ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
4497/QĐ-UBND
|
Đồng
Nai, ngày 28 tháng 12 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH DANH MỤC DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA
NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP
ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công
lập;
Căn cứ Quyết định số 695/QĐ-TTg
ngày 21/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định
số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị
sự nghiệp công lập;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 1256/TTr-STNMT ngày 22/11/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước của ngành
Tài nguyên và Môi trường.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ
tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa, Thủ trưởng các
đơn vị và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Chánh - Phó Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KT.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Quốc Hùng
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG SỬ DỤNG
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4497/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2016 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
A. CẤP TỈNH
I. HOẠT ĐỘNG THUỘC
LĨNH VỰC ĐO ĐẠC, BẢN ĐỒ; QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI:
1. Lĩnh vực đo đạc và bản đồ:
a) Đo đạc lưới địa chính, lập, chỉnh
lý bản đồ địa chính (từ Điều 5 đến Điều 24 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày
19/5/2014 quy định về bản đồ địa chính).
b) Thành lập bản đồ hành chính (trừ bản
đồ hành chính cấp tỉnh) và bản đồ chuyên đề (bản đồ địa hình, bản đồ môi trường,...)
(từ Điều 5 đến Điều 33 Thông tư số 47/2014/TT-BTNMT ngày 22/8/2014 quy định kỹ
thuật thành lập bản đồ hành chính các cấp) và một số loại bản đồ khác thuộc
lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
c) Cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý
(từ Điều 5 đến Điều 19 Thông tư số 10/2013/TT-BTNMT ngày 28/5/2013 quy định kỹ
thuật về cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:2000; 1:5000 và 1:10000).
2. Lĩnh vực đất đai:
a) Lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất (từ Điều 8 đến điều 50 Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014
quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất).
b) Thống kê, kiểm kê đất đai và thành
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất (Điều 8 Điều 14 đến Điều 22 Thông tư số
28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 quy định về thống kê đất đai và lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất).
c) Điều tra, đánh giá chất lượng đất,
thoái hóa đất (từ Điều 4 đến Điều 12 Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT ngày
30/6/2014 quy định điều tra, đánh giá đất đai).
d) Xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất;
định giá đất cụ thể (từ Điều 9 đến Điều 27; từ Điều 28 đến Điều 36 Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT
ngày 30/4/2014 quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh
bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất).
đ) Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền
với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (từ Điều 9 đến Điều 12 Thông tư số
24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về hồ sơ địa chính).
e) Lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính; xây
dựng cơ sở dữ liệu đất đai; quản lý vận hành cơ sở dữ liệu đất đai (từ Điều 13
đến Điều 32 Thông tư số 24/2014/TT- BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về hồ sơ địa
chính; từ Điều 5 đến Điều 8 Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT ngày 24/4/2013 quy định
về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; từ Điều 4 đến Điều 16 Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT
ngày 04/10/2010 quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính).
g) Kiểm đếm, thống kê, lập, thẩm định
phương án bồi thường (Điều 17 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định
chi tiết thi hành một số điều Luật Đất đai; Điều 28 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP
ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất).
h) Đấu giá quyền sử dụng đất (Điều
117, 118, 119 Luật Đất đai năm 2013).
II. HOẠT ĐỘNG THUỘC
LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC:
1. Lập và điều chỉnh quy hoạch tài
nguyên nước (Mục 2, Chương II, Luật Tài nguyên nước).
2. Đánh giá mức độ suy giảm chất lượng
nước, thiệt hại do sự cố ô nhiễm nguồn nước gây ra; phục hồi các nguồn nước bị
ô nhiễm, cạn kiệt (Điều 27, Chương III).
3. Phòng, chống và khắc phục hậu quả
tác hại do nước gây ra (Chương V, Luật Tài nguyên nước).
4. Điều tra, đánh giá tài nguyên nước
mặt, nước dưới đất và xả nước thải vào nguồn nước (Mục 1, Chương II, Luật Tài
nguyên nước). Kiểm kê, thống kê, lưu trữ số liệu tài nguyên nước (Điều 12,
Chương II Luật Tài nguyên nước).
5. Khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế,
vùng đăng ký khai thác nước dưới đất, vùng cần bổ sung nhân tạo nước dưới đất
và công bố dòng chảy tối thiểu, ngưỡng khai thác nước dưới đất (Điều 44, Chương
IV, Luật Tài nguyên nước).
6. Xây dựng, quản lý hệ thống giám
sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối
với lưu vực sông nội tỉnh (Điều 12, Chương II, Luật Tài nguyên nước và Chương
V, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013).
7. Lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn
nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt (Nghị định số
43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015).
8. Trám lấp giếng không sử dụng (Quyết
định số 14/2007/QĐ-BTNMT ngày 04/9/2007).
9. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về tài nguyên nước (Điều 71, Luật Tài nguyên nước).
III. HOẠT ĐỘNG THUỘC
LĨNH VỰC KHOÁNG SẢN:
1. Lập, điều chỉnh quy hoạch thăm dò,
khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (Chương II, Luật khoáng
sản).
2. Thăm dò, đánh giá trữ lượng, lập dự
án đầu tư (Chương VII, Luật Khoáng sản).
3. Đấu giá quyền khai thác khoáng sản
(Mục 2, Chương IX, Luật Khoáng sản).
IV. HOẠT ĐỘNG THUỘC
LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG:
1. Quan trắc và phân tích chất lượng
môi trường đất, khí thải, nước mặt, nước dưới đất, chất phóng xạ, dioxin... (Điều
122, 125 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày
12/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới quan
trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm
2030).
2. Quản lý và vận hành hệ thống quan
trắc tự động (Quyết định số 90/QĐ- TTg ngày 12/01/2016).
3. Ứng phó sự cố môi trường (Điều
108, 109, 110, 111 và 112 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014).
4. Điều tra, khảo sát và đánh giá về
môi trường (xác định thiệt hại nếu có) (Khoản 2 Điều 107; Điều 111 Luật Bảo vệ
môi trường năm 2014 và Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ
quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường).
5. Xây dựng và duy trì hoạt động hệ
thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường (Khoản 2, Điều 129 Luật Bảo vệ môi
trường năm 2014; Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15/9/2008 của Chính phủ về
thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường).
6. Lập báo cáo hiện trạng môi trường;
chuyên đề về môi trường (Khoản 2, Điều 137 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014); thẩm
định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (Điểm c, Khoản 1, Điều 16 Luật Bảo
vệ môi trường năm 2014).
7. Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi
trường (Khoản 3, Điều 118 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014); xây dựng, cập nhật
bộ chỉ thị môi trường (Khoản 3, Điều 132 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; Thông
tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc
báo cáo hiện trạng môi trường bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc
môi trường).
8. Xây dựng chương trình, quy hoạch,
kế hoạch về bảo vệ môi trường (Điểm a, Khoản 1, Điều 143 Luật Bảo vệ môi trường
năm 2014).
9. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật và tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ môi trường (Điểm d, Khoản
1, Điều 143 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014).
10. Công tác bảo quản kho lưu trữ hồ
sơ, tài liệu thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường (Thông tư số
09/2007/TT-BNV ngày 26/11/2007 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn về kho lưu trữ
chuyên dụng).
11. Các hoạt động liên quan đến bảo tồn
và phát triển bền vững đa dạng sinh học:
a) Quan trắc, phân tích và xây dựng
cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học; xây dựng và thử nghiệm mô hình bảo tồn và
phát triển bền vững đa dạng sinh học; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật,
tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học
(Điều 73, Luật Đa dạng sinh học năm 2008).
b) Lập, thẩm định, điều chỉnh quy hoạch
bảo tồn đa dạng sinh học (Điều 14, Luật Đa dạng sinh học năm 2008); điều tra, lập
danh mục, đánh giá khả năng xâm nhập để có biện pháp phòng ngừa, kiểm soát loài
ngoại lai xâm hại (Điều 50, 51 và Điều 53 Luật Đa dạng sinh học năm 2008); điều
tra, thống kê, kiểm kê, đánh giá và lập báo cáo hiện trạng về đa dạng sinh học (Điều
35, 36 và Điều 73 Luật Đa dạng sinh học năm 2008).
12. Phân loại, thu gom, vận chuyển, xử
lý chất thải sinh hoạt, y tế công lập, trường học, các cơ sở giam giữ của Nhà
nước (Khoản 3, Điều 28 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ
về quản lý chất thải và phế liệu và Khoản 1, Điều 20, Thông tư liên tịch số
58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường).
V. HOẠT ĐỘNG THUỘC
LĨNH VỰC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU:
1. Quản lý, lưu trữ thông tin và dữ
liệu về Khí tượng thủy văn (Điều 53, Luật Khí tượng thủy văn).
2. Xây dựng CSDL về Khí tượng thủy
văn thuộc phạm vi quản lý (Điều 53, Luật Khí tượng thủy văn).
3. Xây dựng, cập nhật kế hoạch hành động
ứng phó với BĐKH (Điều 53, Luật Khí tượng thủy văn).
4. Đánh giá tác động và ứng phó với
BĐKH; giảm nhẹ khí thải nhà kính (Điều 53, Luật Khí tượng thủy văn).
B. CẤP HUYỆN
I. HOẠT ĐỘNG THUỘC
LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI:
1. Thống kê, kiểm kê, lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất (Điều 8, Điều 14 đến Điều 22 Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT
ngày 02/6/2014 quy định về thống kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất).
2. Lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất (từ Điều 51 đến Điều 69 Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014
quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất).
3. Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất lần đầu (Điều 8 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014
quy định về hồ sơ địa chính).
4. Kiểm đếm, thống kê, lập, thẩm định
phương án bồi thường (Điều 17 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định
chi tiết thi hành một số điều Luật Đất đai; Điều 28 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP
ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất).
II. HOẠT ĐỘNG
THUỘC LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG:
1. Quản lý các công trình vệ sinh
công cộng; hỗ trợ trang bị thiết bị, phương tiện thu gom rác thải sinh hoạt, vệ
sinh môi trường ở khu dân cư, nơi công cộng (Điều 81, Chương VIII, Luật Bảo vệ
Môi trường năm 2014).
2. Xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường
(Khoản 2, Điều 129 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014).
3. Lập báo cáo môi trường định kỳ và
đột xuất (Khoản 2, Điều 143 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014).
4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật và tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ môi trường (Khoản 2, Điều 143
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014).
5. Phân loại, thu gom, vận chuyển, xử
lý chất thải sinh họạt, bao gói thuộc bảo vệ thực vật, y tế công lập, trường học,
các cơ sở giam giữ của Nhà nước (Khoản 3, Điều 28 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP
ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu và khoản 2 Điều
20 Thông tư Liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và
Bộ Tài nguyên và Môi trường).