ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
400/QĐ-UBND
|
Quảng
Nam, ngày 27 tháng 01 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN
NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật xây dựng ngày 26/11/2003; Luật Quy
hoạch ngày 17/6/2009; Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006
về việc lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/ 01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của
Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 148/2005/QĐ-TTg ngày
17/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế
- xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 105/2008/QĐ-TTg ngày
21/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử
dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg ngày
29/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển
vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngày
28/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác,
chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây
không nung đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1065/QĐ-TTg ngày 09/7/2010
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai
thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 144/QĐ-UBND ngày 10/01/2011
của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng
khoáng sản tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025; Quyết định
2810/QĐ-UBND ngày 30/8/2012 của UBND tỉnh phê duyệt bổ sung Quy hoạch thăm dò,
khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, định hướng
đến năm 2025 (khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường);
Căn cứ Quyết định 3990/QĐ-UBND ngày 06/02/2011 của
UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Quy hoạch phát triển vật
liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số
09/TTr-SXD ngày 14/01/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng (VLXD) trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, với các nội dung
sau:
1. Phạm vi nghiên cứu:
Toàn bộ địa giới tỉnh Quảng Nam.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Tập trung vào một số chủng loại VLXD chủ yếu của địa
phương như sau:
- Xi măng;
- Vật liệu xây nung và không nung (gạch đất sét
nung truyền thống, vật liệu xây không nung...);
- Vật liệu lợp nung và không nung (ngói nung truyền
thống, ngói xi măng cát có màu, các loại tấm lợp...);
- Đá, cát xây dựng;
- Bê tông xây dựng (bê tông cấu kiện đúc sẵn, bê
tông thương phẩm);
- Các loại vật liệu khác (gạch ốp lát; kính xây dựng).
3. Quan điểm, mục tiêu
a) Quan điểm
- Phát triển sản xuất VLXD nhằm đáp ứng nhu cầu đầu
tư xây dựng trên địa bàn tỉnh; đồng thời cung cấp các sản phẩm VLXD có thế mạnh
cho các tỉnh, thành phố lân cận và xuất khẩu;
- Phát triển sản xuất VLXD trên cơ sở quy mô hợp
lý, công nghệ hiện đại, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ngành công nghiệp VLXD nhằm góp phần đưa Quảng Nam trở thành
tỉnh công nghiệp vào năm 2020;
- Phát triển sản xuất VLXD nhằm thu hút lao động, tạo
việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải
thiện đời sống nhân dân.
b) Mục tiêu
- Đáp ứng cơ bản nhu cầu đối với các chủng loại vật
liệu thông thường như vật liệu xây, vật liệu lợp, đá xây dựng, các loại bê tông
và một số loại vật liệu trang trí hoàn thiện khác. Phát triển sản xuất các sản
phẩm có giá trị kinh tế cao và có lợi thế về thị trường tiêu thụ để mở rộng
cung ứng cho các tỉnh, thành phố trong nước và xuất khẩu;
- Giá trị sản xuất VLXD đến năm 2015 tăng trên 1,5
lần và đến năm 2020 tăng trên 2,5 lần so với năm 2012;
- Giải quyết thêm khoảng trên 7.000 lao động mới
vào làm việc trong ngành sản xuất VLXD.
4. Định hướng quy hoạch đến năm
2020
4.1. Xi măng
4.1.1. Nhu cầu dự báo: Đến năm 2015 là 1.169 ngàn tấn;
năm 2020 là 1.862 ngàn tấn.
4.1.2. Phương án quy hoạch
a) Giai đoạn đến năm 2015
Đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng công trình Nhà
máy xi măng Thạnh Mỹ để đảm bảo hoàn thành, đưa dự án vào vận hành, sản xuất ổn
định trong năm 2014 với:
- Dây chuyền sản xuất clanhke đồng bộ từ công đoạn
tiếp nhận và đập nguyên liệu đến công đoạn nghiền nguyên liệu, nung clanhke với
công suất 3.300 tấn clanhke/ngày;
- Dây chuyền đồng bộ từ công đoạn nghiền đến công
đoạn đóng bao và xuất xi măng với công suất 1.235.000 tấn xi măng/năm.
b) Giai đoạn đến năm 2020
Với công suất như trên, Nhà máy xi măng Thạnh Mỹ
đáp ứng được nhu cầu xi măng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2015 và một số
năm sau. Để đáp ứng nhu cầu xi măng đến năm 2020 và các giai đoạn tiếp theo, cần
tiếp tục nâng công suất sản xuất hoặc mở rộng đầu tư để đạt công suất từ
2.000.000 tấn xi măng/năm trở lên để đáp ứng nhu cầu trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam và cung ứng cho các địa phương lân cận thuộc Miền Trung và Tây Nguyên.
4.2. Vật liệu xây
4.2.1. Nhu cầu dự báo: Đến năm 2015 là 591 triệu
viên; năm 2020 là 953 triệu viên.
4.2.2. Phương án quy hoạch
a) Giai đoạn đến năm 2015
* Gạch nung:
- Duy trì sản xuất 34 cơ sở gạch tuynel hiện có với
tổng công suất là 558 triệu viên, ngoài cung ứng cho Quảng Nam còn cung ứng cho
các địa phương lân cận;
- Duy trì sản xuất một số cơ sở gạch nung tuynen lò
đứng hiện có với tổng công suất ước khoảng 3 ÷ 5 triệu viên/năm để đáp ứng nhu
cầu xây dựng tại chỗ. Tiến tới ngừng hoạt động các cơ sở sản xuất này trên địa
bàn tỉnh vào năm 2015 hoặc chuyển đổi sang sản xuất gạch không nung.
* Gạch không nung:
- Phát triển sản xuất tại các cơ sở gạch không nung
hiện có với tổng công suất là 46 triệu viên/năm;
- Khuyến khích chuyển đổi sang sản xuất gạch không
nung tại một số cơ sở sản xuất gạch nung tuynel hiện có khoảng 22 triệu
viên/năm;
- Chuyển đổi một số cơ sở gạch nung tuynen lò đứng
hiện có sang sản xuất gạch không nung với tổng công suất ước khoảng 5 triệu
viên/năm;
- Tiếp tục kêu gọi đầu tư phát triển các cơ sở sản
xuất gạch không nung với tổng công suất khoảng 68 triệu viên/năm.
b) Giai đoạn đến năm 2020
* Gạch nung:
- Không phát triển thêm gạch nung, duy trì công suất
sản xuất ở giai đoạn trước và chuyển đổi sản lượng gạch nung sang không nung để
có sản lượng gạch nung là 548 triệu viên.
* Gạch không nung:
- Duy trì sản xuất các cơ sở sản xuất ở giai đoạn
trước với tổng công suất 141 triệu viên/năm;
- Chuyển đổi sang sản xuất gạch không nung tại một
số cơ sở sản xuất gạch nung tuynen hiện có khoảng 10 triệu viên/năm;
- Tiếp tục kêu gọi đầu tư phát triển các cơ sở sản
xuất gạch không nung với tổng công suất khoảng 260 triệu viên/năm.
4.3. Vật liệu lợp
4.3.1. Nhu cầu dự báo: Đến năm 2015 là 2,434 triệu m2; năm 2020 là 3,853 triệu m2.
4.3.2. Phương án quy hoạch
a) Giai đoạn đến năm 2015
* Ngói nung:
Duy trì và phát triển sản xuất ngói nung tại các cơ sở sản xuất gạch nung tuynel với sản lượng đạt 0,55 triệu m2/năm (tương đương 12,10 triệu viên ngói/năm)
trên dây chuyền công nghệ đồng bộ, hiện đại nhằm đa dạng hóa sản phẩm (ngói thông thường, ngói trang trí, ngói tráng men, giả cổ,…).
* Ngói xi măng - cát:
- Phát triển sản xuất ngói màu đạt tổng sản lượng 0,32 triệu m2/năm (trong đó,
Công ty Cổ phần Đồng Tâm Miền Trung là 0,20 triệu m2/năm và Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Sao Việt Nhật là 0,12 triệu m2/năm);
- Duy trì và mở rộng sản xuất tại các cơ sở sản xuất ngói xi măng - cát hiện có
để
đạt sản lượng 0,1 triệu m2/năm;
- Đầu tư mới các cơ sở sản xuất ngói xi măng - cát với tổng sản lượng là 0,30 triệu m2/năm tại các Khu công nghiệp Đông Quế Sơn, Tây An, Thuận Yên - Trường Xuân và các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
* Tấm lợp các loại:
- Duy trì và phát triển các cơ sở gia công quy mô nhỏ tại các cụm
công nghiệp thuộc các huyện có công suất 0,1 triệu m2/năm/cơ sở với nguyên liệu là tôn cuộn mạ và thiết bị là máy dập song, cắt liên hợp. Dự kiến có 03 cơ sở;
- Duy trì sản xuất tấm lợp Fibrô - xi măng tại cơ sở sản xuất Chi nhánh Nam Quan (Công ty Vân Long) hiện có với sản lượng 01 triệu m2/năm;
- Đầu tư mới 01 cơ sở sản xuất tấm lợp cách âm, cách nhiệt và khả năng chống cháy cao (gồm 3 lớp: tôn tráng kẽm hoặc mạ màu + PU cách nhiệt + Màng PP hoặc PVC). Tổng công suất 0,3 triệu m2/năm tại Khu công nghiệp Đông Quế Sơn.
b) Giai đoạn đến năm 2020
* Ngói nung:
Duy trì và phát triển sản xuất ngói nung tại các cơ sở sản xuất gạch nung tuynel với sản lượng đạt 0,60 triệu m2/năm (tương đương 13,20 triệu viên ngói/năm)
trên dây chuyền công nghệ đồng bộ, hiện đại nhằm đa dạng hóa sản phẩm (ngói thông thường, ngói trang trí, ngói tráng men, giả cổ,…).
* Ngói xi măng - cát:
- Duy trì ổn định sản xuất ngói màu với tổng sản lượng 0,32 triệu
m2/năm (trong đó, Công ty Cổ phần Đồng Tâm Miền Trung là 0,20 triệu m2/năm và Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Sao Việt Nhật là 0,12 triệu m2/năm);
- Duy trì sản xuất tại các cơ sở sản xuất ngói xi măng - cát hiện với tổng sản
lượng 0,4 triệu m2/năm;
- Đầu tư mới các cơ sở sản xuất ngói xi măng - cát với tổng sản lượng là 0,30 triệu m2/năm tại các vệt công nghiệp dọc Quốc lộ 14B, 14E hoặc tại các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
* Tấm lợp các loại:
- Duy trì ổn định sản xuất tại các cơ sở sản xuất giai đoạn trước với tổng sản lượng 1,60 triệu m2/năm;
- Đầu tư mới các cơ sở gia công quy mô nhỏ tại các cụm công nghiệp thuộc
các
huyện có công suất 0,1 triệu m2/năm/cơ sở với nguyên
liệu là tôn cuộn mạ và thiết bị là máy dập song, cắt liên hợp. Dự kiến có 04 cơ sở;
- Mở rộng sản xuất hoặc đầu tư mới 01 cơ sở sản xuất tấm lợp cách âm, cách
nhiệt và
khả năng chống cháy cao (gồm 3
lớp: tôn tráng kẽm hoặc mạ màu + PU cách nhiệt + Màng PP hoặc PVC) thêm 0,3 triệu m2/năm để đạt tổng công suất 0,6 triệu m2/năm.
4.4. Đá xây dựng
4.4.1. Nhu cầu dự báo: Đến năm 2015 là 2,580 triệu m3; năm 2020 là 4,189 triệu m3.
4.4.2. Phương án quy hoạch
a) Giai đoạn đến năm 2015
- Duy trì và nâng công suất các cơ sở hiện có để đạt công suất 3,0 ~ 3,6 triệu m3/năm nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng trong tỉnh và cung ứng cho các địa phương lân cận;
- Khai thác đá xây dựng trên địa bàn các huyện miền núi Tây Giang, Nam
Giang, Đông Giang, Phước Sơn, Nam Trà My,… để đáp ứng nhu cầu xây dựng tại chỗ nhằm hạ giá thành xây dựng
nhất là trong giai đoạn này nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn. (do đây là vật liệu nặng, nếu vận chuyển cự ly dài sẽ làm tăng giá thành công trình).
b) Giai đoạn đến năm 2020
Mở rộng phát triển sản xuất đá xây dựng tại các địa phương có tiềm năng về đá xây dựng để đạt công suất 4,6 ÷ 5,0 triệu m3/năm nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng trong tỉnh và cung ứng cho các địa phương lân cận.
4.5. Cát xây dựng
4.5.1. Nhu cầu dự báo: Đến năm 2015 là 1,732 triệu
m3; năm 2020 là 2,730 triệu m3.
4.5.2. Phương án quy hoạch: (Giai đoạn đến năm 2015 và năm 2020)
- Tiếp tục khai thác cát xây dựng trên cơ sở quản lý chặt chẽ việc thực hiện
đúng quy hoạch khoáng sản và quy định khai thác để đáp ứng trước hết là nhu cầu trong tỉnh kế đến là các tỉnh, thành phố lân cận;
- Tổ chức sắp xếp lại lực lượng khai thác cát của hộ tư nhân nhỏ lẻ, khuyến khích và tạo điều kiện để các cơ sở này liên doanh, liên kết hình thành các đơn vị khai thác tập trung để: (i) Có điều kiện tổ chức,
quản lý khai thác theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt; (ii) Áp dụng cơ giới hóa và cải tiến công nghệ nhằm nâng công suất, chất lượng cát xây dựng và (iii) Đảm bảo môi trường, cảnh quan thiên nhiên;
- Chấm dứt tình trạng khai thác trái phép, không phép đi đôi với xây dựng kế
hoạch thăm dò và quy hoạch cấp mỏ cho các tổ chức có năng lực;
- Khai thác cát xây dựng phải đảm bảo hành lang an toàn đối với giao thông
đường thủy và phạm vi bảo vệ đối với các công trình công cộng (giao thông, thủy lợi,…), nhà ở nhân dân.
4.6. Gạch ốp lát
4.6.1. Nhu cầu dự báo: Đến năm 2015 là 4,479 triệu m2; năm 2020 là 7,315 triệu m2.
4.6.2. Phương án quy hoạch
a) Giai đoạn đến năm 2015
Duy trì sản xuất ổn định để đạt sản lượng gạch ốp lát 32,80 triệu m2 tại các cơ
sở
sản xuất:
- Công ty Cổ phần Prime (Đại Lộc): 24 triệu m2;
- Công ty Đồng Tâm Miền Trung (KCN Điện Nam - Điện
Ngọc): 3,8 triệu m2;
- Công ty Cổ phần gạch men N-M (KCN Bắc Chu Lai): 5 triệu m2.
b) Giai đoạn đến năm 2020
Duy trì và phát triển sản xuất để đạt sản lượng gạch ốp lát 33,70 triệu m2 tại
các
cơ sở sản xuất:
- Công ty cổ phần Prime (Đại Lộc): 24 triệu m2;
- Công ty Đồng Tâm Miền Trung (KCN Điện Nam - Điện
Ngọc): 4,7 triệu m2;
- Công ty Cổ phần gạch men N-M (KCN Bắc Chu Lai): 5 triệu m2;
4.7. Kính xây dựng
4.7.1. Nhu cầu dự báo: Đến năm 2015 là 1,742 triệu m2; năm 2020 là 2,849 triệu m2.
4.7.2. Phương án quy hoạch
a) Giai đoạn đến năm 2015
Duy trì sản xuất đạt công suất thiết kế là 43 triệu m2/năm.
Cơ
sở sản xuất kính nổi cần đầu tư nâng cao hơn nữa chất lượng kính, sản xuất đa dạng hóa chủng loại
kính để đảm bảo cung ứng nhu cầu trong
nước và tăng khả năng xuất khẩu.
Nghiên
cứu
sản xuất những sản phẩm sau kính để mở rộng khả năng tiêu thụ và xuất khẩu.
Liên kết với các nhà thiết kế xây dựng để
sản xuất các sản phẩm phù hợp
yêu
cầu
xây dựng công trình.
b) Giai đoạn đến năm 2020
Đầu tư nâng cấp, mở rộng
hoặc đầu tư mới cơ sở sản xuất
kính nổi để đạt tổng công suất sản xuất kính đạt khoảng 68 ÷ 70 triệu m2/năm để đáp ứng nhu cầu trong
nước và xuất khẩu vào năm
2020
(theo Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD
Việt Nam đến năm 2020 cần phát triển công suất thêm 28 triệu m2/năm tại khu vực Nam Trung bộ). Sản xuất kính với chất lượng cao, chủng loại đa dạng để mở rộng khả
năng tiêu thụ và xuất khẩu.
5. Tổng hợp các phương án quy
hoạch đến năm 2020
Stt
|
Chủng loại VLXD
|
Đơn vị
|
2015
|
2020
|
1
|
Xi măng
|
Triệu tấn
|
1,235
|
2,000
|
2
|
Vật liệu xây:
- Gạch nung
- Gạch không nung
|
Triệu viên
Triệu viên
Triệu viên
|
699
558
141
|
959
548
411
|
3
|
Vật liệu lợp:
- Ngói nung
- Ngói không nung
-
Tấm lợp các loại
|
Triệu m2
Triệu m2
Triệu m2
Triệu m2
|
2,87
0,55
0,72
1,60
|
3,92
0,60
1,02
2,30
|
4
|
Đá xây dựng
|
Triệu m3
|
3,30
|
4,80
|
5
|
Cát xây dựng
|
Triệu m3
|
2,55
|
3,94
|
6
|
Gạch ốp lát
|
Triệu m2
|
32,80
|
33,70
|
7
|
Kính xây dựng
|
Triệu m2
|
43,00
|
68,00
|
6. Định hướng phát triển VLXD đến
năm 2030
Đi vào sản xuất các chủng loại VLXD mới, có chất lượng
cao hơn, có khả năng thay thế các loại vật liệu xây dựng truyền thống và các loại
VLXD nhập ngoại, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ tại chỗ, phục vụ cho các tỉnh,
thành phố lân cận, khu vực Tây Nguyên và xuất khẩu.
7. Giải pháp thực hiện quy hoạch
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các
thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất VLXD;
- Đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân kỹ
thuật lành nghề, kết hợp với việc phát triển khoa học công nghệ VLXD để đáp ứng
nhu cầu hiện tại và tạo tiền đề cho sự phát triển của ngành trong tương lai;
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc
phát triển các ngành kinh tế trong đó có ngành sản xuất VLXD;
- Bảo vệ môi trường trong sản xuất VLXD;
- Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà Nước, tạo điều kiện
mở rộng thị trường để thúc đẩy sản xuất VLXD và thống nhất quản lý Nhà Nước đối
với toàn ngành sản xuất và kinh doanh VLXD trên địa bàn tỉnh;
- Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản để phục vụ cho
yêu cầu phát triển VLXD trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Xây dựng
- Tổ chức công bố quy hoạch phát triển vật liệu xây
dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quản lý và chỉ đạo triển khai thực hiện quy hoạch
đã được phê duyệt. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách phát triển ổn định và
bền vững cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng;
- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan đề xuất các
chính sách về khuyến khích đầu tư, huy động vốn, khoa học kỹ thuật để phát triển
VLXD có hiệu quả và bền vững;
- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố kiểm tra
giám sát tình hình triển khai quy hoạch, báo cáo UBND tỉnh định kỳ hàng năm hoặc
đột xuất.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp với Sở Xây dựng cấp giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác các
loại khoáng sản VLXD theo đúng quy hoạch và kiểm tra, giám sát việc khai thác tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo quy định;
- Phối hợp với các cơ quan liên quan ban hành, công bố các tiêu chuẩn về môi trường trong sản xuất vật liệu xây dựng.
3. Sở Công Thương
- Phối hợp với Sở Xây dựng và các ngành liên quan
nghiên cứu, hướng dẫn việc áp dụng công nghệ, thiết bị và phụ tùng thay thế cho
sản xuất VLXD ở địa phương;
- Đề xuất hoạt động khuyến công, tổ chức thực hiện
các hoạt động xúc tiến thương mại và các cơ chế chính sách liên quan đến công
tác phát triển thị trường VLXD trong và ngoài nước.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
- Lập phương án đẩy mạnh các hoạt động khoa học
công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng: Tiếp thu, ứng dụng công
nghệ tiên tiến ở trong và ngoài nước, nhất là công nghệ sạch, công nghệ ít tiêu
tốn nguyên liệu, nhiên liệu để thay thế các công nghệ lạc hậu trong sản xuất vật
liệu xây dựng;
- Đề xuất giải pháp hỗ trợ ứng dụng khoa học và
công nghệ trong sản xuất sản phẩm mới.
5. Các Sở, Ban, ngành có liên quan
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm
phối hợp với các cơ quan chủ trì và UBND các huyện, thành phố tham gia đề xuất
giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác thực hiện, quản lý quy hoạch và
phát triển VLXD trên địa bàn tỉnh.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Phối hợp cùng Sở Xây dựng quản lý, chỉ đạo các tổ
chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển công nghiệp VLXD trên địa bàn theo
đúng quy hoạch; Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện quy hoạch tại
địa phương và định kỳ hàng năm báo cáo về Sở Xây dựng;
- Thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài
nguyên khoáng sản, môi trường, an toàn lao động, an ninh trật tự tại các khu vực
có khoáng sản làm VLXD và có cơ sở sản xuất VLXD. Giải quyết theo thẩm quyền
các thủ tục giao đất, cho thuê đất, sử dụng cơ sở hạ tầng và các vấn đề khác có
liên quan cho các tổ chức, cá nhân được phép thăm dò, khai thác, chế biến
khoáng sản tại địa phương. Đặc biệt chú trọng việc rà soát, kiểm tra việc sử dụng
đất sét làm gạch ngói nung trên địa bàn.
7. Các doanh nghiệp sản xuất và khai thác chế biến
khoáng sản làm VLXD
- Các doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện tốt chức
năng nhiệm vụ của mình trên cơ sở pháp luật ban hành. Đặc biệt phải thường
xuyên quan tâm tới việc bảo vệ môi trường. Đối với các cơ sở khai thác tài
nguyên phải thực hiện hoàn nguyên hàng năm hoặc trong từng thời gian khai thác;
- Tăng cường nghiên cứu công nghệ sản xuất, áp dụng
tiến bộ khoa học, tăng cường quản lý sản xuất, quy trình công nghệ, quản lý kỹ
thuật để sản xuất ra sản phẩm chất lượng, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật;
- Làm tốt công tác báo cáo sản lượng và kiến nghị
cơ quan Nhà nước, UBND tỉnh về những khó khăn, thuận lợi của ngành công nghiệp
sản xuất VLXD. Chủ động khai thác thế mạnh, nỗ lực khắc phục khó khăn, thay đổi
chiến lược sản xuất kinh doanh, sử dụng công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng và
công nghệ xây dựng mới;
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Công
Thương, Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi
trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Giám
đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh; Ban Quản lý
Khu kinh tế mở Chu Lai; Ban Quản lý Phát triển Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc;
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết
định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đinh Văn Thu
|