Quyết định 448/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Dự án điều chỉnh quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Nam Định đến năm 2020

Số hiệu 448/QĐ-UBND
Ngày ban hành 22/03/2011
Ngày có hiệu lực 22/03/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Nam Định
Người ký Nguyễn Văn Tuấn
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 448/QĐ-UBND

Nam Định, ngày 22 tháng 3 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 124/2007/NĐ-CP, ngày 31/7/2007 của Chính phủ về Quản lý vật liệu xây dựng; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Căn cứ Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 457/2002/QĐ-UBND ngày 5/02/2002 của UBND tỉnh về việc Phê duyệt dự án quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Nam Định đến năm 2010.

Căn cứ Thông báo 70/TB-UBND ngày 13/4/2009 của UBND tỉnh về việc Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Nam Định đến năm 2020; Quyết định số 719/QĐ-UBND ngày 1/4/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề cương chi tiết Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật “Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Nam Định đến năm 2020”.

Xét hồ sơ và đề nghị tại Tờ trình số: 05/TTr-SXD ngày 12/01/2011 của Sở Xây dựng về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Nam Định đến năm 2020 và ý kiến của UBND các huyện, UBND thành phố Nam Định, các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Dự án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Nam Định đến năm 2020, với nội dung sau:

1. Chủ đầu tư.

+ Sở Xây dựng: Lập điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển VLXD đến năm 2020.

+ Các nhà đầu tư: Đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các dự án sản xuất VLXD

2. Quan điểm điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển VLXD đến năm 2020

- Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Nam Định đến 2020 theo hướng phát triển nhanh, bền vững, sát với thực tiễn, góp phần phát triển kinh tế, tạo sự ổn định xã hội và bảo vệ môi trường, đồng thời phù hợp với các quy hoạch khác liên quan, đặc biệt là “Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD Việt Nam đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29/8/2008, tại Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg và “Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020”.

- Không phát triển dàn trải tất cả các chủng loại sản phẩm VLXD. Tập trung phát triển những chủng loại vật liệu xây dựng trên cơ sở khai thác có hiệu quả thế mạnh về tài nguyên khoáng sản, thế mạnh về thị trường và lao động của địa phương, đồng thời không ngừng đào tạo nâng cao năng lực quản lý, vận hành sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh.

- Ưu tiên đầu tư phát triển doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng có quy mô vừa và nhỏ, công suất hợp lý, công nghệ hiện đại, sạch, tiêu tốn ít năng lượng, nguyên liệu; sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, đủ sức cạnh tranh trên thị trường; từng bước loại bỏ các cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường và hiệu quả kinh tế thấp.

3. Mục tiêu điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển VLXD đến năm 2020

- Khai thác hiệu quả tài nguyên khoáng sản sét, cát đen lòng sông để phát triển sản phẩm gạch xây, cát đen xây dựng trở thành sản phẩm mũi nhọn, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong, ngoài tỉnh về số lượng và chất lượng.

- Sử dụng công nghệ tiên tiến nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, tiêu hao nguyên, nhiên liệu thấp, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bền vững.

- Phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung dần thay thế gạch đất sét nung, phấn đấu sản lượng đạt tỷ lệ: 20% (khoảng 225 triệu viên) vào năm 2015, và 30% (khoảng 469 triệu viên) vào năm 2020.

Theo đó, gạch xi măng - cốt liệu chiếm từ 50% trở lên so với tổng số vật liệu xây không nung. Gạch nhẹ trên tổng số vật liệu xây không nung chiếm từ 40% trở lên so với tổng số vật liệu xây không nung. Gạch nhẹ có 2 loại sản phẩm chính sau:

+ Gạch từ bê tông khí chưng áp (AAC): Tỷ lệ gạch AAC trên tổng số vật liệu xây không nung chiếm từ 35% trở lên.

+ Gạch từ bê tông bọt: Tỷ lệ gạch từ bê tông bọt trên tổng số vật liệu xây không nung khoảng 5% trở lên.

Gạch khác (vật liệu xây không nung từ đất đồi và phế thải xây dựng, phế thải công nghiệp...) đạt tỷ lệ từ 10% trở lên.

4. Nội dung điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển VLXD đến năm 2020

a. Vật liệu xây nung

[...]