Quyết định 436/QĐ-UBND năm 2011 về phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 - 2015

Số hiệu 436/QĐ-UBND
Ngày ban hành 01/07/2011
Ngày có hiệu lực 01/07/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Đinh Quốc Trị
Lĩnh vực Thương mại,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 436/QĐ-UBND

Ninh Bình, ngày 01 tháng 07 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005;

Căn cứ Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/6/2006 của Chính phủ về thương mại điện tử;

Thực hiện Quyết định số 1073/QĐ-TTg ngày 12/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 - 2015;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công thương tại Tờ trình số 401/TTr-SCT ngày 27/6/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử (TMĐT) tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 - 2015 với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TMĐT, về nội dung, kỹ năng ứng dụng TMĐT nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, doanh nghiệp và người dân về vai trò, lợi ích của TMĐT; hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT trong sản xuất, kinh doanh và khai thác hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến; đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực TMĐT; tăng cường công tác quản lý Nhà nước về TMĐT để đảm bảo phát triển thương mại lành mạnh, bền vững và bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

2. Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2015 phát triển TMĐT trên địa bàn tỉnh đặt các mục tiêu chủ yếu sau:

- 100% cán bộ quản lý Nhà nước và doanh nghiệp biết lợi ích của TMĐT;

- 80% doanh nghiệp nắm được kỹ năng kinh doanh trên mạng Internet;

- 40% doanh nghiệp tiến hành giao dịch TMĐT;

- 40% mua sắm của các cơ quan hành chính được công bố trên các trang tin điện tử của tỉnh;

- 15% hộ sản xuất, kinh doanh tiến hành giao dịch TMĐT.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI

1. Phổ biến, tuyên truyền về TMĐT cho cán bộ quản lý Nhà nước

- Đi tượng tham dự: Cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp, các ngành, các đơn vị sự nghiệp, hiệp hội ngành nghề;

- Nội dung: Tuyên truyền về tổng quan và lợi ích của TMĐT; các mô hình TMĐT trên thế giới, TMĐT Việt Nam; hệ thống pháp luật về TMĐT; hướng dẫn lập kế hoạch trin khai TMĐT, dịch vụ công trực tuyến, các kỹ năng khai thác, quản lý và cập nhật thông tin thương mại trực tuyến;

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công thương;

- Đơn vị phối hợp: Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương); các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh;

- Hình thức tuyên truyền: Mở các lớp tập huấn về TMĐT;

- Số lượng: 01 lớp/năm x 05 năm = 05 lớp; mỗi lớp từ 70 - 80 người.

2. T chức tập huấn về TMĐT cho các doanh nghiệp

[...]