Quyết định 461/QĐ-KTNN năm 2013 về Chương trình hành động của Kiểm toán Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2013 - 2016

Số hiệu 461/QĐ-KTNN
Ngày ban hành 18/04/2013
Ngày có hiệu lực 18/04/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Kiểm toán Nhà nước
Người ký Đinh Tiến Dũng
Lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán,Bộ máy hành chính

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 461/QĐ-KTNN

Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ GIAI ĐOẠN 2013 – 2016

TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước;

Căn cứ Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

Căn cứ Nghị quyết số 82/NQ-CP của Chính phủ ngày 06/12/2012 về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/5/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Kiểm toán Nhà nước,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Kiểm toán Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2013 - 2016.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Kiểm toán Nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
- Thanh tra Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Lãnh đạo KTNN;
- Đảng uỷ KTNN;
- Công đoàn KTNN;
- Đoàn Thanh niên KTNN;
- Lưu: VT, TKTH.

TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC




Đinh Tiến Dũng

 

CHƯƠNG TRÌNH

HÀNH ĐỘNG CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM CHỐNG LÃNG PHÍ GIAI ĐOẠN 2013 - 2016
(Ban hành kèm theo Quyết định số 461 /QĐ-KTNN ngày 18 tháng 4 năm 2013 của Tổng Kiểm toán Nhà nước)

A. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG, MỤC TIÊU, YÊU CẦU

I. Đối tượng áp dụng

Chương trình hành động của Kiểm toán Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được áp dụng tại các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước, gồm các đơn vị dự toán các cấp, các đơn vị tham mưu, các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

II. Mục tiêu

Thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Nghị quyết số 82/NQ-CP của Chính phủ ngày 6/12/2012 về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/5/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” giai đoạn 2012-2016, Kiểm toán Nhà nước xây dựng Chương trình hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2013 – 2016 với các mục tiêu sau đây:

- Phòng ngừa, ngăn chặn và đẩy lùi hiện tượng lãng phí, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính, tài sản, thời gian và nguồn nhân lực trong toàn ngành. Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong công tác chuyên môn, nhiệm vụ được giao và trong cuộc sống hàng ngày. Đưa công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành nhiệm vụ thường xuyên ở tất cả các đơn vị và các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Kiểm toán Nhà nước.

- Thông qua hoạt động kiểm toán, KTNN thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại các đơn vị được kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.

III. Yêu cầu

1- Chương trình hành động nhằm cụ thể hoá quan điểm, mục tiêu, giải pháp cụ thể trong từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ tại các đơn vị làm cơ sở để sơ kết, tổng kết kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của toàn ngành.

2- Nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chương trình hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong toàn ngành Kiểm toán Nhà nước để tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động của tập thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

3- Thường xuyên theo dõi, tổng hợp nhận định tình hình thực tiễn, trên cơ sở đó có những biện pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

B. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

[...]