Quyết định 444/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 444/QĐ-UBND
Ngày ban hành 25/01/2011
Ngày có hiệu lực 25/01/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Hoàng Mạnh Hiển
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 444/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 2281/QĐ-TTg ngày 10/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Chương trình quốc gia về An toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ Văn bản số 2180/LĐTBXH-KHTC, ngày 23/6/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn lập Kế hoạch và Dự toán kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động 5 năm giai đoạn 2011 - 2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội tại Tờ trình số 1164/TT-LĐTBXH ngày 28 tháng 7 năm 2010 về việc ban hành Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục ATLĐ) (để báo cáo);
- TT Thành ủy; TT HĐND;
- Đ/c: Chủ tịch, các PCT UBND Thành phố;
- Các sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- CVP, các PVP UBND Thành phố;
- TH, KT, NC, TN-MT, CT, LĐCSXH;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Mạnh Hiển

 

CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA

VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN NĂM 2011 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 444/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2011 của UBND Thành phố Hà Nội)

Căn cứ Quyết định số 2281/QĐ-TTg ngày 10/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Chương trình quốc gia về An toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015; văn bản số 2180/LĐTBXH-KHTC, ngày 23/6/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn lập Kế hoạch và Dự toán kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về An toàn lao động, vệ sinh lao động 5 năm giai đoạn 2011 - 2015.

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu tổng quát:

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động để nâng cao nhận thức cho người sử dụng lao động và người lao động về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động;

- Thực hiện tốt việc cải thiện điều kiện, môi trường lao động tạo điều kiện ngày càng có nhiều người lao động được làm việc trong môi trường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Nâng cao năng lực quản lý, giám sát của đội ngũ cán bộ làm công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động;

- Nâng cao năng lực chuẩn đoán, khám phát hiện, điều trị bệnh nghề nghiệp cho cán bộ y tế tuyến quận, huyện, thị xã và cán bộ y tế của các doanh nghiệp;

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trong việc chấp hành, thực hiện các quy định của pháp luật về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động.

2. Mục tiêu cụ thể

- Giảm 5% tần suất tai nạn lao động hàng năm, đặc biệt trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động (xây dựng, chế biến vật liệu xây dựng, điện);

- Bình quân hàng năm giảm 10% số người lao động mắc mới bệnh nghề nghiệp phổ biến, đảm bảo trên 80% người lao động làm việc ở nơi có nguy cơ cao mắc bệnh nghề nghiệp được khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp;

- 100% người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp được điều trị, chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng; 100% người lao động được xác nhận làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật;

- Trên 80% người lao động làm việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và cán bộ an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

- 100% số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, tai nạn lao động chết người được điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật lao động.

II. THỜI GIAN, PHẠM VI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

[...]