Quyết định 465/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án “bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Số hiệu | 465/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 27/07/2022 |
Ngày có hiệu lực | 27/07/2022 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Kon Tum |
Người ký | Y Ngọc |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 465/QĐ-UBND |
Kon Tum, ngày 27 tháng 7 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 16 tháng 2 năm 2022 của Tỉnh ủy Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVI "về bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ đến năm 202 5 , định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Kon Tum, với nội dung chủ yếu như sau:
1. Quan điểm
Xác định việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống là nội dung quan trọng trong tổng thể các nhiệm vụ bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ, là trách nhiệm thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Huy động các nguồn lực để đầu tư, quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị nghề truyền thống, tạo sự phát triển đồng bộ và hài hòa giữa kinh tế và văn hóa tại vùng đồng bào thiểu số trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
Bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống nhằm giữ gìn bền vững bản sắc văn hóa tốt đẹp của các DTTS tại chỗ, gắn với phát triển các loại hình du lịch, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.
b) Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể
Tiếp tục khôi phục, bảo tồn, lưu giữ bí quyết nghề nghiệp, phát huy giá trị văn hóa đối với 09 nghề truyền thống của tỉnh là: (1) Dệt thổ cẩm, (2) đan lát, (3) làm rượu cần, (4) chế tác nhạc cụ âm nhạc truyền thống, (5) rèn, (6) gốm, (7) tạc tượng, (8) đẽo thuyền độc mộc, (9) làm nỏ. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh thương mại hóa đối với 04 nghề: (1) Dệt thổ cẩm, (2) đan lát, (3) làm rượu cần, (4) chế tác nhạc cụ âm nhạc truyền thống nhằm góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.
- Mục tiêu đến năm 2025
Tiếp tục xây dựng và phát triển các điểm trưng bày, giới thiệu, ký gửi sản phẩm nghề truyền thống, gắn với các điểm tham quan du lịch tại thành phố Kon Tum, huyện Kon Plông và một số nơi có điều kiện; phát triển một số sản phẩm nghề truyền thống đạt các tiêu chuẩn OCOP và từng bước có thị trường tiêu thụ ổn định; xây dựng từ 01 đến 02 thương hiệu sản phẩm nghề truyền thống, gắn với hình ảnh văn hóa - du lịch đặc trưng của tỉnh.
Hằng năm tổ chức 15-20 lớp dạy nghề cộng đồng tại thôn (làng), đảm bảo 07 dân tộc thiểu số tại chỗ đều có lực lượng thành thạo tay nghề và duy trì sản xuất nghề truyền thống, nhất là thanh niên, lao động trẻ trên địa bàn.
- Định hướng đến năm 2030
Thực hiện đồng bộ, chặt chẽ các giải pháp từ truyền dạy, phát triển nguồn nguyên liệu đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, phấn đấu ít nhất 05% số người tham gia làm nghề truyền thống có thu nhập ổn định, đảm bảo được đời sống vật chất và tinh thần. Xây dựng hạ tầng, không gian hoạt động nghề truyền thống, đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ đáp ứng yêu cầu bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống trong tình hình mới. Xây dựng và phát triển mạnh từ 02 đến 03 thương hiệu sản phẩm nghề truyền thống của tỉnh.
1. Phạm vi: Áp dụng đối với 09 nghề nghề truyền thống: (1) Dệt thổ c ẩm, (2) đan lát, (3) làm rượu cần, (4) chế tác nhạc cụ âm nhạc truyền thống, (5) rèn, (6) gốm, (7) tạc tượng, (8) đẽo thuyền độc mộc, (9) làm nỏ của các DTTS tại chỗ trên địa bàn toàn tỉnh Kon Tum, gồm: Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Gié -Triêng, Brâu, Rơ Măm, Hrê (Hre).
2. Đối tượng: Các cá nhân, nghệ nhân, hộ gia đình; các cơ sở; tổ liên kết, tổ hợp tác, hợp tác xã; các doanh nghiệp; các làng nghề truyền thống trực tiếp đầu tư phát triển sản xuất, dịch vụ ngành nghề nông thôn.
1. Khôi phục, bảo tồn nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh
- Hàng năm tổ chức thu thập tư liệu về các truyền thuyết, giai thoại, điển tích gắn với quá trình hình thành và phát triển của các sản phẩm nghề truyền thống để phục vụ công tác bảo tồn và truyền tải các thông điệp về giá trị, ý nghĩa của các sản phẩm nghề truyền thống đối với đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào DTTS tại các điểm bán, trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
- Hàng năm rà soát xét tặng danh hiệu cho các nghệ nhân tiêu biểu trong công tác bảo tồn và phát triển nghề truyền thống. Tổ chức vinh danh, khen thưởng các nghệ nhân, khen thưởng các cá nhân, hộ gia đình, cơ sở nghề truyền thống có nhiều thành tích trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 465/QĐ-UBND |
Kon Tum, ngày 27 tháng 7 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 16 tháng 2 năm 2022 của Tỉnh ủy Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVI "về bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ đến năm 202 5 , định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Kon Tum, với nội dung chủ yếu như sau:
1. Quan điểm
Xác định việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống là nội dung quan trọng trong tổng thể các nhiệm vụ bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ, là trách nhiệm thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Huy động các nguồn lực để đầu tư, quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị nghề truyền thống, tạo sự phát triển đồng bộ và hài hòa giữa kinh tế và văn hóa tại vùng đồng bào thiểu số trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
Bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống nhằm giữ gìn bền vững bản sắc văn hóa tốt đẹp của các DTTS tại chỗ, gắn với phát triển các loại hình du lịch, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.
b) Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể
Tiếp tục khôi phục, bảo tồn, lưu giữ bí quyết nghề nghiệp, phát huy giá trị văn hóa đối với 09 nghề truyền thống của tỉnh là: (1) Dệt thổ cẩm, (2) đan lát, (3) làm rượu cần, (4) chế tác nhạc cụ âm nhạc truyền thống, (5) rèn, (6) gốm, (7) tạc tượng, (8) đẽo thuyền độc mộc, (9) làm nỏ. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh thương mại hóa đối với 04 nghề: (1) Dệt thổ cẩm, (2) đan lát, (3) làm rượu cần, (4) chế tác nhạc cụ âm nhạc truyền thống nhằm góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.
- Mục tiêu đến năm 2025
Tiếp tục xây dựng và phát triển các điểm trưng bày, giới thiệu, ký gửi sản phẩm nghề truyền thống, gắn với các điểm tham quan du lịch tại thành phố Kon Tum, huyện Kon Plông và một số nơi có điều kiện; phát triển một số sản phẩm nghề truyền thống đạt các tiêu chuẩn OCOP và từng bước có thị trường tiêu thụ ổn định; xây dựng từ 01 đến 02 thương hiệu sản phẩm nghề truyền thống, gắn với hình ảnh văn hóa - du lịch đặc trưng của tỉnh.
Hằng năm tổ chức 15-20 lớp dạy nghề cộng đồng tại thôn (làng), đảm bảo 07 dân tộc thiểu số tại chỗ đều có lực lượng thành thạo tay nghề và duy trì sản xuất nghề truyền thống, nhất là thanh niên, lao động trẻ trên địa bàn.
- Định hướng đến năm 2030
Thực hiện đồng bộ, chặt chẽ các giải pháp từ truyền dạy, phát triển nguồn nguyên liệu đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, phấn đấu ít nhất 05% số người tham gia làm nghề truyền thống có thu nhập ổn định, đảm bảo được đời sống vật chất và tinh thần. Xây dựng hạ tầng, không gian hoạt động nghề truyền thống, đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ đáp ứng yêu cầu bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống trong tình hình mới. Xây dựng và phát triển mạnh từ 02 đến 03 thương hiệu sản phẩm nghề truyền thống của tỉnh.
1. Phạm vi: Áp dụng đối với 09 nghề nghề truyền thống: (1) Dệt thổ c ẩm, (2) đan lát, (3) làm rượu cần, (4) chế tác nhạc cụ âm nhạc truyền thống, (5) rèn, (6) gốm, (7) tạc tượng, (8) đẽo thuyền độc mộc, (9) làm nỏ của các DTTS tại chỗ trên địa bàn toàn tỉnh Kon Tum, gồm: Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Gié -Triêng, Brâu, Rơ Măm, Hrê (Hre).
2. Đối tượng: Các cá nhân, nghệ nhân, hộ gia đình; các cơ sở; tổ liên kết, tổ hợp tác, hợp tác xã; các doanh nghiệp; các làng nghề truyền thống trực tiếp đầu tư phát triển sản xuất, dịch vụ ngành nghề nông thôn.
1. Khôi phục, bảo tồn nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh
- Hàng năm tổ chức thu thập tư liệu về các truyền thuyết, giai thoại, điển tích gắn với quá trình hình thành và phát triển của các sản phẩm nghề truyền thống để phục vụ công tác bảo tồn và truyền tải các thông điệp về giá trị, ý nghĩa của các sản phẩm nghề truyền thống đối với đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào DTTS tại các điểm bán, trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
- Hàng năm rà soát xét tặng danh hiệu cho các nghệ nhân tiêu biểu trong công tác bảo tồn và phát triển nghề truyền thống. Tổ chức vinh danh, khen thưởng các nghệ nhân, khen thưởng các cá nhân, hộ gia đình, cơ sở nghề truyền thống có nhiều thành tích trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống.
- Đưa một số nghề truyền thống vào các chương trình đào tạo ngoại khóa tại các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: Xây dựng Pa nô, áp phích tại các nơi công cộng, nhà rông văn hóa, trường học…; tổ chức các Hội nghị tuyên truyền trực tiếp; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh như: Đài phát thanh truyền hình, báo Kon Tum, cổng - trang thông tin điện tử...
- Mở 80 lớp để truyền dạy nghề tại các thôn (làng), khu dân cư cho thế hệ kế cận, nhất là người trẻ tuổi, đối tượng nòng cốt trong các tổ liên kết, hợp tác xã, hộ gia đình: Hỗ trợ nguyên vật liệu[1], hỗ trợ tiền ăn, hỗ trợ công cho nghệ nhân hoặc người làm nghề giỏi tay nghề tại địa phương để truyền nghề cho lớp học.
2. Phát huy giá trị nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh
- Hỗ trợ thành lập mới, củng cố 54 tổ liên kết, tổ hợp tác xã sản xuất các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ, sản phẩm truyền thống của các DTTS tại chỗ trên toàn tỉnh
- Hỗ trợ kinh phí cho nhân viên bán hàng và giới thiệu sản phẩm, tủ kệ trưng bày, bảng hiệu đối với 20 điểm trưng bày, giới thiệu, ký gửi và bán sản phẩm nghề truyền thống tại các điểm du lịch và tại các hộ gia đình, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc lồng ghép tại các gian hàng OCOP của các huyện thành phố.
- Hỗ trợ phát triển một số sản phẩm dệt, rượu cần truyền thống đạt tiêu chuẩn OCOP.
- Xây dựng 02 thương hiệu sản phẩm nghề truyền thống, gắn với hình ảnh văn hóa - du lịch đặc trưng của tỉnh. Triển khai thực hiện tốt việc quản lý và sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Dệt thổ cẩm Kon Tum[2]. Triển khai cấp giấy chứng nhận ít nhất 05 nghề truyền thống.
- Đầu tư nâng cao chất lượng và đa dạng, cải tiến mẫu mã sản phẩm nghề truyền thống để đáp ứng nhu cầu thị trường trên cơ sở vẫn giữ yếu tố truyền thống, đặc trưng của sản phẩm. Hỗ trợ kinh phí để mua sắm máy móc tại 04 cơ sở[3].
- Hỗ trợ tổ chức kết nối cung cầu, hoạt động xúc tiến thương mại: Hỗ trợ kinh phí tập hợp sản phẩm nghề truyền thống của người làm nghề, các hộ kinh doanh, các tổ chức, doanh nghiệp để tổ chức khoảng 10 đợt tham gia trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm tại các hội chợ triển lãm, hội chợ trong nước và quốc tế để giới thiệu, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Hỗ trợ kinh phí xây dựng kênh bán hàng trên trang thương mại điện tử và mạng xã hội để nhiều người biết tại 08 huyện[4] và Thành phố Kon Tum.
- Hỗ trợ chi phí đi lại, ăn ngủ và nguyên vật liệu để tổ chức lớp tập huấn để mở khoảng 5 lớp tập huấn, học tập kinh nghiệm đối với các nghệ nhân đã biết làm nghề nhằm nâng cao tay nghề về chất lượng và đa dạng, cải tiến mẫu mã sản phẩm và 05 lớp cho đội ngũ nghệ nhân, người làm nghề tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng, học tập kinh nghiệm để nâng cao kỹ năng truyền nghề.
- Mở 02 lớp tập huấn cho cán bộ tham mưu, quản lý trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị ngành, nghề truyền thống và 02 lớp tập huấn kỹ năng giới thiệu, hướng dẫn, thuyết trình, đón tiếp, phục vụ khách tham quan theo hướng chuyên nghiệp cho đội ngũ hướng dẫn viên và người dân địa phương tại các điểm bán sản phẩm truyền thống và trong các địa điểm du lịch.
1. Giải pháp về tuyên truyền, lãnh đạo, chỉ đạo và khen thưởng
- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS nói chung, bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ nói riêng bằng nhiều hình thức, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và phát huy hiệu quả.
- Phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, khơi dậy niềm tự hào với văn hóa truyền thống dân tộc đồng thời vận động, hỗ trợ đoàn viên, hội viên của các đoàn thể chính trị-xã hội và Nhân dân xây dựng, phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ. Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là tăng cường sự phối hợp trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ.
- Đưa nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương, đơn vị và bố trí nguồn lực phù hợp để triển khai thực hiện.
- Thực hiện tốt việc xét tặng danh hiệu cho nghệ nhân có nhiều năm trong nghề, kế tục, giữ gìn, sáng tạo và phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống. Đồng thời, tổ chức các hoạt động để vinh danh các nghệ nhân, khen thưởng các cá nhân, hộ gia đình, cơ sở nghề truyền thống có nhiều năm trong nghề, kế tục, giữ gìn, sáng tạo và phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống theo quy định.
- Tổ chức triển khai kịp thời, có hiệu quả, đúng đối tượng đối với các cơ chế, chính sách của Trung ương.
- Nghiên cứu chính sách đặc thù của địa phương để bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ. Theo đó, nghiên cứu đề ban hành chính sách hỗ trợ, đãi ngộ các nghệ nhân, người giỏi tay nghề, giàu kinh nghiệm trong làm nghề truyền thống.
- Vận dụng các cơ chế, chính sách, nguồn kinh phí thực hiện các Chương trình Mục tiêu quốc gia để truyền nghề tại chỗ.
3. Giải pháp về xác định nghề để khôi phục bảo tồn và định hướng phát huy giá trị nghề truyền thống
- Xác định các nghề truyền thống của đồng bào DTTS tại chỗ cần bảo tồn và các nghề có khả năng thương mại hóa để xây dựng phương án, kế hoạch bảo tồn, phát triển cho phù hợp[5].
- Tặng quà lưu niệm bằng các sản phẩm nghề truyền thống đối với các hoạt động quảng bá du lịch, các lễ hội, tuần lễ văn hóa, hội nghị, hội thảo, ngoại giao, tiếp khách... trên địa bàn tỉnh[6] để tăng cường quảng bá kết nối các sản phẩm nghề truyền thống đến thị trường tiêu thụ cũng như nâng cao thu nhập cho người dân làm nghề truyền thống. Gồm các sản phẩm từ các nghề sau: Chế tác nhạc cụ âm nhạc, dệt, đan lát[7].
4. Giải pháp về vùng nguyên liệu
- Quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ sản xuất nghề truyền thống, đảm bảo phát triển và khai thác bền vững các vùng nguyên liệu của địa phương, gắn với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng[8]
- Trong quy hoạch sử dụng đất cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cũng như trong triển khai xây dựng khu công nghiệp cần dành một diện tích phù hợp cho ngành nghề thủ công truyền thống; thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu gắn với từng nghề truyền thống; đầu tư các vùng nguyên liệu sẵn có của địa phương; chăm sóc bảo vệ rừng tre, nứa để cung cấp cho nghề đan lát, nghề chế tác nhạc cụ truyền thống.
- Tổ chức ứng dụng khoa học - công nghệ trong một số khâu, kết hợp với kế thừa tri thức dân gian trong quy trình chế tác, đảm bảo vừa giữ được sự tinh xảo, nét đặc trưng, độc đáo của sản phẩm, vừa nâng cao năng suất và tính đồng nhất của sản phẩm, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
- Vận động người dân thay đổi tập quán, quy trình sản xuất nghề truyền thống đã lạc hậu, không còn phù hợp; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong một số khâu, kết hợp với kế thừa tri thức dân gian trong quy trình chế tác, đảm bảo vừa giữ được sự tinh xảo, nét đặc trưng, độc đáo của sản phẩm, vừa nâng cao năng suất và tính đồng nhất của sản phẩm, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
- Phát triển thương hiệu Dệt Thổ cẩm Kon Tum, từng bước nghiên cứu xây dựng đối với các sản phẩm khác và tổ chức quảng bá rộng rãi thương hiệu sản phẩm, gắn với công tác xây dựng chỉ dẫn địa lý, bảo hộ thương hiệu sản phẩm nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Hỗ trợ các cơ sở nghề truyền thống giới thiệu, quảng bá sản phẩm; đa dạng hóa các kênh bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, nhất là trên các trang thương mại điện tử, sàn giao dịch trực tuyến, mạng xã hội.
- Tạo điều kiện cho các cơ sở, doanh nghiệp làm nghề truyền thống tham gia Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, các lễ hội, hội chợ, triển lãm, hội nghị giao thương, kết nối cung cầu, hoạt động xúc tiến du lịch… trong nước và quốc tế để giới thiệu, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Tăng cường quản lý thị trường, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái các sản phẩm nghề truyền thống.
6. Giải pháp về phát huy giá trị nghề truyền thống gắn với du lịch
- Chú trọng công tác bảo tồn và phát triển các di tích văn hóa, lịch sử, các lễ hội truyền thống tại các làng đồng bào DTTS đang có hoạt động nghề truyền thống, góp phần làm tăng thêm nội dung của các hoạt động du lịch tại các làng nghề truyền thống; xây dựng các chương trình kích cầu du lịch, vận động các doanh nghiệp thương mại, các địa phương có nghề truyền thống tham gia để thu hút khách du lịch, nâng cao khả năng chi tiêu của du khách.
- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội tại các làng có hoạt động nghề truyền thống gắn với các điểm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái; đẩy mạnh phát triển kinh tế nghề truyền thống gắn với du lịch để quảng bá hình ảnh thiên nhiên, con người cùng sản phẩm đặc trưng của nghề truyền thống của các DTTS; đưa nội dung phát triển các địa phương có hoạt động nghề truyền thống gắn với du lịch vào chương trình, đề án phát triển du lịch của tỉnh từng giai đoạn; đồng thời, phát triển nghề truyền thống để tạo sự đa dạng cho sản phẩm du lịch, mang đặc trưng riêng có của tỉnh Kon Tum.
7. Giải pháp về kiểm tra, giám sát và đánh giá
Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực thực hiện Đề án. Kịp thời đề xuất các cơ chế, chính sách hoặc điều chỉnh kịp thời các nội dung, hoạt động, giải pháp tổ chức thực hiện đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn. Việc kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả thực hiện được thực hiện thường xuyên, định kỳ. Tiến hành công tác sơ kết, tổng kết Đề án theo quy định.
1. Huy động nguồn lực
- Ngân sách nhà nước (ngân sách địa phương cấp theo quy định của pháp luật).
- Lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, kế hoạch, dự án khác.
- Vốn đầu tư, đóng góp, ủng hộ, tài trợ từ tổ chức, cá nhân (nếu có)
- Vốn huy động từ Nhân dân, người làm nghề.
2. Dự kiến nhu cầu vốn thực hiện
Tổng nhu cầu nguồn vốn thực hiện Đề án giai đoạn 2022-2025: 23.520 triệu đồng (Hai mươi ba tỉ, năm trăm hai mươi triệu đồng), trong đó:
a) Ngân sách địa phương (tỉnh, huyện) 6.640 triệu đồng, cụ thể:
- Ngân sách tỉnh 30% để thực hiện các nội dung: Điều tra, khảo sát, thu thập tư liệu, truyền thuyết về nghề truyền thống; Tổ chức vinh danh, khen thưởng, nghệ nhân người làm nghề; Công tác tuyên truyền; Kết nối cung cầu, hoạt động xúc tiến thương mại; Các lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực.
- Ngân sách huyện 70% để thực hiện các nội dung: Xây dựng trang thương mại điện tử, xây dựng thương hiệu; Hỗ trợ tổ liên kết, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ, sản phẩm truyền thống[9]; Hỗ trợ triển khai trưng bày sản phẩm; Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm.
b) Vốn ngân sách trung ương giao thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025: Khoảng 8.640 triệu đồng để thực hiện các lớp dạy nghề tại các thôn, làng.
c) Vốn ngân sách trung ương giao thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 240 triệu đồng để hỗ trợ một phần cho các chủ thể phát triển sản phẩm nghề truyền thống đạt tiêu chuẩn OCOP.
d) Vốn huy động từ dân đóng góp: 8.000 triệu đồng (từ công lao động của người dân) để thực hiện các lớp dạy nghề tại các thôn, làng.
Trong quá trình thực hiện, căn cứ khả năng ngân sách địa phương hằng năm, ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện bố trí kinh phí để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án phù hợp với khả năng ngân sách theo phân cấp ngân sách hiện hành.
1. Ban Dân tộc
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn các địa phương, đơn vị lập kế hoạch giai đoạn, hàng năm, trong đó, xác định các nhiệm vụ triển khai thực hiện Đề án theo phân cấp nhiệm vụ tỉnh, huyện (cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ nào, nhu cầu kinh phí; cấp huyện thực hiện nhiệm vụ nào, nhu cầu kinh phí củ a từng huyện, thành phố) để triển khai tổ chức thực hiện Đề án.
- Chủ trì thực hiện công tác tổ chức thu thập tư liệu về các truyền thuyết, giai thoại, điển tích gắn với quá trình hình thành và phát triển của các sản phẩm nghề truyền thống.
- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và học tập kinh nghiệm: (1) Cán bộ làm công tác triển khai thực hiện Đề án, bố trí đội ngũ cán bộ tham mưu, quản lý trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị ngành, nghề truyền thống; (2) Lớp nâng cao kỹ năng truyền nghề cho nghệ nhân, người làm nghề đã giỏi tay nghề; (3) Lớp nâng cao tay nghề về chất lượng và đa dạng, cải tiến mẫu mã sản phẩm; (4) Lớp kỹ năng giới thiệu, hướng dẫn, thuyết trình, đón tiếp, phục vụ khách tham quan tại các điểm bán sản phẩm truyền thống và trong các điểm du lịch có trưng bày sản phẩm nghề truyền thống.
- Phối hợp với các địa phương và các đơn vị liên quan thực hiện tổ chức các gian hàng tham gia các Hội chợ trong nước và quốc tế để giới thiệu, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
- Đôn đốc các các sở, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố được phân công thực hiện Đề án triển khai theo đúng các mục tiêu, nội dung, giải pháp của Đề án, đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
- Hàng năm, chủ trì thẩm định, tổng hợp hồ sơ từ các đơn vị, địa phương, trình Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) xem xét khen thưởng cho nghệ nhân, cá nhân, hộ gia đình, cơ sở nghề truyền thống có nhiều năm trong nghề, kế tục, giữ gìn, sáng tạo và phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống và các tập thể, cá nhân có thành tích trong việc triển khai thực hiện Đề án theo quy định c ủa pháp luật hiện hành.
- Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Đề án này; định kỳ hằng năm hoặc đột xuất (khi có yêu cầu) tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định. Đồng thời, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá việc triển khai thực hiện Đề án theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí vốn đầu tư phát triển (nếu có) theo quy định để thực hiện Đề án; kêu gọi, thu hút các tổ chức hỗ trợ đầu tư phát huy giá trị nghề truyền thống tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
3. Sở Tài chính: Hằng năm, phối hợp Ban Dân tộc và các đơn vị, địa phương liên quan rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình cấp có thẩm quyền phân bổ, lồng ghép nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia và cân đối, bố trí kinh phí (vốn sự nghiệp) triển khai thực hiện Đề án theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, các quy định có liên quan và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
4. Sở Công Thương: Thực hiện các chính sách khuyến khích, ưu đãi hỗ trợ nghề truyền thống: Ưu tiên hỗ trợ các tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất các sản phẩm nghề truyền thống phù hợp với ngành nghề được hỗ trợ kinh phí khuyến công địa phương theo quy định. Hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại; lồng ghép tổ chức quảng bá, giới thiệu sản phẩm nghề truyền thống tại các hội chợ, triển lãm
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Phối hợp với Ban Dân tộc trong việc tổ chức thu thập tư liệu về các truyền thuyết, giai thoại, điển tích gắn với quá trình hình thành và phát triển của các sản phẩm nghề truyền thống; triển khai các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và học tập kinh nghiệm của nghệ nhân.
- Chủ trì triển khai thực hiện công tác lập hồ sơ đề nghị Hội đồng xét tặng các cấp xét tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” cho các nghệ nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, trong đó có nghề thủ công truyền thống;
- Phối hợp với Ban Dân tộc trong hoạt động vinh danh, khen thưởng cho các nghệ nhân, người làm nghề tiêu biểu, xuất sắc trong công tác bảo tồn, phát huy các ngành nghề truyền thống.
- Triển khai thực hiện và hướng dẫn các địa phương lồng ghép thực hiện Đề án vào Dự án 6, Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030 (Giai đoạn 1: 2021-2025).
6. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tổ chức triển khai thực hiện dạy học có hiệu quả các nội dung nghề truyền thống theo tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum trong các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh
7. Sở Tài nguyên và Môi trường: Đề xuất các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở nghề nghề truyền thống về đất đai, mặt bằng sản xuất cũng như quy hoạch vùng nguyên liệu đảm bảo phát triển ổn định.
8. Sở Khoa học và Công nghệ
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khuyến khích chuyển giao công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống.
- Ưu tiên bố trí thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cải tiến công nghệ cho nghề truyền thống.
- Hỗ trợ trong việc xây dựng thương hiệu, đăng ký quyền bảo hộ, quyền sở hữu, đăng ký truy xuất nguồn gốc sản phẩm...
9. Sở Nội vụ: Phối hợp với Ban Dân tộc, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng cho nghệ nhân, cá nhân, hộ gia đình, cơ sở nghề truyền thống có nhiều năm trong nghề, kế tục, giữ gìn, sáng tạo và phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống và các tập thể, cá nhân có thành tích trong việc triển khai thực hiện Đề án theo quy định của pháp luật hiện hành về thi đua, khen thưởng.
10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hướng dẫn, hỗ trợ các cá nhân, hộ gia đình, các đơn vị, doanh nghiệp làm nghề truyền thống...tiếp cận các chính sách hỗ trợ của nhà nước về xây dựng sản phẩm OCOP cũng như công tác đào tạo, tập huấn cho các chủ thể.
- Hỗ trợ các cá nhân, hộ gia đình, các đơn vị, doanh nghiệp ... các chương trình về ngành nghề nông thôn, bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống.
- Hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện lồng ghép các nhiệm vụ của Đề án vào việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
- Tiếp nhận hồ sơ (theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ) của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về đề nghị công nhận nghề truyền thống, Phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị có liên quan tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng xét duyệt, quyết định về việc cấp bằng, công nhận nghề truyền thống theo đúng quy định.
11. Sở Lao động - Thương binh và xã hội: Phối hợp Ban Dân tộc tỉnh và các đơn vị có liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố ưu tiên hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm góp phần nâng thu nhập, giảm nghèo bền vững cho lao động làm nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ trên địa bàn
12. Liên minh Hợp tác xã tỉnh
- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh nghề truyền thống cá thể, tiểu chủ, các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất nhỏ và vừa phát triển hợp tác xã.
- Tuyên truyền, vận động, tư vấn, hỗ trợ hợp tác xã; tư vấn, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho việc hình thành và phát triển các hợp tác xã sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nghề truyền thống; vận động hợp tác xã tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng và tăng giá trị sản phẩm nghề truyền thống.
13. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Kon Tum: Tuyên truyền, phổ biến nội dung đề án; tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ.
14. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội: Theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp triển khai thực hiện Đề án; tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Đề án và vận động người dân tham gia thực hiện; tổ chức những hoạt động cụ thể phù hợp với nội dung hoạt động của Đề án cho Hội viên trong tổ chức mình; hỗ trợ những người hoạt động nghề truyền thống trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh.
15. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Đưa nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương, đơn vị và bố trí nguồn lực phù hợp để triển khai thực hiện
- Xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án để triển khai thực hiện các nội dung, giải pháp theo nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm toàn bộ nội dung, nhiệm vụ triển khai thực hiện tại địa phương, đảm bảo tính hiệu quả của Đề án tại địa bàn.
- Chủ động bố trí kinh phí để triển khai thực hiện các hoạt động khác theo Đề án phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; lồng ghép việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia và các chương trình, dự án, chính sách khác trên địa bàn đồng thời kêu gọi nguồn vốn trong dân, nguồn tài trợ hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân cũng như tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào việc phát triển, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ sản xuất sản phẩm truyền thống. Vận dụng các cơ chế, chính sách về đào tạo nghề thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 để lồng ghép mở các lớp dạy nghề tại các thôn, làng.
- Chủ trì tổ chức các lớp truyền dạy nghề tại các thôn (làng), khu dân cư cho thế hệ kế cận, nhất là người trẻ tuổi, đối tượng nòng cốt trong các hợp tác xã, hộ gia đình; kịp thời phát hiện, bồi dưỡng tài năng và định hướng nghề nghiệp cho thanh thiếu niên tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Thực hiện tốt các giải pháp về nguyên liệu phục vụ sản xuất nghề truyền thống.
- Hướng dẫn các cá nhân, hộ gia đình, các đơn vị, doanh nghiệp làm nghề truyền thống tiếp cận các chính sách hỗ trợ của nhà nước, đặc biệt là về các chính sách: tín dụng, khoa học công nghệ, liên kết chuỗi giá trị, đào tạo nghề,…
- Kiểm tra, rà soát nghề truyền thống trên địa bàn quản lý; lập hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống (đảm bảo các tiêu chí theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ) gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nô ng thôn để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xét công nhận theo quy định.
- Thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến nội dung đề án; tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ cho Nhân dân trên địa bàn. Thực hiện tốt việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí đội ngũ cán bộ tham mưu, quản lý trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị ngành, nghề truyền thống đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Điều 3. Trưởng Ban Dân tộc; Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC
THIỂU SỐ TẠI CHỖ ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON
TUM
(theo Quyết định số 465/QĐ-UBND ngày 27 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Kon Tum)
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Kon Tum là một tỉnh miền núi, biên giới, ở phía Bắc Tây Nguyên; có 43 dân tộc anh em cùng sinh sống với 540.438 người, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 54,9%[1], trong đó 07 dân tộc thiểu số tại chỗ là Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Gié Triêng, HRê, BRâu và Rơ Măm. Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển, đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ tại tỉnh Kon Tum đã hình thành những nghề thủ công truyền thống rất độc đáo để phục vụ nhu cầu của cuộc sống, như: Dệt thổ cẩm, đan lát, làm rượu cần, chế tác nhạc cụ truyền thống, rèn, gốm, tạc tượng, đẽo thuyền độc mộc, làm nỏ. Với tài trí sáng tạo, những bàn tay vàng, khéo léo, các nghệ nhân đã làm ra những sản phẩm thủ công tinh xảo, hoàn mỹ đáp ứng nhu lao động sản xuất sinh hoạt của đồng bào, vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị thẩm mỹ, và thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo, đặc trưng riêng của các DTTS tại chỗ tỉnh Kon Tum.
Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS, những năm qua, các cấp và ngành chức năng trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có sự quan tâm triển khai các giải pháp bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống nói chung, nghề thủ công truyền thống các DTTS nói riêng. Do vậy, nghề thủ công truyền thống đang có vai trò quan trọng, trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đã trở thành sản phẩm đặc trưng thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch, thu hút du khách và nâng cao thu nhập cho người dân. Sự tham gia tích cực, tự giác của Nhân dân đã chuyển biến bước đầu và là tiền đề quan trọng để nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển.
Trong xu thế hội nhập và phát triển của xã hội hiện đại, xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn cầu; sự phát triển của kinh tế thị trường, cùng với sự tác động những mặt tiêu cực xã hội đương đại đã xâm nhập sâu vào từng thôn, làng, hộ gia đình của người DTTS, đã tác động đến đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, phong tục tập quán của đồng bào DTTS, trong đó có nghề thủ công truyền thống. Bên cạnh đó, nguyên vật liệu sẵn có trong tự nhiên dùng để duy trì thực hành nghệ thủ công truyền thống đang ngày càng khan hiếm..... đã tác động đến nghề thủ công truyền thống, làm cho một số nghề thủ công truyền thống bị mai một. Mặc khác, trên thực tế việc giữ gìn, phát huy và phát triển nghề thủ công truyền thống, các sản phẩm nghề thủ công truyền thống mang tính bền vững vẫn chưa đạt được những kết quả như mong muốn. Công tác trao truyền cho lớp trẻ về kỹ năng, kỹ thuật thực hành nghề thủ công truyền thống trong đồng bào các dân tộc thiểu số chưa được thực hiện thường xuyên, đồng bộ và hiệu quả….. cần có những giải pháp hữu hiệu, thiết thực và cấp bách nhằm bảo tồn, phát huy giá trị độc đáo và vai trò của nghề thủ công truyền thống các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Việc xây dựng Đề án là nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa chiến lược nhằm tiếp tục định hướng cho việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các DTTS tại chỗ nói chung, bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh nói riêng. Tạo cơ sở pháp lý để các đơn vị, các địa phương căn cứ tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả; kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư nguồn lực để phát triển nghề, đào tạo nghề cho lao động DTTS tại chỗ, tạo việc làm, tăng thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XVI Đảng bộ tỉnh Kon Tum cũng như Nghị quyết số 08- NQ/TU ngày 16 tháng 2 năm 2022 của Tỉnh ủy Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVI "về bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
- Kết luận 65-KL/TW ngày 30 tháng 10 năm 2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 12 tháng 03 năm 2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới;
- Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội khóa XIV về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
- Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, ngày 14 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về công tác dân tộc;
- Nghị định số 52/2018/NĐ-CP, ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
- Quyết định 1719/QĐ-TTg, ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
- Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Chỉ thị số 14-CT/TU, ngày 02 tháng 4 năm 2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh;
- Văn bản số 981-CV/TU ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30 tháng 10 năm 2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc trong tình hình mới
- Nghị quyết số 06-NQ/ĐH ngày 30 tháng 9 năm 2020 Đại hội Đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI;
- Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 16 tháng 2 năm 2022 của Tỉnh ủy Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVI "về bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".
- Quyết định số 911 /QĐ-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Dệt Thổ cẩm Kon Tum.
- Quyết định số 1248/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Chương trình công tác trọng tâm năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum.
Thực hiện Thông báo Kết luận số 261-TB/TU, ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án “Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum”, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 322 /QĐ-UBND, ngày 19 tháng 4 năm 2017 phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum” (Đề án giai đoạn 2017-2020) với các mục tiêu như sau:
- Bảo tồn, lưu giữ
bí quyết nghề nghiệp và phát huy giá trị văn hóa của 5 nghề truyền thống đang dần
bị mai một như các nghề: rèn, chế tác nỏ, đẽo thuyền độc mộc, tạc tượng, gốm.
- Bảo tồn, khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Rơ Măm đang có nguy cơ bị thất truyền.
- Hỗ trợ bảo tồn và phát triển 4 nghề truyền thống có sản phẩm hàng hóa tham gia thị trường như nghề: dệt thổ cẩm, đan lát, làm rượu cần, chế tác nhạc cụ âm nhạc truyền thống.
- Tạo việc làm cho lao động vùng DTTS, góp phần nâng thu nhập cho lao động làm nghề truyền thống vùng DTTS đạt từ 3-3,2 triệu đồng/tháng.
- Tỷ lệ lao động là người DTTS tại chỗ được đào tạo và biết làm nghề truyền thống khoảng 5%.
Theo đó, các đơn vị, địa phương đã chỉ đạo, triển khai thực hiện và đạt một số kết quả như sau:
a) Về công tác bảo tồn nghề
- Tổ chức thiết kế hình ảnh các nghề truyền thống tuyên truyền trực quan trên Panô tại 5 huyện[2] nhằm giới thiệu và khơi dậy tinh thần bảo tồn nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh. Xây dựng băng đĩa về quy trình sản xuất sản phẩm nghề truyền thống: xây dựng băng đĩa phim tư liệu mô tả các bước quy trình sản xuất 09 nghề truyền thống: Dệt thổ cẩm, Rèn, Đan lát, Làm rượu cần, Chế tác nỏ, Chế tác các nhạc cụ âm nhạc truyền thống, Đẽo thuyền độc mộc, Tạc tượng, Gốm (mỗi phim khoảng 40 phút) để bảo tồn kỹ thuật sản xuất nghề thủ công truyền thống, lưu giữ các bước sản xuất sản phẩm nghề truyền thống tránh thất truyền. Dùng tư liệu trên để làm tài liệu tuyên truyền trực quan cho bà con tại các Hội nghị tuyên truyền trực tiếp, đồng thời in sang đĩa để cấp cho các xã trên địa bàn tỉnh để làm tài liệu truyền thông.
- Chuyên trang bảo tồn nghề truyền thống trên trang thông tin điện tử của Ban Dân tộc nhằm giới thiệu các sản phẩm nghề truyền thống, giới thiệu các nghệ nhân sản xuất nghề truyền thống nhằm quảng bá giới thiệu sản phẩm của 07 dân tộc thiểu số tại chỗ.
- Từ năm 2018-2020, tổ chức 25 hội nghị tuyên truyền, vận động công tác bảo tồn và phát triển nghề truyền thống trực tiếp tại các địa phương cho các đối tượng là già làng, người uy tín, thôn trưởng, các ban ngành của thôn và người dân, đặc biệt là có sự tham gia của các nghệ nhân với tổng số người tham gia là 1.818 người. Qua việc tuyên truyền trực tiếp người dân đã được nâng cao ý thức tự giác, khơi dậy lòng tự hào dân tộc đối với việc bảo tồn, lưu giữ các nghề truyền thống của dân tộc mình.
- Hỗ trợ khẩn cấp nghề dệt thổ cẩm của dân tộc có nguy cơ bị mai một, thất truyền
Tổ chức lớp dạy nghề dệt thổ cẩm (dạy nghề tại cộng đồng) cho 10 học viên là dân tộc Rơ Măm, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy tại Làng Le với thời gian 30 ngày/lớp cho để các học viên có cơ hội nối tiếp nghề truyền thống của ông cha để lại đồng thời đào tạo nghề truyền thống cho các thế hệ trẻ để có lớp người kế cận. Trong quá trình tổ chức lớp học truyền dạy, các nghệ nhân đã phát huy được khả năng sáng tạo của mình để truyền dạy những đường nét hoa văn tinh xảo cho bà con đặc biệt là lớp trẻ. Sau khi học nghề, các học viên cơ bản đã biết cách xe chỉ, dệt vải với những đường nét hoa văn cơ bản. Theo đó, để tiếp tục phát huy những kiến thức đã học Nhân dân trong thôn, các ban ngành của thôn và chính quyền xã theo dõi, vận động Nhân dân tiếp tục tự học hỏi lẫn nhau và phát huy để lưu giữ nghề, tránh bị mai một, thất truyền như trước đây.
Ngoài ra, trong thời gian triển khai thực hiện Đề án, nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Hrê cũng bị mai một, không còn nghệ nhân làm nghề, để khôi phục lại nghề này cho dân tộc HRê, Ban Dân tộc phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Kon PLông hỗ trợ dạy nghề cộng đồng cho 20 người với thời gian 1 tháng[3].
Điểm trưng bày sản phẩm tại Ban Dân tộc: Xây dựng phòng trưng bày và tổ chức trưng bày tại trụ sở Ban Dân tộc. Mỗi dân tộc được trưng bày hiện vật của 9 nghề truyền thống[4]. Các hiện vật được tiến hành thu thập tại các thôn làng đồng bào dân tộc thiểu số, là sản phẩm đại diện của 7 dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn toàn tỉnh, hình thức thu thập là đặt hàng của bà con tại các thôn làng đang sản xuất và lưu giữ tại điểm trưng bày. Theo đó đã giới thiệu sản phẩm đến được các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh, ngoài ra điểm trưng bày còn là nơi giới thiệu, đặt hàng cho các nghệ nhân sản xuất bán sản phẩm.
b) Công tác phát triển nghề truyền thống
- Hỗ trợ khung dệt:
Tổ chức khảo sát nhu cầu tại cơ sở theo từng dân tộc, tiến hành thu thập các mẫu khung dệt tại các địa phương của 07 dân tộc thiểu số tại chỗ để đóng mới đúng theo mẫu truyền thống của từng dân tộc. Đã hỗ trợ 360 bộ khung dệt[5] cho các hộ gia đình, nhóm hộ gia đình có hoạt động sản xuất nghề dệt thổ cẩm trên địa bàn tỉnh.
- Đào tạo ngắn hạn: Đã tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn với 05 lớp nghề truyền thống là đan lát và dệt thổ cẩm[6] cho 112 lao động nông thôn.
- Quảng bá sản phẩm
Xây dựng 06 phóng sự quảng bá các nghề truyền thống có thể đưa ra thị trường phát trên Đài Truyền hình tỉnh; 25 chuyên mục “Tuyên truyền quảng bá sản phẩm nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ” trên Báo ảnh Kon Tum.
Tham gia triển lãm xúc tiến thương mại tại 04 Hội chợ và các sự kiện khác trong và ngoài tỉnh[7] để giới thiệu sản phẩm nghề truyền thống.
Ngoài ra, nhằm giới thiệu quảng bá sản phẩm nghề truyền thống của bà con đồng bào DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh, tại Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ III năm 2019, một số địa phương đã triển khai tặng quà bằng sản phẩm nghề truyền thống cho đại biểu tham dự[8].
c) Các nội dung khác theo Đề án giai đoạn 2017-2020
Các ngành, các cấp tổ chức tuyên truyền trực tiếp vận động bảo tồn nghề, phối hợp trong việc bảo vệ và phát huy di sản cũng như giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa, các điểm du lịch đến du khách trong và ngoài tỉnh. Thường xuyên rà soát các chương trình, đề án, kế hoạch để kết hợp lồng ghép mục tiêu bảo tồn, phát huy các giá trị nghề truyền thống, thực hiện tốt công tác vinh danh Nghệ nhân ưu tú đối với những nghệ nhân có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và trao truyền di sản văn hóa. Đã kết nối các địa điểm du lịch trên địa bàn tỉnh gắn với các hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS tại chỗ các ngành nghề thủ công được quan tâm, chú trọng phục hồi, phát huy giá trị nhằm phục vụ du khách du lịch.
Tại các huyện, thành phố đã thành lập một số điểm trưng bày, bán các sản phẩm nghề truyền thống của đồng bào DTTS tại chỗ kết hợp với du lịch, phát triển các điểm du lịch cộng đồng[9], thành lập các tổ hợp, hợp tác xã thủ công mỹ nghệ[10]; lồng ghép công tác bảo tồn và phát triển nghề truyền thống với các Chương trình, dự án, chính sách có liên quan tại địa phương. Quan tâm triển khai công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các DTTS, nhất là những người đang trong độ tuổi lao động, thanh thiếu niên, người có uy tín về vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của dân tộc.
d) Kinh phí thực hiện
- Tổng kinh phí được duyệt theo Đề án giai đoạn 2017-2020: 5.007 triệu đồng. Trong đó: Ngân sách Trung ương: 1.180 triệu đồng (lồng ghép nguồn kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg); ngân sách tỉnh: 2.687 triệu đồng; huy động từ dân đóng góp: 1.140 triệu đồng (từ công lao động của người dân).
- Tổng kinh phí thực hiện: 3.141 triệu đồng trong đó: Ngân sách Trung ương: 135 triệu đồng (lồng ghép nguồn kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg)[11]; ngân sách tỉnh: 2.417 triệu đồng; huy động từ người dân đóng góp (huy động gần 6.000 công lao động của người dân tham gia các lớp học nghề, tập huấn tuyên truyền, tổ chức làm phim): 589 triệu đồng.
a) Số người biết làm nghề truyền thống
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 12.170 người biết làm nghề truyền thống[12] cụ thể: Dệt thổ cẩm có 1.046 người, đan lát có 1.747 người, làm rượu cần có 8.464 người, rèn có 408 người, chế tác nỏ có 266 người, chế tác nhạc cụ âm nhạc truyền thống có 164 người, đẽo thuyền độc mộc có 29 người, gốm có 02 người, tạc tượng có 44 người.
b) Số điểm trưng bày: Toàn tỉnh có 47 điểm trưng bày, cụ thể:
- Thành phố Kon Tum: có 15 điểm (phường Quang Trung 02 điểm, Phường Thắng lợi 02 điểm, Phường Thống nhất 03 điểm, Xã Đoàn Kết 01 điểm, Xã Đăk Rơ Wa 06 điểm, Ngọk Bay 01 điểm)
- Huyện Ngọc Hồi: có 03 điểm (xã Pờ Y 01 điểm, xã Đăk Dục 01 điểm, xã Đăk Xú 01 điểm)
- Huyện Kon Plông: có 04 điểm tại Thị trấn Măng Đen
- Huyện Đăk Hà: có 25 điểm (xã Đăk Long 05 điểm, xã Đăk Ui 02 điểm, xã Đăk Mar 05 điểm, xã Đăk La 02 điểm, thị trấn Đăk Hà 11 điểm)
- Các địa phương còn lại chủ yếu lồng ghép trưng bày vào các gian hàng OCOP của huyện.
c) Thu nhập từ nghề truyền thống
Sản phẩm nghề truyền thống của đồng bào DTTS tại chỗ chủ yếu sử dụng cho cuộc sống hàng ngày của bà con và phục vụ các lễ hội trong thôn, xã; đồng thời, do công lao động chiếm quá lớn; nghệ nhân còn giữ nghề đa phần già, sức khỏe yếu; số lao động làm nghề truyền thống không ổn định, chủ yếu tranh thủ thời gian nhàn rỗi để làm các sản phẩm; hiệu quả về kinh tế không cao...Tuy nhiên, các nghề truyền thống cũng có trao đổi, mua bán nhưng chưa đem lại nguồn thu nhập ổn định cho các hộ gia đình sản xuất sản phẩm nghề truyền thống. Theo báo cáo thống kê của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, hiện nay nhìn chung thu nhập của các hộ làm nghề truyền thống rất thấp, khoảng từ 0,5 triệu đồng - 3,2 triệu đồng/người/tháng. Cụ thể như sau:
- Nghề dệt thổ cẩm thu nhập bình quân khoảng từ 1,5 triệu đồng - 2,6 triệu đồng/người/tháng;
- Nghề đan lát thu nhập bình quân khoảng từ 0,5 triệu đồng - 2,5 triệu đồng/người/tháng;
- Nghề làm rượu cần thu nhập bình quân khoảng từ 0,5 triệu đồng - 1,0 triệu đồng/người/tháng;
- Nghề chế tác nỏ thu nhập bình quân khoảng từ 1,2 triệu đồng - 3,2 triệu đồng/người/tháng;
- Nghề chế tác nhạc cụ âm nhạc thu nhập bình quân khoảng từ 0,5 triệu đồng - 1,2 triệu đồng/người/tháng;
- Các nghề còn lại thu nhập bình quân rất thấp.
Như vậy, có thể thấy toàn tỉnh với 12.170 người biết làm nghề có 142 người có thu nhập đạt khoảng 01% số người biết làm nghề, hầu hết thu nhập không ổn định. Chưa đảm bảo được cuộc sống vật chất, tinh thần của người dân.
a) Những thành tựu đạt được
Công tác bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ nhận được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh; sự hướng dẫn về chuyên môn của các sở, ngành tỉnh; có sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị, đoàn thể.
Việc triển khai thực hiện Đề án đã tuyên truyền vận động đồng bào các DTTS tại chỗ, nhất là những người đang trong độ tuổi lao động, thanh thiếu niên, người có uy tín nâng cao nhận thức, hiểu về vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo tồn nghề truyền thống của dân tộc mình; tích cực tham gia tuyên truyền, vận động người dân tham gia vào việc bảo tồn, lưu giữ những nét văn hóa, những sản phẩm truyền thống độc đáo; tham gia truyền nghề, học nghề để lưu giữ nghề nghiệp và phát huy giá trị văn hóa của các nghề truyền thống đang dần bị mai một.
Bước đầu đã thực hiện tốt công tác nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ bí quyết nghề nghiệp và phát huy giá trị văn hóa của các nghề truyền thống đang dần bị mai một thông qua việc xây dựng băng đĩa phim tư liệu mô tả các bước quy trình sản xuất 09 nghề truyền thống. Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Rơ Măm và HRê đang có nguy cơ bị thất truyền. Các Sở, ngành tỉnh đã phối hợp cùng với các địa phương tham gia tổ chức quảng bá sản phẩm của các DTTS tại chỗ trong và ngoài tỉnh. Phát triển nghề truyền thống gắn với du lịch cộng đồng, các điểm trưng bày, kinh doanh sản phẩm đã bước đầu hình thành và đã giới thiệu sản phẩm đến được các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh, ngoài ra điểm trưng bày còn là nơi giới thiệu, đặt hàng cho các nghệ nhân sản xuất bán sản phẩm.
Qua triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 2017-2020, hiện nay số người biết làm nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh so với thời gian đầu phê duyệt Đề án ngày càng tăng, từ 2.220 người tăng lên 12.170 người. Cụ thể từng nghề như sau: Nghề dệt thổ cẩm từ 312 người tăng lên 1.046 người; Nghề đan lát từ 570 người tăng lên 1.747 người; Nghề Rèn từ 116 người tăng lên 408 người; Nghề làm rượu cần từ 984 người tăng 8.464 người; Nghề chế tác nỏ từ 53 người tăng 266 người; Nghề chế tác nhạc cụ âm nhạc từ 124 người tăng lên 164 người; Nghề tạc tượng từ 39 người tăng lên 44 người; Nghề đẽo thuyền độc mộc từ 19 người tăng lên 29 người. Số điểm trưng bày sản phẩm nghề truyền thống cũng được tăng lên.
b) Những tồn tại, hạn chế
Công tác tuyên truyền bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ đã được thực hiện nhưng chưa được thường xuyên và rộng khắp.
Việc triển khai đào tạo tập trung về nghề truyền thống cho lao động DTTS còn hạn chế, công tác tạo việc làm nâng cao thu nhập cho lao động vùng DTTS từ nghề truyền thống, lao động là người DTTS qua đào tạo và biết làm nghề truyền thống chưa đạt được mục tiêu. Việc lồng ghép dạy nghề truyền thống theo Quyết định 1956/QĐ-TTg (nghề dệt thổ cẩm và nghề đan lát) triển khai đạt tỉ lệ quá thấp, chưa theo yêu cầu của Đề án.
Việc tham gia tổ chức quảng bá sản phẩm của các DTTS tại chỗ trong và ngoài tỉnh đã có nhưng chưa thường xuyên;
Việc áp dụng khoa học công nghệ thông tin trong quảng bá giới thiệu sản phẩm còn hạn chế như: thương mại điện tử, ứng dụng mô hình quản lý các sàn giao dịch thương mại điện tử, các website bán hàng điện tử, các hoạt động giao dịch thương mại thông qua các trang diễn đàn, mạng xã hội, Cổng - trang thông tin điện tử để quảng bá sản phẩm chưa thực sự hiệu quả.
Giá thành của các sản phẩm truyền thống so với giá thành trên thị trường rất cao nên khó khăn trong việc tiêu thụ. Việc tìm đầu ra cho các sản phẩm nghề truyền thống hiện nay còn rất khó khăn, chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ của địa phương vào các dịp lễ, tết. Số lượng các quầy hàng giới thiệu sản phẩm mua bán ký gửi các sản phẩm nghề truyền thống còn hạn chế, chủ yếu là của hộ gia đình.
Nguồn kinh phí hỗ trợ các hoạt động bảo tồn, tổ chức truyền dạy kỹ năng và phát triển nghề truyền thống chưa đáp ứng yêu cầu. Nguồn nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất nghề truyền thống chưa ổn định. Việc đầu tư cho công tác khôi phục, bảo tồn và phát huy nghề truyền thống còn hạn chế, thực hiện chưa thường xuyên, liên tục; việc bảo tồn và phát huy nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, nhất là trong công tác bảo tồn và phát triển nghề truyền thống các DTTS còn hạn chế.
c) Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
- Nguyên nhân khách quan
Sự thay đổi của xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự phát triển của kinh tế thị trường, du nhập của văn hóa ngoại lai... đã ảnh hưởng đến nhận thức của một bộ phận đồng bào DTTS trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa và các nghề truyền thống của dân tộc mình.
Do chưa có giáo trình đào tạo, giảng viên của các cơ sở đào tạo nghề hầu hết chưa có trình độ, kinh nghiệm về thực hành nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ vì vậy việc tổ chức đào tạo tập trung nghề truyền thống theo hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn không đạt mục tiêu đề ra.
Số người biết làm nghề truyền thống chủ yếu là người lớn tuổi, sức khỏe yếu, thợ có tay nghề giỏi ít (dệt thổ cẩm, chế tác nỏ, chế tác nhạc cụ âm nhạc truyền thống, tạc tượng...).
Các sản phẩm từ nghề truyền thống chưa đa dạng, phong phú, chưa theo kịp thị hiếu đối với thị trường hiện tại trong và ngoài nước, hơn nữa các sản phẩm cùng loại được thay thế bằng các chất liệu khác có độ bền hơn, mẫu mã đẹp hơn, từ đó làm giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm làm từ nghề truyền thống, vì vậy khó khăn trong việc quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.
- Nguyên nhân chủ quan
Một số địa phương chưa thật sự quan tâm đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của đồng bào các DTTS tại chỗ theo Đề án.
Công tác phối hợp triển khai nhiệm vụ chưa thường xuyên, chặt chẽ giữa các Sở, ngành cấp tỉnh, cấp ủy, chính quyền địa phương, chưa chủ động sáng tạo trong công tác triển khai thực hiện.
Cán bộ làm công tác quản lý, hướng dẫn, triển khai thực hiện Đề án hầu hết chưa có chuyên môn nghiệp vụ về nội dung này, chưa qua công tác đào tạo tập huấn.
Một bộ phận Nhân dân, nhất là thanh niên trong đồng bào DTTS chưa quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống.
Một là: Kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được trong thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ của Đề án đã thực hiện từ năm 2017-2020, đồng thời nghiêm túc, quyết liệt triển khai thực hiện tốt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Hai là: Cần có sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh; sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền địa phương, các Sở ngành cấp tỉnh; Cần làm tốt công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước bằng những hình thức đa dạng thích hợp để người dân thấy rõ mục đích yêu cầu, hiểu rõ mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các DTTS, tạo được niềm tin trong nhân dân về thực hiện Đề án.
Ba là: Cần có nguồn lực ổn định, đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư nghề truyền thống của đồng bào DTTS tại chỗ từ ngân sách Nhà nước và nguồn xã hội hóa. Huy động, lồng ghép, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình, dự án, nguồn tín dụng, hỗ trợ từ ngân sách địa phương, nguồn vốn trong dân, nguồn tài trợ hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân...
Bốn là: Xây dựng lòng tin và tạo ra sự gắn bó của đồng bào DTTS tại chỗ tham gia thực hiện Đề án. Có sự hỗ trợ của các địa phương, các ngành trong công tác phát huy giá trị, từ đó phải tạo được nguồn thu nhập đáng kể cho cho hộ gia đình và người dân trong cộng đồng từ các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống
Năm là: Có giải pháp phù hợp nhằm thay đổi được tư duy sản xuất của người dân, từ tư duy sản xuất cổ điển, tự cung tự cấp, chuyển sang theo hướng hàng hóa, nâng cao chất lượng, tăng năng suất, hạ giá thành, cải tiến mẫu mã nhưng không mất đi giá trị truyền thống. Thực hiện phát huy giá trị sản phẩm theo chuỗi giá trị gia tăng. Đối với cơ quan, cán bộ làm công tác triển khai công tác này cần đồng hành với người dân trên con đường phát triển, hỗ trợ tích cực người dân trong công tác quảng bá, kết nối các sản phẩm nghề truyền thống đến thị trường tiêu thụ.
1. Quan điểm
Xác định việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống là nội dung quan trọng trong tổng thể các nhiệm vụ bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các DTTS tại chỗ, là trách nhiệm thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Huy động các nguồn lực để đầu tư, quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị nghề truyền thống, tạo sự phát triển đồng bộ và hài hòa giữa kinh tế và văn hóa tại vùng đồng bào thiểu số trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
Bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống nhằm giữ gìn bền vững bản sắc văn hóa tốt đẹp của các DTTS tại chỗ, gắn với phát triển các loại hình du lịch, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.
b) Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể
Tiếp tục khôi phục, bảo tồn, lưu giữ bí quyết nghề nghiệp, phát huy giá trị văn hóa đối với 09 nghề truyền thống của tỉnh là: (1) Dệt thổ cẩm, (2) đan lát, (3) làm rượu cần, (4) chế tác nhạc cụ âm nhạc truyền thống, (5) rèn, (6) gốm, (7) tạc tượng, (8) đẽo thuyền độc mộc, (9) làm nỏ. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh thương mại hóa đối với 04 nghề: (1) Dệt thổ cẩm, (2) đan lát, (3) làm rượu cần, (4) chế tác nhạc cụ âm nhạc truyền thống nhằm góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.
- Mục tiêu đến năm 2025
Tiếp tục xây dựng và phát triển các điểm trưng bày, giới thiệu, ký gửi sản phẩm nghề truyền thống, gắn với các điểm tham quan du lịch tại thành phố Kon Tum, huyện Kon Plông và một số nơi có điều kiện; phát triển một số sản phẩm nghề truyền thống đạt các tiêu chuẩn OCOP và từng bước có thị trường tiêu thụ ổn định; xây dựng từ 01 đến 02 thương hiệu sản phẩm nghề truyền thống, gắn với hình ảnh văn hóa - du lịch đặc trưng của tỉnh.
Hằng năm tổ chức 15-20 lớp dạy nghề cộng đồng tại thôn (làng), đảm bảo 07 dân tộc thiểu số tại chỗ đều có lực lượng thành thạo tay nghề và duy trì sản xuất nghề truyền thống, nhất là thanh niên, lao động trẻ trên địa bàn.
- Định hướng đến năm 2030
Thực hiện đồng bộ, chặt chẽ các giải pháp từ truyền dạy, phát triển nguồn nguyên liệu đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, phấn đấu ít nhất 05% số người tham gia làm nghề truyền thống có thu nhập ổn định, đảm bảo được đời sống vật chất và tinh thần. Xây dựng hạ tầng, không gian hoạt động nghề truyền thống, đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ đáp ứng yêu cầu bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống trong tình hình mới. Xây dựng và phát triển mạnh từ 02 đến 03 thương hiệu sản phẩm nghề truyền thống của tỉnh.
1. Phạm vi: Áp dụng đối với 09 nghề nghề truyền thống: (1) Dệt thổ cẩm, (2) đan lát, (3) làm rượu cần, (4) chế tác nhạc cụ âm nhạc truyền thống, (5) rèn, (6) gốm, (7) tạc tượng, (8) đẽo thuyền độc mộc, (9) làm nỏ của các DTTS tại chỗ trên địa bàn toàn tỉnh Kon Tum, gồm: Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Gié -Triêng, Brâu, Rơ Măm, Hrê (Hre).
2. Đối tượng: Các cá nhân, nghệ nhân, hộ gia đình; các cơ sở; tổ liên kết, tổ hợp tác, hợp tác xã; các doanh nghiệp; các làng nghề truyền thống trực tiếp đầu tư phát triển sản xuất, dịch vụ ngành nghề nông thôn.
1. Khôi phục, bảo tồn nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh
- Hàng năm tổ chức thu thập tư liệu về các truyền thuyết, giai thoại, điển tích gắn với quá trình hình thành và phát triển của các sản phẩm nghề truyền thống để phục vụ công tác bảo tồn và truyền tải các thông điệp về giá trị, ý nghĩa của các sản phẩm nghề truyền thống đối với đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào DTTS tại các điểm bán, trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
- Hàng năm rà soát xét tặng danh hiệu cho các nghệ nhân tiêu biểu trong công tác bảo tồn và phát triển nghề truyền thống. Tổ chức vinh danh, khen thưởng các nghệ nhân, khen thưởng các cá nhân, hộ gia đình, cơ sở nghề truyền thống có nhiều thành tích trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống.
- Đưa một số nghề truyền thống vào các chương trình đào tạo ngoại khóa tại các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: Xây dựng Pa nô, áp phích tại các nơi công cộng, nhà rông văn hóa, trường học…; tổ chức các Hội nghị tuyên truyền trực tiếp; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh như: Đài phát thanh truyền hình, báo Kon Tum, cổng - trang thông tin điện tử...
- Mở 80 lớp để truyền dạy nghề tại các thôn (làng), khu dân cư cho thế hệ kế cận, nhất là người trẻ tuổi, đối tượng nòng cốt trong các tổ liên kết, hợp tác xã, hộ gia đình: Hỗ trợ nguyên vật liệu[13], hỗ trợ tiền ăn, hỗ trợ công cho nghệ nhân hoặc người làm nghề giỏi tay nghề tại địa phương để truyền nghề cho lớp học.
2. Phát huy giá trị nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh
- Hỗ trợ thành lập mới, củng cố 54 tổ liên kết, tổ hợp tác xã sản xuất các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ, sản phẩm truyền thống của các DTTS tại chỗ trên toàn tỉnh
- Hỗ trợ kinh phí cho nhân viên bán hàng và giới thiệu sản phẩm, tủ kệ trưng bày, bảng hiệu đối với 20 điểm trưng bày, giới thiệu, ký gửi và bán sản phẩm nghề truyền thống tại các điểm du lịch và tại các hộ gia đình, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc lồng ghép tại các gian hàng OCOP của các huyện thành phố.
- Hỗ trợ phát triển một số sản phẩm dệt, rượu cần truyền thống đạt tiêu chuẩn OCOP.
- Xây dựng 02 thương hiệu sản phẩm nghề truyền thống, gắn với hình ảnh văn hóa - du lịch đặc trưng của tỉnh. Triển khai thực hiện tốt việc quản lý và sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Dệt thổ cẩm Kon Tum[14]. Triển khai cấp giấy chứng nhận ít nhất 05 nghề truyền thống.
- Đầu tư nâng cao chất lượng và đa dạng, cải tiến mẫu mã sản phẩm nghề truyền thống để đáp ứng nhu cầu thị trường trên cơ sở vẫn giữ yếu tố truyền thống, đặc trưng của sản phẩm. Hỗ trợ kinh phí để mua sắm máy móc tại 04 cơ sở[15].
- Hỗ trợ tổ chức kết nối cung cầu, hoạt động xúc tiến thương mại: Hỗ trợ kinh phí tập hợp sản phẩm nghề truyền thống của người làm nghề, các hộ kinh doanh, các tổ chức, doanh nghiệp để tổ chức khoảng 10 đợt tham gia trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm tại các hội chợ triển lãm, hội chợ trong nước và quốc tế để giới thiệu, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Hỗ trợ kinh phí xây dựng kênh bán hàng trên trang thương mại điện tử và mạng xã hội để nhiều người biết tại 08 huyện[16] và Thành phố Kon Tum.
- Hỗ trợ chi phí đi lại, ăn ngủ và nguyên vật liệu để tổ chức lớp tập huấn để mở khoảng 5 lớp tập huấn, học tập kinh nghiệm đối với các nghệ nhân đã biết làm nghề nhằm nâng cao tay nghề về chất lượng và đa dạng, cải tiến mẫu mã sản phẩm và 05 lớp cho đội ngũ nghệ nhân, người làm nghề tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng, học tập kinh nghiệm để nâng cao kỹ năng truyền nghề.
- Mở 02 lớp tập huấn cho cán bộ tham mưu, quản lý trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị ngành, nghề truyền thống và 02 lớp tập huấn kỹ năng giới thiệu, hướng dẫn, thuyết trình, đón tiếp, phục vụ khách tham quan theo hướng chuyên nghiệp cho đội ngũ hướng dẫn viên và người dân địa phương tại các điểm bán sản phẩm truyền thống và trong các địa điểm du lịch.
1. Giải pháp về tuyên truyền, lãnh đạo, chỉ đạo và khen thưởng
- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS nói chung, bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ nói riêng bằng nhiều hình thức, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và phát huy hiệu quả.
- Phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, khơi dậy niềm tự hào với văn hóa truyền thống dân tộc đồng thời vận động, hỗ trợ đoàn viên, hội viên của các đoàn thể chính trị-xã hội và Nhân dân xây dựng, phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ. Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là tăng cường sự phối hợp trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ.
- Đưa nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương, đơn vị và bố trí nguồn lực phù hợp để triển khai thực hiện.
- Thực hiện tốt việc xét tặng danh hiệu cho nghệ nhân có nhiều năm trong nghề, kế tục, giữ gìn, sáng tạo và phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống. Đồng thời, tổ chức các hoạt động để vinh danh các nghệ nhân, khen thưởng các cá nhân, hộ gia đình, cơ sở nghề truyền thống có nhiều năm trong nghề, kế tục, giữ gìn, sáng tạo và phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống theo quy định
- Tổ chức triển khai kịp thời, có hiệu quả, đúng đối tượng đối với các cơ chế, chính sách của Trung ương.
- Nghiên cứu chính sách đặc thù của địa phương để bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ. Theo đó, nghiên cứu đề ban hành chính sách hỗ trợ, đãi ngộ các nghệ nhân, người giỏi tay nghề, giàu kinh nghiệm trong làm nghề truyền thống.
- Vận dụng các cơ chế, chính sách, nguồn kinh phí thực hiện các Chương trình Mục tiêu quốc gia để truyền nghề tại chỗ.
3. Giải pháp về xác định nghề để khôi phục bảo tồn và định hướng phát huy giá trị nghề truyền thống
- Xác định các nghề truyền thống của đồng bào DTTS tại chỗ cần bảo tồn và các nghề có khả năng thương mại hóa để xây dựng phương án, kế hoạch bảo tồn, phát triển cho phù hợp[17].
- Tặng quà lưu niệm bằng các sản phẩm nghề truyền thống đối với các hoạt động quảng bá du lịch, các lễ hội, tuần lễ văn hóa, hội nghị, hội thảo, ngoại giao, tiếp khách... trên địa bàn tỉnh[18] để tăng cường quảng bá kết nối các sản phẩm nghề truyền thống đến thị trường tiêu thụ cũng như nâng cao thu nhập cho người dân làm nghề truyền thống. Gồm các sản phẩm từ các nghề sau: Chế tác nhạc cụ âm nhạc, dệt, đan lát[19].
4. Giải pháp về vùng nguyên liệu
- Quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ sản xuất nghề truyền thống, đảm bảo phát triển và khai thác bền vững các vùng nguyên liệu của địa phương, gắn với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng[20]
- Trong quy hoạch sử dụng đất cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cũng như trong triển khai xây dựng khu công nghiệp cần dành một diện tích phù hợp cho ngành nghề thủ công truyền thống; thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu gắn với từng nghề truyền thống; đầu tư các vùng nguyên liệu sẵn có của địa phương; chăm sóc bảo vệ rừng tre, nứa để cung cấp cho nghề đan lát, nghề chế tác nhạc cụ truyền thống.
- Tổ chức ứng dụng khoa học - công nghệ trong một số khâu, kết hợp với kế thừa tri thức dân gian trong quy trình chế tác, đảm bảo vừa giữ được sự tinh xảo, nét đặc trưng, độc đáo của sản phẩm, vừa nâng cao năng suất và tính đồng nhất của sản phẩm, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
- Vận động người dân thay đổi tập quán, quy trình sản xuất nghề truyền thống đã lạc hậu, không còn phù hợp; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong một số khâu, kết hợp với kế thừa tri thức dân gian trong quy trình chế tác, đảm bảo vừa giữ được sự tinh xảo, nét đặc trưng, độc đáo của sản phẩm, vừa nâng cao năng suất và tính đồng nhất của sản phẩm, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
- Phát triển thương hiệu Dệt Thổ cẩm Kon Tum, từng bước nghiên cứu xây dựng đối với các sản phẩm khác và tổ chức quảng bá rộng rãi thương hiệu sản phẩm, gắn với công tác xây dựng chỉ dẫn địa lý, bảo hộ thương hiệu sản phẩm nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Hỗ trợ các cơ sở nghề truyền thống giới thiệu, quảng bá sản phẩm; đa dạng hóa các kênh bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, nhất là trên các trang thương mại điện tử, sàn giao dịch trực tuyến, mạng xã hội.
- Tạo điều kiện cho các cơ sở, doanh nghiệp làm nghề truyền thống tham gia Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, các lễ hội, hội chợ, triển lãm, hội nghị giao thương, kết nối cung cầu, hoạt động xúc tiến du lịch… trong nước và quốc tế để giới thiệu, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Tăng cường quản lý thị trường, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái các sản phẩm nghề truyền thống.
6. Giải pháp về phát huy giá trị nghề truyền thống gắn với du lịch
- Chú trọng công tác bảo tồn và phát triển các di tích văn hóa, lịch sử, các lễ hội truyền thống tại các làng đồng bào DTTS đang có hoạt động nghề truyền thống, góp phần làm tăng thêm nội dung của các hoạt động du lịch tại các làng nghề truyền thống; xây dựng các chương trình kích cầu du lịch, vận động các doanh nghiệp thương mại, các địa phương có nghề truyền thống tham gia để thu hút khách du lịch, nâng cao khả năng chi tiêu của du khách.
- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội tại các làng có hoạt động nghề truyền thống gắn với các điểm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái; đẩy mạnh phát triển kinh tế nghề truyền thống gắn với du lịch để quảng bá hình ảnh thiên nhiên, con người cùng sản phẩm đặc trưng của nghề truyền thống của các DTTS; đưa nội dung phát triển các địa phương có hoạt động nghề truyền thống gắn với du lịch vào chương trình, đề án phát triển du lịch của tỉnh từng giai đoạn; đồng thời, phát triển nghề truyền thống để tạo sự đa dạng cho sản phẩm du lịch, mang đặc trưng riêng có của tỉnh Kon Tum.
7. Giải pháp về kiểm tra, giám sát và đánh giá
Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực thực hiện Đề án. Kịp thời đề xuất các cơ chế, chính sách hoặc điều chỉnh kịp thời các nội dung, hoạt động, giải pháp tổ chức thực hiện đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn. Việc kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả thực hiện được thực hiện thường xuyên, định kỳ. Tiến hành công tác sơ kết, tổng kết Đề án theo quy định.
1. Huy động nguồn lực
- Ngân sách nhà nước (ngân sách địa phương cấp theo quy định của pháp luật).
- Lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, kế hoạch, dự án khác.
- Vốn đầu tư, đóng góp, ủng hộ, tài trợ từ tổ chức, cá nhân (nếu có)
- Vốn huy động từ Nhân dân, người làm nghề.
2. Dự kiến nhu cầu vốn thực hiện
Tổng nhu cầu nguồn vốn thực hiện Đề án giai đoạn 2022-2025: 23.520 triệu đồng (Hai mươi ba tỉ, năm trăm hai mươi triệu đồng), trong đó:
a) Ngân sách địa phương (tỉnh, huyện) 6.640 triệu đồng, cụ thể:
+ Ngân sách tỉnh 30% để thực hiện các nội dung: Điều tra, khảo sát, thu thập tư liệu, truyền thuyết về nghề truyền thống; Tổ chức vinh danh, khen thưởng, nghệ nhân người làm nghề; Công tác tuyên truyền; Kết nối cung cầu, hoạt động xúc tiến thương mại; Các lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực.
+ Ngân sách huyện 70% để thực hiện các nội dung: Xây dựng trang thương mại điện tử, xây dựng thương hiệu; Hỗ trợ tổ liên kết, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ, sản phẩm truyền thống[21]; Hỗ trợ triển khai trưng bày sản phẩm; Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm.
b) Vốn ngân sách trung ương giao thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025: Khoảng 8.640 triệu đồng để thực hiện các lớp dạy nghề tại các thôn, làng.
c) Vốn ngân sách trung ương giao thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 240 triệu đồng để hỗ trợ một phần cho các chủ thể phát triển sản phẩm nghề truyền thống đạt tiêu chuẩn OCOP.
d) Vốn huy động từ dân đóng góp: 8.000 triệu đồng (từ công lao động của người dân) để thực hiện các lớp dạy nghề tại các thôn, làng.
Trong quá trình thực hiện, căn cứ khả năng ngân sách địa phương hằng năm, ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện bố trí kinh phí để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án phù hợp với khả năng ngân sách theo phân cấp ngân sách hiện hành.
1. Ban Dân tộc
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn các địa phương, đơn vị lập kế hoạch giai đoạn, hàng năm, trong đó, xác định các nhiệm vụ triển khai thực hiện Đề án theo phân cấp nhiệm vụ tỉnh, huyện (cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ nào, nhu cầu kinh phí; cấp huyện thực hiện nhiệm vụ nào, nhu cầu kinh phí của từng huyện, thành phố) để triển khai tổ chức thực hiện Đề án.
- Chủ trì thực hiện công tác tổ chức thu thập tư liệu về các truyền thuyết, giai thoại, điển tích gắn với quá trình hình thành và phát triển của các sản phẩm nghề truyền thống.
- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và học tập kinh nghiệm: (1) Cán bộ làm công tác triển khai thực hiện Đề án, bố trí đội ngũ cán bộ tham mưu, quản lý trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị ngành, nghề truyền thống; (2) Lớp nâng cao kỹ năng truyền nghề cho nghệ nhân, người làm nghề đã giỏi tay nghề; (3) Lớp nâng cao tay nghề về chất lượng và đa dạng, cải tiến mẫu mã sản phẩm; (4) Lớp kỹ năng giới thiệu, hướng dẫn, thuyết trình, đón tiếp, phục vụ khách tham quan tại các điểm bán sản phẩm truyền thống và trong các điểm du lịch có trưng bày sản phẩm nghề truyền thống.
- Phối hợp với các địa phương và các đơn vị liên quan thực hiện tổ chức các gian hàng tham gia các Hội chợ trong nước và quốc tế để giới thiệu, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
- Đôn đốc các các sở, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố được phân công thực hiện Đề án triển khai theo đúng các mục tiêu, nội dung, giải pháp của Đề án, đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
- Hàng năm, chủ trì thẩm định, tổng hợp hồ sơ từ các đơn vị, địa phương, trình Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) xem xét khen thưởng cho nghệ nhân, cá nhân, hộ gia đình, cơ sở nghề truyền thống có nhiều năm trong nghề, kế tục, giữ gìn, sáng tạo và phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống và các tập thể, cá nhân có thành tích trong việc triển khai thực hiện Đề án theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Đề án này; định kỳ hằng năm hoặc đột xuất (khi có yêu cầu) tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định. Đồng thời, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá việc triển khai thực hiện Đề án theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí vốn đầu tư phát triển (nếu có) theo quy định để thực hiện Đề án; kêu gọi, thu hút các tổ chức hỗ trợ đầu tư phát huy giá trị nghề truyền thống tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
3. Sở Tài chính: Hằng năm, phối hợp Ban Dân tộc và các đơn vị, địa phương liên quan rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình cấp có thẩm quyền phân bổ, lồng ghép nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia và cân đối, bố trí kinh phí (vốn sự nghiệp) triển khai thực hiện Đề án theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, các quy định có liên quan và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
4. Sở Công Thương: Thực hiện các chính sách khuyến khích, ưu đãi hỗ trợ nghề truyền thống: Ưu tiên hỗ trợ các tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất các sản phẩm nghề truyền thống phù hợp với ngành nghề được hỗ trợ kinh phí khuyến công địa phương theo quy định. Hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại; lồng ghép tổ chức quảng bá, giới thiệu sản phẩm nghề truyền thống tại các hội chợ, triển lãm
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Phối hợp với Ban Dân tộc trong việc tổ chức thu thập tư liệu về các truyền thuyết, giai thoại, điển tích gắn với quá trình hình thành và phát triển của các sản phẩm nghề truyền thống; triển khai các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và học tập kinh nghiệm của nghệ nhân.
- Chủ trì triển khai thực hiện công tác lập hồ sơ đề nghị Hội đồng xét tặng các cấp xét tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” cho các nghệ nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, trong đó có nghề thủ công truyền thống;
- Phối hợp với Ban Dân tộc trong hoạt động vinh danh, khen thưởng cho các nghệ nhân, người làm nghề tiêu biểu, xuất sắc trong công tác bảo tồn, phát huy các ngành nghề truyền thống.
- Triển khai thực hiện và hướng dẫn các địa phương lồng ghép thực hiện Đề án vào Dự án 6, Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030 (Giai đoạn 1: 2021-2025).
6. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tổ chức triển khai thực hiện dạy học có hiệu quả các nội dung nghề truyền thống theo tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum trong các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh
7. Sở Tài nguyên và Môi trường: Đề xuất các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở nghề nghề truyền thống về đất đai, mặt bằng sản xuất cũng như quy hoạch vùng nguyên liệu đảm bảo phát triển ổn định.
8. Sở Khoa học và Công nghệ
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khuyến khích chuyển giao công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống.
- Ưu tiên bố trí thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cải tiến công nghệ cho nghề truyền thống.
- Hỗ trợ trong việc xây dựng thương hiệu, đăng ký quyền bảo hộ, quyền sở hữu, đăng ký truy xuất nguồn gốc sản phẩm...
9. Sở Nội vụ: Phối hợp với Ban Dân tộc, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng cho nghệ nhân, cá nhân, hộ gia đình, cơ sở nghề truyền thống có nhiều năm trong nghề, kế tục, giữ gìn, sáng tạo và phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống và các tập thể, cá nhân có thành tích trong việc triển khai thực hiện Đề án theo quy định của pháp luật hiện hành về thi đua, khen thưởng.
10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hướng dẫn, hỗ trợ các cá nhân, hộ gia đình, các đơn vị, doanh nghiệp làm nghề truyền thống...tiếp cận các chính sách hỗ trợ của nhà nước về xây dựng sản phẩm OCOP cũng như công tác đào tạo, tập huấn cho các chủ thể.
- Hỗ trợ các cá nhân, hộ gia đình, các đơn vị, doanh nghiệp ... các chương trình về ngành nghề nông thôn, bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống.
- Hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện lồng ghép các nhiệm vụ của Đề án vào việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
- Tiếp nhận hồ sơ (theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ) của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về đề nghị công nhận nghề truyền thống, Phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị có liên quan tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng xét duyệt, quyết định về việc cấp bằng, công nhận nghề truyền thống theo đúng quy định.
11. Sở Lao động - Thương binh và xã hội: Phối hợp Ban Dân tộc tỉnh và các đơn vị có liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố ưu tiên hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm góp phần nâng thu nhập, giảm nghèo bền vững cho lao động làm nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ trên địa bàn
12. Liên minh Hợp tác xã tỉnh
- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh nghề truyền thống cá thể, tiểu chủ, các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất nhỏ và vừa phát triển hợp tác xã.
- Tuyên truyền, vận động, tư vấn, hỗ trợ hợp tác xã; tư vấn, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho việc hình thành và phát triển các hợp tác xã sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nghề truyền thống; vận động hợp tác xã tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng và tăng giá trị sản phẩm nghề truyền thống.
13. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Kon Tum: Tuyên truyền, phổ biến nội dung đề án; tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ.
14. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội: Theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp triển khai thực hiện Đề án; tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Đề án và vận động người dân tham gia thực hiện; tổ chức những hoạt động cụ thể phù hợp với nội dung hoạt động của Đề án cho Hội viên trong tổ chức mình; hỗ trợ những người hoạt động nghề truyền thống trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh.
15. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Đưa nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương, đơn vị và bố trí nguồn lực phù hợp để triển khai thực hiện
- Xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án để triển khai thực hiện các nội dung, giải pháp theo nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm toàn bộ nội dung, nhiệm vụ triển khai thực hiện tại địa phương, đảm bảo tính hiệu quả của Đề án tại địa bàn.
- Chủ động bố trí kinh phí để triển khai thực hiện các hoạt động khác theo Đề án phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; lồng ghép việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia và các chương trình, dự án, chính sách khác trên địa bàn đồng thời kêu gọi nguồn vốn trong dân, nguồn tài trợ hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân cũng như tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào việc phát triển, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ sản xuất sản phẩm truyền thống. Vận dụng các cơ chế, chính sách về đào tạo nghề thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 để lồng ghép mở các lớp dạy nghề tại các thôn, làng.
- Chủ trì tổ chức các lớp truyền dạy nghề tại các thôn (làng), khu dân cư cho thế hệ kế cận, nhất là người trẻ tuổi, đối tượng nòng cốt trong các hợp tác xã, hộ gia đình; kịp thời phát hiện, bồi dưỡng tài năng và định hướng nghề nghiệp cho thanh thiếu niên tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Thực hiện tốt các giải pháp về nguyên liệu phục vụ sản xuất nghề truyền thống.
- Hướng dẫn các cá nhân, hộ gia đình, các đơn vị, doanh nghiệp làm nghề truyền thống tiếp cận các chính sách hỗ trợ của nhà nước, đặc biệt là về các chính sách: tín dụng, khoa học công nghệ, liên kết chuỗi giá trị, đào tạo nghề,…
- Kiểm tra, rà soát nghề truyền thống trên địa bàn quản lý; lập hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống (đảm bảo các tiêu chí theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ) gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xét công nhận theo quy định.
- Thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến nội dung đề án; tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ cho Nhân dân trên địa bàn. Thực hiện tốt việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí đội ngũ cán bộ tham mưu, quản lý trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị ngành, nghề truyền thống đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Căn cứ nội dung Đề án, các đơn vị, địa phương chủ động triển khai thực hiện; quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Ban Dân tộc để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét theo quy định./.
[1] Đối với nghề dệt hỗ trợ khung dệt, chỉ dệt; Đối với nghề đan lát hỗ trợ nguyên vật liệu là ngày công đi lấy tre nứa; nghề làm rượu cần nguyên liệu đầu vào để làm mẹn truyền thống, và nguyên liệu làm rượu...
[2] Quyết định s ố 911 /QĐ-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Dệt Thổ cẩm Kon Tum
[3] Huyện Ngọc Hồi: Hỗ trợ lò rèn tại thôn Đăk Mế xã Pờ Y; Huyện Kon Plông: Hỗ trợ máy chẻ tre đan lát tại thôn Vi Ô Lăk xã Pờ Ê; Thành phố Kon Tum: Hỗ trợ máy may, máy vắt sổ, máy dệt sợi công nghệ cao tại Phường Thắng Lợi, Quang Trung.
[4] Trừ huyện IaHDRai
[5] Các huyện, thành phố đã khảo s át thực trạng trên địa bàn và đề xuất: (1)Huyện Đăk Hà: Bảo tồn 8 nghề: Dệt thổ cẩm, Rượu cần, Đan lát, chế tác nhạc cụ âm nhạc, rèn, tạc tượng, làm nỏ, đẽo thuyền độc mộc. Phát huy 04 nghề: Dệt thổ cẩm, Rượu cần, Đan lát, chế tác nhạc cụ âm nhạc; (2)Huyện Kon Plông: Bảo tồn 7 nghề: Dệt thổ cẩm, Rượu cần, Đan lát, chế tác nhạc cụ âm nhạc, rèn, tạc tượng, làm nỏ. Phát huy 03 nghề: Dệt thổ cẩm, Rượu cần truyền thống, Đan lát (3) Huyện Ngọc Hồi: Bảo tồn 7 nghề: Dệt thổ cẩm, Rượu cần truyền thống, Đan lát, chế tác nhạc cụ âm nhạc truyền thống, rèn, tạc tượng, làm nỏ; Phát huy 04 ngh ề: Dệt thổ cẩm, Rượu cần, Đan lát, chế tác nhạc cụ âm nhạc; (4) Huyện Tu Mơ Rông Bảo tồn 7 nghề: Dệt thổ cẩm, Rượu cần, Đan lát, chế tác nhạc cụ âm nhạc, rèn, tạc tượng, làm nỏ. Phát huy 03 nghề: Dệt thổ cẩm, Rượu cần, Đan lát; (5)Huyện Kon Rẫy Bảo tồn 9 nghề: Dệt thổ cẩm, Đan lát, làm rượu cần, chế tác nhạc cụ âm nhạc, rèn, gốm, tạc tượng, đẽo thuyền độc mộc, làm nỏ. Phát huy 03 nghề Dệt thổ cẩm, đan lát, làm rượu cần; (6)Huyện Đăk Tô Bảo tồn 5 nghề: Dệt thổ cẩm, rượu cần, đan lát, chế tác nhạc cụ âm nhạc. Phát huy 4 ngh ề: Rượu cần, đan lát, chế tác nhạc cụ âm nhạc; (7)Thành phố Kon Tum Bảo tồn 5 nghề: Dệt thổ cẩm, đan lát, làm rượu cần, chế tác nhạc cụ âm nhạc, tạc tượng. Phát huy 4 ngh ề: Dệt thổ cẩm, đan lát, làm rượu cần, chế tác nhạc âm nhạc; (8) Huyện Đăk Glei Bảo tồn 6 nghề: Dệt thổ cẩm, đan lát, làm rượu cần, chế tác nhạc cụ âm nhạc, rèn, làm nỏ. Phát huy 03 nghề: Dệt thổ cẩm, đan lát, làm rượu cần; (9) Huyện Sa Thầy: Bảo tồn 07 nghề: Dệt thổ cẩm, Rượu cần truyền thống, Đan lát, chế tác nhạc cụ âm nhạc truyền thống, rèn, tạc tượng, đẽo thuyền độc mộc; Phát huy 04 ngh ề: Dệt thổ cẩm, Rượu cần truyền thống, Đan lát và chế tác nhạc cụ âm nhạc truyền thống.
[6] Đối với các hoạt động, hội nghị có kế hoạch tặng quà
[7] Gồm các loại quà lưu niệm: Nghề dệt: Túi đựng đồ cá nhân, cặp s ách, ba lô, khăn trải bàn, ví đựng tiền, vải, áo; Chế tác nhạc cụ âm nhạc: Đàn tơ rưng nhỏ; Đan lát: Gùi nhỏ, mô hình nhà rông; Rượu cần ghè nhỏ.
[8] Đề xuất của các địa phương: (Huyện Đăk Hà) Rừng nguyên sinh trên địa bàn các xã Đăk Ui, Đăk Pxi, Ngọc Wang và Ngok Réo; (Huyện Ngọc Hồi) Tiểu khu 158 xã Đăk Dục; TK 195; 196 xã Sa Loong; (Huyện Kon Rẫy) Rừng nguyên sinh tại các địa bàn các xã: Đăk Tờ Re, Đăk Kôi, Đăk Pne, Đăk Tờ Lung; (Thành phố Kon Tum) Vùng sản xuất nguyên liệu tại các xã: Hòa Bình, Ia Chim, Đăk Rơ Wa, Chư Hreng, Đăk Blà. (Huyện Sa Thầy) quy hoạch 01 vùng nguyên liệu tại khu vực Ya Mô xã Mô Rai .Các huyện còn lại người dân sẽ tận dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên sẵn có tại địa phương, trên cơ sở gắn với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng đảm bảo theo quy định.
[9] Hỗ trợ thành lập mới, củng cố các tổ liên kết, tổ hợp tác xã sản xuất các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ, sản phẩm truyền thống theo Chương trình hỗ trợ phát triển Kinh tế tập thể, Hợp tác xã 2021-2025.
[1] Theo kết quả điều tra thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số, năm 2019 trên địa bàn tỉnh
[2] Kon Plông, Kon Rẫy, Sa Thầy, Ngọc Hồi và Đăk Tô.
[3] tiến hành thu thập mẫu khung dệt tại xã Ba Thành huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi đồng thời hỗ trợ khung dệt cho người dân tại xã Pờ Ê. Vận động, phối hợp với Dự án Viện CENDI mở lớp dạy nghề dệt thổ cẩm tại cộng đồng cho 20 người với thời gian 1 tháng, giáo viên là nghệ nhân người dân tộc HRe tại huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi.
[4] Gồm: Dệt thổ cẩm, Rèn, Đan lát, Làm rượu cần, Chế tác nỏ, Chế tác các nhạc cụ âm nhạc truyền thống, Đẽo thuyền độc mộc, Tạc tượng, Gốm.
[5] Dân tộc Ba na 111 bộ, dân tộc Xơ Đăng 81 bộ, dân tộc Brâu 13 bộ, dân tộc Hre 05 bộ, dân tộc Gia Rai 90 bộ, dân tộc Giẻ - Triêng 48 bộ, dân tộc Rơ Mâm 12 bộ.
[6] tại Huyện Kon PLông: Mở 01 lớp dệt thổ cẩm tại thôn Đắk Niêng, xã Măng Bút (cho 34 học viên) và 01 lớp đan lát tại thôn Long Rủa, xã Măng Bút (cho 31 học viên); 02 lớp Mây tre đan tại thôn Kon Chênh, xã Măng Cành (cho 12 học viên) và thôn Kon Pring (cho 15 học viên); mở 01 lớp đan lát thủ công tại thôn Vi Ô Lắc, xã Pờ Ê (cho 20 học viên).
[7] Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực Miền Trung - Tây Nguyên tại Phú Yên; Hội chợ quốc tế Thương mại, du lịch và đầu tư hành lang kinh tế Đông Tây tại thành phố Đà Nẵng; Tham gia giới thiệu sản phẩm tại Tuần văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum năm 2018; Hội chợ các sản phẩm địa phương tại huyện Đăk Hà.
[8] Sản phẩm từ nghề dệt thổ cẩm
[9] Huyện Đăk Hà: Du lịch cộng đồng thôn Kon Trang Long Loi, Thị trấn Đăk Hà; Thành phố Kon Tum: thôn Kon KTu xã Đăk Rơ Wa, Điểm du lịch A Biu xã Ngọc bay; Làng Văn hóa - Du lịch Kon Pring; Hồ Đam Bri; Thác Pa Sỹ; Du lịch sinh thái Ê Ban Farm; Du lịch sinh thái Thiện Mỹ Farm.. tại huyện Kon Ploong. Có 15 điểm trưng bày, bán sản phẩm nghề truyền thống tại Thành phố Kon Tum (Phường Thắng Lợi: 02, Quang Trung: 02, Đăk Rơ Wa: 06, Ngok Bay: 01, Đoàn Kết: 01 và phường Thống Nhất: 03).
[10] năm 2018, mở 01 lớp dệt thổ cẩm tại cộng đồng cho các em thanh thiếu niên tại thôn Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà. Năm 2020, xã Đăk La thành lập và ra mắt Hợp tác xã thủ công mỹ nghệ, nghề dệt thổ cẩm với 13 người tham gia. Đăk Ui thành lập Tổ hợp tác đan lát với 26 thành viên tham gia. Năm 2018, mở 01 lớp đan lát cho các em thanh thiếu niên tại thôn Kon Klốk, xã Đăk Mar. Năm 2020, xã Đăk La thành lập và ra mắt Hợp tác xã thủ công mỹ nghệ tại thôn Đăk Tiêng Kơtu, nghề đan lát với 23 người tham gia. Trong năm 2018, đã mở 01 lớp truyền dạy chế tác và sử dụng nhạc cụ dân tộc, hát dân ca cho 20 em thanh thiếu niên tại thôn Kon Trang Long Loi, Thị trấn Đăk Hà
[11] Huyện Kon PLông
[12] Huyện Ia H’Drai tỉ lệ người DTTS tại chỗ rất ít vì vậy không có người làm nghề
[13] Đối với nghề dệt hỗ trợ khung dệt, chỉ dệt; Đối với nghề đan lát hỗ trợ nguyên vật liệu là ngày công đi lấy tre nứa; nghề làm rượu cần nguyên liệu đầu vào để làm mẹn truyền thống, và nguyên liệu làm rượu...
[14] Quyết định số 911 /QĐ-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Dệt Thổ cẩm Kon Tum
[15] Huyện Ngọc Hồi: Hỗ trợ lò rèn tại thôn Đăk Mế xã Pờ Y; Huyện Kon Plông: Hỗ trợ máy chẻ tre đan lát tại thôn Vi Ô Lăk xã Pờ Ê; Thành phố Kon Tum: Hỗ trợ máy may, máy vắt sổ, máy dệt sợi công nghệ cao tại Phường Thắng Lợi, Quang Trung.
[16] Trừ huyện IaHDRai
[17] Các huyện, thành phố đã khảo sát thực trạng trên địa bàn và đề xuất: (1)Huyện Đăk Hà: Bảo tồn 8 nghề: Dệt thổ cẩm, Rượu cần, Đan lát, chế tác nhạc cụ âm nhạc, rèn, tạc tượng, làm nỏ, đẽo thuyền độc mộc. Phát huy 04 nghề: Dệt thổ cẩm, Rượu cần, Đan lát, chế tác nhạc cụ âm nhạc; (2)Huyện Kon Plông: Bảo tồn 7 nghề: Dệt thổ cẩm, Rượu cần, Đan lát, chế tác nhạc cụ âm nhạc, rèn, tạc tượng, làm nỏ. Phát huy 03 nghề: Dệt thổ cẩm, Rượu cần truyền thống, Đan lát (3) Huyện Ngọc Hồi: Bảo tồn 7 nghề: Dệt thổ cẩm, Rượu cần truyền thống, Đan lát, chế tác nhạc cụ âm nhạc truyền thống, rèn, tạc tượng, làm nỏ; Phát huy 04 nghề: Dệt thổ cẩm, Rượu cần, Đan lát, chế tác nhạc cụ âm nhạc; (4) Huyện Tu Mơ Rông Bảo tồn 7 nghề: Dệt thổ cẩm, Rượu cần, Đan lát, chế tác nhạc cụ âm nhạc, rèn, tạc tượng, làm nỏ. Phát huy 03 nghề: Dệt thổ cẩm, Rượu cần, Đan lát; (5)Huyện Kon Rẫy Bảo tồn 9 nghề: Dệt thổ cẩm, Đan lát, làm rượu cần, chế tác nhạc cụ âm nhạc, rèn, gốm, tạc tượng, đẽo thuyền độc mộc, làm nỏ. Phát huy 03 nghề Dệt thổ cẩm, đan lát, làm rượu cần; (6)Huyện Đăk Tô Bảo tồn 5 nghề: Dệt thổ cẩm, rượu cần, đan lát, chế tác nhạc cụ âm nhạc. Phát huy 4 nghề: Rượu cần, đan lát, chế tác nhạc cụ âm nhạc; (7)Thành phố Kon Tum Bảo tồn 5 nghề: Dệt thổ cẩm, đan lát, làm rượu cần, chế tác nhạc cụ âm nhạc, tạc tượng. Phát huy 4 nghề: Dệt thổ cẩm, đan lát, làm rượu cần, chế tác nhạc âm nhạc; (8) Huyện Đăk Glei Bảo tồn 6 nghề: Dệt thổ cẩm, đan lát, làm rượu cần, chế tác nhạc cụ âm nhạc, rèn, làm nỏ. Phát huy 03 nghề: Dệt thổ cẩm, đan lát, làm rượu cần; (9) Huyện Sa Thầy: Bảo tồn 07 nghề: Dệt thổ cẩm, Rượu cần truyền thống, Đan lát, chế tác nhạc cụ âm nhạc truyền thống, rèn, tạc tượng, đẽo thuyền độc mộc; Phát huy 04 nghề: Dệt thổ cẩm, Rượu cần truyền thống, Đan lát và chế tác nhạc cụ âm nhạc truyền thống.
[18] Đối với các hoạt động, hội nghị có kế hoạch tặng quà
[19] Gồm các loại quà lưu niệm: Nghề dệt: Túi đựng đồ cá nhân, cặp sách, ba lô, khăn trải bàn, ví đựng tiền, vải, áo; Chế tác nhạc cụ âm nhạc: Đàn tơ rưng nhỏ; Đan lát: Gùi nhỏ, mô hình nhà rông; Rượu cần ghè nhỏ.
[20] Đề xuất của các địa phương: (Huyện Đăk Hà) Rừng nguyên sinh trên địa bàn các xã Đăk Ui, Đăk Pxi, Ngọc Wang và Ngok Réo; (Huyện Ngọc Hồi) Tiểu khu 158 xã Đăk Dục; TK 195; 196 xã Sa Loong; (Huyện Kon Rẫy) Rừng nguyên sinh tại các địa bàn các xã: Đăk Tờ Re, Đăk Kôi, Đăk Pne, Đăk Tờ Lung; (Thành phố Kon Tum) Vùng sản xuất nguyên liệu tại các xã: Hòa Bình, Ia Chim, Đăk Rơ Wa, Chư Hreng, Đăk Blà. (Huyện Sa Thầy) quy hoạch 01 vùng nguyên liệu tại khu vực Ya Mô xã Mô Rai. Các huyện còn lại người dân sẽ tận dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên sẵn có tại địa phương, trên cơ sở gắn với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng đảm bảo theo quy định.
[21] Hỗ trợ thành lập mới, củng cố các tổ liên kết, tổ hợp tác xã sản xuất các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ, sản phẩm truyền thống theo Chương trình hỗ trợ phát triển Kinh tế tập thể, Hợp tác xã 2021-2025.