các khu vực khó khăn về nguồn nước;
- Cải tạo, nâng cấp các hồ chứa nhỏ
thuộc huyện Sóc Sơn nhằm đáp ứng yêu
cầu tưới và đảm bảo an toàn hồ chứa;
- Cải tạo, nâng cấp, hiện đại hoá hệ
thống tưới cho các vùng chuyên canh sản xuất rau, hoa, cây
cảnh tập trung tại Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh và Sóc Sơn;
- Cải tạo, nâng
cấp các trạm bơm Tăng Long, Cẩm Hà, Tân Hưng nhằm cấp nước cho các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung thuộc huyện Sóc Sơn.
Sau quy hoạch các công trình tưới
trong vùng, Bắc Hà Nội có thể tưới được cho 25.172ha,
trong đó: 9.910ha lúa; rau màu, hoa cây cảnh là 3.249ha,
1.384ha đất nuôi trồng thuỷ sản và 630ha đất cây quả và chè. Còn
lại 1,890ha chủ yếu là các cây ăn quả, lâu năm nằm ở đồi gò và một số diện tích rau màu năm rải rác ở bãi sông không bố trí được công trình tưới tập trung.
3.3. Quy hoạch
tiêu, thoát nước:
3.3.1. Vùng hữu
sông Đáy:
- Tiếp tục cải tạo nâng cấp các trạm bơm tiêu đã xuống cấp, thiếu công suất
đã được phê duyệt: trạm bơm Hiệp Thuận (huyện Phúc Thọ), trạm bơm Săn (huyện Thạch
Thất), trạm bơm Đông Yên (huyện Quốc Oai)...;
- Xây mới các trạm
bơm tiêu tại các vùng đang bị ngập úng, năng lực công
trình tiêu hiện có còn thiếu: trạm bơm Tây Đằng (huyện Ba Vì) công suất 4,5 m3/s
tiêu cho 500 ha; trạm bơm Yên Sơn (huyện Quốc Oai): trạm
bơm Cầu Đổ (huyện Mỹ Đức); các trạm bơm: Hữu Văn, Sông Đào,
Trại Cốc (huyện Chương Mỹ) và trạm bơm Khúc
Bằng, huyện Chương Mỹ công suất 40 m3/s để tiêu cho khu đô thị Xuân Mai;
- Cải tạo, nâng
cấp kênh xả lũ hồ Đồng Mô; sông Hang; sông Cầu Dầm, sông Linh
Khiêu phục vụ tiêu thoát cho đô thị Sơn Tây; cải tạo ngòi Ngang, ngòi Địa: ngòi Vài Cả, ngòi Nà Mương để tiêu thoát cho khu đô thị Hoà Lạc;
- Thực hiện chuyển đổi 1.248 ha các
vùng trũng thấp thường xuyên bị úng ngập, khó khăn về tiêu thoát nước sang nuôi
trồng thuỷ sản, gồm: 412 ha ở các xã Tiền Phong, Cam Thượng, Vật Lại.
Cổ Đô, Vạn Thắng, Phú Đông, Phú Cường (huyện Ba Vì); 225 ha ở các xã Tốt Động,
Trung Hoàng, Thanh Bình (huyện Chương Mỹ); 531 ha ở các xã Hợp Thanh, An Phú, Tuy Lai, Hùng Tiến (huyện Mỹ Đức); 80 ha ở vùng
Hòa Thạch, Đông yên (huyện Quốc Oai) và huyện Phúc Thọ.
Sau quy hoạch vùng hữu sông Đáy có diện tích được tiêu nước chủ động bằng động
lực là 80.217 ha.
3.3.2. Vùng tả
sông Đáy:
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình tiêu nước trong lưu vực hệ thống
thủy lợi sông Nhuệ theo Quyết định 937/QĐ-TTg ngày
01/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ;
- Nâng cấp trạm bơm Đào Nguyên 25 m3/s để
cùng trạm bơm Yên Thái tiêu cho trên 3.770 ha diện tích
trong lưu thuộc huyện Hoài Đức; Nâng cấp trạm bơm Ngoại Độ
1 để cùng với trạm bơm Ngoại Độ 2
tiêu chủ động cho 9.220 ha huyện Ứng Hòa;
- Xây mới trạm bơm Cao Viên (huyện
Thanh Oai) công suất 24m3/s tiêu ra sông Đáy để cùng với các trạm bơm: Khê Tang 1, Khê Tang 2 tiêu nước cho 4.608ha diện tích khu
đô thị phía Nam Đường 6 của Hà Đông và các xã: Bích Hòa, Bình Minh, Cao Viên của
huyện Thanh Oai; xây dựng trạm bơm Phú Minh tiêu ra sông Nhuệ để cùng các trạm bơm Lễ Nhuế, Gia Phú tiêu cho 3.000 ha
khu đô thị Phú Minh (huyện Phú Xuyên); xây dựng trạm bơm tiêu Khai Thái 2 đảm
bảo tổng công suất của lưu vực Khai Thái là 34m3/s;
- Nâng cấp,
cải tạo, nạo vét các kênh, trục tiêu trong vùng;
- Thực hiện chuyển đổi 614 ha các vùng trũng thấp thường xuyên bị úng ngập, khó khăn về tiêu thoát nước sang
nuôi trồng thuỷ sản; gồm:
155 ha vùng Tân Ước, Liên Châu, Hồng Dương, Dân Hòa (huyện
Thanh Oai); 162 ha vùng Trung Tú, Đồng Tân (huyện Ứng Hòa);
87 ha thuộc xã Nghiêm Xuyên (huyện Thường Tín); 150 ha ở các xã Chuyên Mỹ,
Hồng Thái (huyện Phú Xuyên); 60 ha ở xã Đại Áng huyện Thanh Trì.
Sau quy hoạch vùng tả sông Đáy có diện
tích được tiêu nước chủ động bằng động lực là 95.326ha.
3.3.3. Vùng Bắc
Hà Nội:
- Cải tạo, nâng
cấp các trạm bơm: Cẩm Hà, Tăng Long
(huyện Sóc Sơn); trạm bơm tiêu Phương Trạch, Mạnh Tân, trạm bơm 19-5 (huyện Đông Anh); Dương Hà, Phù Đổng, Thịnh Liên (huyện Gia Lâm);
- Xây mới các trạm bơm: Xuân Kỳ (huyện
Sóc Sơn) công suất 12,2 m3/s
tiêu cho 1.110 ha; trạm bơm Kim Lũ (huyện Sóc Sơn) công suất 8,7 m3/s tiêu cho 793 ha; trạm bơm Văn
Khê (huyện Mê Linh) giai đoạn 1 là 24 m3/s, để cùng các trạm bơm Tam
Báo, Thường Lệ 1, 2 tiêu cho 6.950 ha; trạm bơm tiêu Vĩnh Thanh (huyện
Đông Anh) công suất 45m3/s, cùng với trạm bơm
Phương Trạch tiêu cho 6.495 ha; trạm bơm Long Tửu (huyện Đông Anh) công suất 85 m3/s tiêu ra sông Đuống cho
5.860 ha thay thế cho các trạm bơm hiện nay đang tiêu vào
sông Ngũ Huyện Khê; trạm bơm Gia Thượng 10m3/s
để tiêu ra sông Đuống cho khoảng
600ha phía Bắc đường sắt, trạm bơm Cự Khối công suất 55m3/s
để tiêu cho 2.900ha ra sông Hồng;
- Nâng cấp, cải
tạo, nạo vét các sông, suối, kênh trục tiêu trong vùng;
- Chuyển đổi 340 ha thuộc diện tích
vùng trũng, thấp thường xuyên bị úng ngập, khó khăn về
tiêu thoát nước chủ yếu thuộc vùng Đông Nam huyện Sóc Sơn sang nuôi trồng thủy
sản.
Sau quy hoạch vùng Bắc Hà Nội có diện
tích được tiêu nước chủ động bằng động lực là 64.496 ha.
4. Các giải pháp chủ yếu thực
hiện Quy hoạch:
4.1. Quản lý quy hoạch: Tổ chức công
bố quy hoạch sau khi được phê duyệt; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám
sát việc thực hiện quy hoạch; xây dựng các quy hoạch chi tiết cho các hệ thống
thủy lợi, các huyện, thị xã.
4.2. Xây dựng:
ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp,
người dân tham gia xây dựng và quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi.
4.3. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước các cấp về lĩnh vực thủy lợi; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý thủy lợi cơ sở; củng cố các tổ chức quản lý
khai thác hệ thống công trình thủy lợi, các
tổ đội thủy nông, HTX dùng nước; xây
dựng mô hình quản lý thủy nông cơ sở hiệu quả và bền vững, có sự tham gia trực tiếp của người hưởng lợi;
tăng cường công tác quản lý và xử lý các vi phạm Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ
công trình thuỷ lợi; thực hiện cắm mốc
chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi; tăng cường
công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức và trách nhiệm của
chính quyền các cấp; cộng đồng xã hội trong việc quản lý, bảo vệ công trình thuỷ lợi.
4.4. Áp dụng tiến bộ khoa học công
nghệ trong xây dựng, quản lý, vận hành khai thác công
trình thủy lợi; công nghệ tưới hiện đại, tiết kiệm nước, ưu tiên áp dụng cho các khu chuyên
canh rau, hoa, cây cảnh, cây ăn quả. Vùng trồng lúa chất lượng cao.
4 5. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng: các khu vực khó khăn về nguồn nước từ trồng lúa sang cây trồng cạn; các vùng úng trũng sang
nuôi trồng thủy sản.
4 6. Xây dựng
mới các công trình đầu mối, cải tạo nâng cấp
công trình thủy lợi phục vụ nhiệm vụ cấp nước, tiêu thoát nước, cải thiện môi
trường và phòng chống thiên tai do nước gây ra.
4.7. Các giải pháp ứng phó với mưa úng cực đoan:
Trong trường hợp
cực đoan khi mực nước sông ngoài dâng cao, mưa lớn nhiều ngày gây úng ngập trên diện rộng, cần có các giải
pháp ứng phó, đặc biệt là đối với vùng Tả Đáy nơi có đô thị
trung tâm của thủ đô, cụ thể như sau:
- Đảm bảo tính kết nối liên vùng
trong quản lý vận hành hệ thống công trình tiêu.
- Áp dụng các biện pháp hạn chế tiêu
nước vào sông Nhuệ; dùng các biện pháp trữ nước, chôn nước để giảm áp lực tiêu cho sông Nhuệ.
- Tổ chức các chương trình đào tạo
nâng cao nhận thức người dân về biến đổi khí hậu, về giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
- Lập kế hoạch phòng chống giảm nhẹ rủi ro thiên tai hàng năm để có các kế hoạch
sơ tán dân, dự trữ vật tư, lương thực, thuốc men... để phòng
ngập lụt hay phân lũ kéo dài.
5. Vốn, nguồn vốn, giải pháp
huy động và phân kỳ đầu tư:
5.1. Vốn, nguồn vốn đầu tư:
- Tổng nhu cầu vốn
đầu tư Quy hoạch là 64.292 tỷ đồng.
- Nguồn vốn: ngân sách Trung ương,
ngân sách Thành phố và các nguồn huy động hợp pháp khác.
5.2. Phân kỳ đầu
tư:
- Giai đoạn 2012-2015 là 24.907 tỷ
đồng;
- Giai đoạn từ 2016-2020 là 39.385 tỷ
đồng.
5.3. Huy động vốn
đầu tư:
Vốn đầu tư cho phát triển thủy
lợi chủ yếu đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn trái phiếu
Chính phủ; tranh thủ huy động từ các nguồn vốn ODA, BT trong khả năng cho phép và các nguồn huy động hợp pháp khác
cho các dự án tiêu thoát nước, bảo vệ môi trường và kết hợp chỉnh trang đô
thị.
5.4. Danh mục dự án ưu tiên đầu tư: có
phụ lục kèm theo.
Điều 2. Tổ chức
thực hiện:
1. Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn:
- Tổ chức công bố
công khai quy hoạch.
- Triển khai xây dựng và trình UBND
Thành phố phê duyệt các chương trình, dự án, đề án nhằm cụ thể hoá nội dung
quy hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ban ngành có liên quan cụ thể hoá các nhiệm vụ, các giải pháp thực
hiện quy hoạch phát triển thủy lợi. Tham mưu cho UBND Thành phố ban hành các chủ
trương, chính sách có liên quan. Tổ chức
phối hợp lồng ghép các chương trình để triển khai thực hiện tốt quy hoạch phát triển
thủy lợi.
- Tham mưu cho UBND Thành phố điều chỉnh
Quy hoạch kịp thời khi không phù hợp.
2. Các Sở, Ban, ngành, đơn vị có liên
quan: Theo chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối
hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các quận,
huyện, thị xã tham gia, tạo điều kiện
thực hiện quy hoạch.
3. Ủy ban nhân dân các Quận, huyện,
thị xã: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
các Sở ngành có liên quan tổ chức chỉ đạo thực hiện quy hoạch phát triển thủy lợi trên địa bàn.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh văn phòng UBND Thành phố,
Giám đốc các Sở: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn; Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng; Quy
hoạch - Kiến trúc, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Khoa
học và Công nghệ, Thông tin truyền
thông, Lao động Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; Thủ trưởng
cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3
- Các Bộ: NN&PTNT. XD;
KH&ĐT;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Đ/c Chủ tịch
UBND TP (để b/c);
- Các PCT UBND Thành phố;
- Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND
TP;
- CVP, các PVPUBNDTP;
- Các phòng chuyên viên;
- Lưu VT, KH&ĐT
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Xuân Việt
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
THỦY LỢI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 4673/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2012 của UBND
thành phố Hà Nội)
TT
|
Danh
mục công trình
|
Địa
điểm xây dựng
|
1
|
2
|
3
|
|
Tổng
cộng
|
|
I
|
Dự án thuộc danh mục công trình trọng điểm của Thành phố giai đoạn 2011-2015
|
|
1
|
Tiếp nước cải tạo khôi phục sông
Tích từ Lương Phú, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì
|
|
2
|
Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa
|
Hoài
Đức, Hà Đông
|
3
|
Cụm công trình
đầu mối Liên Mạc
|
Từ
Liêm
|
4
|
Trạm bơm tiêu Đông Mỹ
|
Thanh
Trì
|
II
|
Dự án chuyển tiếp dự kiến hoàn thành trong các năm 2013 - 2015
|
|
1
|
Trạm bơm Bình
Phú
|
Thạch
Thất
|
2
|
Trạm bơm Đan Hoài
|
Đan
Phượng
|
3
|
Trạm bơm tiêu Săn
|
Thạch
Thất
|
4
|
Trạm bơm Thạch Nham
|
Thanh
Oai
|
5
|
Trạm bơm Đào Xá
|
Phú
Xuyên
|
6
|
Nạo vét kênh tiêu Kiên Thành
|
Gia
Lâm
|
7
|
Kiên cố hóa
kênh mương xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ
|
Phúc
Thọ
|
8
|
Trạm bơm Cấn Hạ,
Quốc Oai
|
Quốc
Oai
|
9
|
Trạm bơm Đan Nhiễm
|
Thường Tín
|
10
|
Trạm bơm Trung Hà
|
Ba
Vì
|
11
|
Trạm bơm tưới, tiêu Phú Yên
|
Mỹ
Đức
|
12
|
Trạm bơm tiêu Phụ Chính
|
Chương
Mỹ
|
13
|
Trạm bơm tiêu hạ Dục 2
|
Chương
Mỹ
|
14
|
Trạm bơm tiêu Đông Yên
|
Xã
Đông Yên
|
15
|
Hồ chứa nước Đồng Bồ
|
Xã Đông Xuân
|
16
|
Xâv dựng trạm bơm Xóm Cát
|
Ứng
Hòa
|
17
|
Cải tạo, sửa
chữa hồ Tây Ninh
|
Ba
Vì
|
18
|
Cải tạo, nâng cấp công trình đầu mối
và kiên cố hóa hệ thống kênh trạm bơm Hồng Vân
|
Thường Tín
|
19
|
Cải tạo, nâng cấp
vai, đập, kiên cố hóa kênh sau hồ, đập
7 xã miền núi, huyện Ba Vì
|
Ba
Vì
|
20
|
Trạm bơm Ngoại
Độ 2
|
Ứng
Hòa
|
21
|
Kiên cố hóa kênh kết hợp giao thông
kênh chính TB La Khê
|
Thanh
Oai, Hà Đông
|
22
|
Nâng cấp chỉnh trang kênh chính Đan
Hoài đoạn qua thị trấn Phùng
|
Đan
Phượng
|
23
|
Kiên cố hóa kênh tưới Du Đồng
- Ngũ Luân kết hợp làm đường giao thông nội
đồng xã Đại Hùng, huyện Ứng Hòa
|
Ứng
Hòa
|
24
|
Nạo vét kênh tiêu Tân Phương kết hợp
giao thông huyện Ứng Hòa
|
Ứng
Hòa
|
III
|
Dự án mới khác (khởi công từ năm 2013)
|
|
1
|
Cải tao, nâng
cấp kênh tiêu T5
|
Hoài
Đức
|
2
|
Nạo vét, cải tạo
sông Glàng
|
Gia
Lâm
|
3
|
Dự án Xây dựng trạm bơm Văn Khê và hệ thống kênh tiêu ra sông Hồng
|
Mê
Linh
|
4
|
Dự án Nâng cấp và xây dựng mô hình hiện đại hóa hệ thống tưới Hạ Dục
|
Chương
Mỹ
|
5
|
Cải tạo, nâng cấp trạm bơm tưới, tiêu Hòa Lạc
|
Mỹ
Đức
|
6
|
Xây dựng mới TB tiêu Lại Thượng
thay thế nhiệm vụ TB tiêu Lại Thượng 1 và 2
|
Thạch
Thất
|
7
|
Nâng cấp tuyến
kênh tiêu T1-2 và đoạn cuối kênh T1 huyện Đan Phượng
|
Đan
Phượng
|
8
|
Xây dựng trạm
bơm Thụy Phú II
|
Phú
Xuyên
|
9
|
Dự án Nghiên cứu thay thế nhiệm vụ
tưới hồ Suối Hai
|
Ba Vì
|
10
|
Thay thế nhiệm
vụ tưới hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức
|
Mỹ
Đức
|
11
|
Cải tạo, nâng cấp
bờ tả kênh dẫn Cẩm đình - Hiệp Thuận
|
Phúc
Thọ
|
12
|
Cải tạo thoát nước sông Pheo, huyện
Từ Liêm
|
Từ
Liêm
|
13
|
Cải tạo nâng cấp sông Cầu Bây đoạn qua huyện Gia Lâm
|
Gia
Lâm
|
14
|
Cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu úng
xã Minh Khai, huyện Từ Liêm
|
Từ
Liêm
|
15
|
Xây dựng hạ tầng kỹ thuật vùng sản xuất RAT tập trung xã Văn Đức, huyện
Gia Lâm
|
Gia
Lâm
|
16
|
Xây dựng trạm bơm tưới Cửa Đình xã
Văn Đức, huyện Gia Lâm
|
Gia
Lâm
|
17
|
Cải tạo, nâng cấp
Tb Thanh Điềm, kiên cố hóa bờ kênh trục chính Thanh Điềm kết hợp làm đường
giao thông
|
Mê Linh
|
18
|
Trạm bơm Phù
Sa
|
Sơn
Tây
|
19
|
Cải tạo, nâng
cấp hệ thống tưới trạm bơm Đông Sơn
|
Chương Mỹ
|
20
|
Cải tạo, nâng cấp trạm bơm Thường Lệ
I
|
Mê Linh
|
21
|
Xây dựng hệ thống tiêu TB Vĩnh Phúc
|
Quốc
Oai
|
22
|
Cải tạo, nâng
cấp hệ thống tiêu TB tiêu Phú Thụ
|
Thạch
Thất, Phúc Thọ
|
23
|
Cải tạo, nâng
cấp TB dã chiến Xuân Phú
|
Phúc
Thọ
|
24
|
Xây dựng kênh
T0, huyện Đan Phượng
|
Đan
Phượng
|
25
|
Trạm bơm Triều
Đông
|
Thanh
Oai
|
26
|
Cải tạo, nạo vét sông Tô Lịch, huyện
Thường Tín
|
Thường Tín
|
27
|
Cải tạo, chỉnh trang sông Kim Ngưu
huyện Thường Tín
|
Thường
Tín
|
28
|
Xây dựng mới trạm bơm và hoàn chỉnh
hệ thống tiêu Yên sơn
|
Quốc Oai
|
29
|
Cải tạo, nâng
cấp trạm bơm tiêu Cao Xuân Dương
|
Thanh
Oai
|
30
|
Nâng cấp, cải
tạo TB tiêu Đại Áng, huyện Thanh Trì
|
Thanh
Trì
|
31
|
Cải tạo, nâng
cấp hệ thống tưới, tiêu T.B Đầm Mới
|
Chương
Mỹ
|
32
|
Xây dựng hệ thống
tiêu úng đông nam huyện Sóc Sơn
|
Sóc
Sơn
|
33
|
Nạo vét ngòi tiêu Phù Trì
|
Mê
Linh
|
34
|
Cải tạo, nâng cấp hệ thống tưới, tiêu TB Phương Nhị
|
Thanh
Oai
|
35
|
Cải tạo, nâng
cấp và xây mới cụm công trình đầu mối trạm
bơm Bộ Đầu
|
Thường
Tín
|
36
|
Nâng cấp TB
Đào Nguyên
|
Hoài
Đức
|
37
|
Cải tạo, nâng cấp trạm bơm Cự Thần
|
Thanh
Oai
|
38
|
Cải tạo, nâng
cấp TB tưới Bạch Trữ
|
Mê
Linh
|
39
|
Kiên cố hóa hệ
thống kênh tưới hồ Văn Sơn
|
Chương
Mỹ
|
40
|
Trạm bơm Thiên Đông; kiên cố hóa kênh
tưới kết hợp giao thông
|
Thanh
Oai
|
41
|
Xây dựng 4 cầu qua kênh Yên Cốc
|
Thanh
Oai
|
42
|
Nạo vét kênh Đầm Và, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh
|
Mê
Linh
|
43
|
Kiên cố hóa trạm bơm đã chiến tại
xi phông 7B, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội
|
Quốc Oai
|
44
|
Nâng cấp trục chính sông Nhuệ đoạn
từ Liên Mạc đến Hà Đông
|
Từ
Liêm, Hà Nội
|
45
|
Trạm bơm tiêu Yên Thái
|
Hoài
Đức
|
46
|
Nâng cấp trục chính hệ thống
thủy lợi sông Nhuệ đoạn từ Hà Đông đến đường vành đai IV
|
Thanh
Trì, Hà Đông, Thường Tín
|
47
|
Nâng cấp trục chính sông Nhuệ từ đường
vành đai IV đến cuối hệ thống
|
|
Ghi chú: Về vị trí, quy mô, diện tích đất sử dụng, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của
các chương trình, dự án nêu trên được tính toán, lựa chọn và
xác định chính xác cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt
dự án đầu tư.