UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
43/2007/QĐ-UBND
|
Vinh,
ngày 27 tháng 4 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ BAN HÀNH CÔNG ĐIỆN, BÁO CÁO PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG
TRÊN BIỂN, BÁO CÁO THIỆT HẠI VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN CỦA ĐÀI KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN
KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ TRONG PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Phòng chống lụt,
bão (đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 08/3/1993); Pháp lệnh Phòng chống lụt, bão (đã được sửa đổi, bổ
sung ngày 24/8/2000); Nghị định số 08/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Phòng chống lụt, bão đã được sửa đổi,
bổ sung ngày 24/8/2000;
Xét đề nghị của ông Chánh Văn
phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh tại Tờ trình số
20/TT-PCLB-VP ngày 17/4/2007 và ý kiến đóng góp của Sở Tư pháp tại Công văn số
204/STP-VB ngày 02/3/2007, Sở Bưu chính -Viễn thông tại Công văn số 50/BCVT
ngày 13/02/2007, Sở Giao thông Vận tải tại Công văn số 379/CV.SGTVT-QLGT và ý
kiến của Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp & PTNT, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh,
Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và UBND các huyện,
thị ven biển…,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này: Quy chế về Ban hành Quy chế về ban hành công điện; báo cáo
phương tiện hoạt động trên biển; báo cáo thiệt hại và sử dụng thông tin của Đài
khí tượng thuỷ văn khu vực Bắc Trung Bộ trong phòng chống lụt, bão và giảm nhẹ
thiên tai.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông: Chánh
Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ban ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành
phố Vinh, thị xã Cửa Lò; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Phan Đình Trạc
|
QUY CHẾ
VỀ VIỆC BAN HÀNH CÔNG ĐIỆN, BÁO CÁO PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG TRÊN BIỂN,
BÁO CÁO THIỆT HẠI VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN CỦA ĐÀI KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN KHU VỰC BẮC
TRUNG BỘ TRONG PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-UBND ngày 27/4/2007 của UBND tỉnh
Nghệ An)
Chương I:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Quy chế này quy định trách nhiệm việc
ban hành các loại công điện; báo cáo phương tiện hoạt động trên biển; báo cáo
thiệt hại và sử dụng thông tin của Đài khí tượng thuỷ văn khu vực Bắc Trung Bộ
trong công tác phòng chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai.
- Đối tượng áp dụng của quy chế là
các tổ chức và cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Chương II:
SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH CÔNG ĐIỆN
Điều 2. Văn phòng thường
trực Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão (BCHPCLB) tỉnh căn cứ vào dự báo của Trung
tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương, Đài khí tượng thuỷ văn Bắc Trung Bộ,
công điện chỉ đạo của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, Uỷ ban Quốc
gia tìm kiếm - cứu nạn, Thủ tướng Chính phủ và tình hình thực tế của địa phương
để dự thảo các loại công điện như sau:
a) Công điện cảnh báo được ban hành
khi:
Có tin áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) xa,
có tin bão xa, hoặc khi lũ sông Cả dưới báo động III:
- Khi ATNĐ hoặc bão đang hoạt động ở
phía Đông kinh tuyến 1200 Đông, phía Nam vĩ tuyến 050 Bắc và phía Bắc vĩ tuyến
220 Bắc nhưng có khả năng di chuyển vào biển Đông trong 24 giờ tới.
- Khi mực nước lũ tại Nam Đàn dưới
báo động III.
b) Công điện chỉ đạo của Ban chỉ huy
PCBL tỉnh được ban hành khi:
Có tin ATNĐ trên biển Đông, bão trên
biển Đông, hoặc khi lũ sông Cả từ báo động III đến báo động khẩn cấp:
- Khi vị trí tâm ATNĐ cách điểm gần
nhất thuộc bờ biển nước ta trên 500 km hoặc khi vị trí tâm ATNĐ cách điểm gần
nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta từ 300 km đến 500 km và chưa có khả năng di
chuyển về phía đất liền nước ta trong 24 giờ tới.
- Khi tâm bão vượt qua kinh tuyến
1200 Đông, vĩ tuyến 050 Bắc và vĩ tuyến 220 Bắc hoặc bão phát sinh trên biển
Đông có vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta trên
1.000 km hoặc khi vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước
ta từ 300 km và 500 km và chưa có khả năng di chuyển về phía đất liền nước ta
trong 24 giờ đến 48 giờ tới.
- Khi lũ sông Cả tại Nam Đàn đạt tới
mức báo động III đến báo động khẩn cấp. c) Công điện chỉ đạo của Chủ tịch UBND
tỉnh được ban hành khi:
Có tin ATNĐ gần bờ, bão gần bờ, bão
khẩn cấp hoặc khi lũ sông Cả vượt mức báo động khẩn cấp:
- Khi vị trí tâm ATNĐ cách điểm gần
nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta dưới 300 km hoặc khi vị trí tâm ATNĐ cách
điểm gần nhất thuộc bờ biển nước ta từ 300 km đến 500 km và có khả năng ảnh hưởng
trực tiếp đến nước ta trong 24 giờ tới.
- Trường hợp bão gần bờ. Khi vị trí
tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta từ 500 km đến 1.000
km và có khả năng di chuyển về phía đất liền nước ta trong 24 giờ đến 48 giờ tới,
hoặc khi vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển nước ta từ 300 km đến
dưới 500 km và chưa có khả năng di chuyển về phía đất liền nước ta trong 24 giờ
đến 48 giờ.
- Trường hợp bão khẩn cấp. Khi vị trí
tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta từ 300 km đến 500 km
và có khả năng di chuyển về phía đất liền nước ta trong 24 giờ đến 48 giờ tới.
Hoặc khi vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển nước ta dưới 300 km.
- Khi lũ sông Cả tại Nam Đàn vượt mức
báo động khẩn cấp.
- Hoặc để triển khai các công điện của
Thủ tướng Chính phủ.
Điều 3. Thẩm
quyền ký ban hành công điện:
a) Công điện cảnh
báo:
Căn cứ tình hình thực tế theo quy định,
Chánh Văn phòng thường trực BCH PCLB tỉnh ký ban hành.
b) Công điện chỉ đạo
của Ban chỉ huy PCLB tỉnh:
Phó ban thường trực Ban chỉ huy PCLB
tỉnh ký ban hành.
c) Công điện chỉ đạo của Chủ tịch
UBND tỉnh:
Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành.
Điều 4. Phát hành
và thông tin các Công điện:
1. Trên các phương tiện thông tin đại
chúng:
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.
Khi nhận được Công điện do Thường trực Văn phòng Ban chỉ huy PCLB tỉnh chuyển
qua bằng máy FAX, hoặc đưa tay, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phát ngay
trong các chương trình thời sự trên hai sóng phát thanh và truyền hình. Trường
hợp Công điện khẩn yêu cầu phát thông tin 1h/1lần, các lần phát sóng tiếp theo
sau không đọc thông tin về diễn biến của bão hoặc ATNĐ mà chỉ đọc nội dung chỉ
đạo của Công điện.
- Trên báo Nghệ An. Trích đăng
nội dung chỉ đạo của Công điện lên số báo gần nhất.
- Trên trang tin điện tử Nghệ An.
Văn phòng thường trực BCH phối hợp với
Trung tâm công nghệ thông tin của Sở
Bưu chính Viễn thông để đưa thông tin lên trang tin điện tử Nghệ An
(www.nghean.gov.vn).
2. Theo đường công văn.
Sở Bưu chính Viễn thông chịu trách
nhiệm chỉ đạo Bưu điện tỉnh, chuyển ngay Công điện đến các Sở, ban, ngành, UBND
huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các đơn vị khác.
3. Theo máy FAX.
Văn phòng thường trực Ban chỉ huy
PCLB tỉnh sử dụng máy FAX chuyển thông tin đến các Sở, ban, ngành, UBND các huyện,
thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các đơn vị khác.
4. Giám đốc các Sở, ban, ngành, Chủ tịch
UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và Thủ trưởng các đơn vị khác phải
trang bị đầy đủ máy điện thoại, máy FAX, đường truyền Internet và bố trí người
trực để nhận và theo dõi các thông tin trong mùa lụt bão.
Chương III:
SỬ DỤNG THÔNG TIN CỦA ĐÀI KHÍ TƯỢNG THUỶ
VĂN KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ
Điều 5. Đài khí tượng thuỷ
văn Bắc Trung Bộ chịu trách nhiệm thông báo tình hình thời tiết, thuỷ văn, dự
báo ATNĐ, bão, lũ và các hiện tượng thời tiết, thuỷ văn nguy hiểm khác tới các
nơi có liên quan theo như các quy định của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường
và Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Quốc gia.
Điều 6. Khi có ATNĐ gần bờ,
bão gần bờ, bão khẩn cấp hoặc lũ khẩn cấp… yêu cầu cung cấp thông tin hai giờ một
lần qua đường nối mạng Internet, đồng thời qua máy FAX tới Thường trực Tỉnh uỷ,
Thường trực HĐND, UBND tỉnh, Trưởng phó Ban chỉ huy PCLB, Văn phòng Thường trực
BCHPCBL tỉnh.
Chương IV:
BÁO CÁO TÌNH HÌNH PHƯƠNG TIỆN VÀ NGƯ DÂN HOẠT
ĐỘNG TRÊN BIỂN.
- Số lượng tàu, thuyền và người đang
trên biển. Trong đó: Số lượng tàu, thuyền đánh bắt gần bờ, xa bờ, vận tải…
- Số lượng tàu, thuyền và người đã trở
về đất liền.
- Số lượng tàu, thuyền và người đã
vào nơi trú ẩn an toàn, ở đâu.
- Số lượng tàu, thuyền và người đang
trên đường về và đang tìm nơi trú ẩn.
- Số lượng tàu, thuyền và người đang
gặp nạn (loại tai nạn, số lượng, số hiệu tàu, số người, toạ độ, hướng xử lý…).
Điều 8. Trách nhiệm
của đơn vị và các cá nhân:
1. Các chủ phương tiện, tàu thuyền phải
trang bị đầy đủ các thiết bị thông tin, đài ra -đi-ô, phao cứu sinh trước khi
đi biển, (đối với các tàu thuyền có sử dụng thiết bị thu sóng tần số vô tuyến
điện cần phải đăng ký sử dụng thiết bị theo đúng quy định). Thực hiện nghiêm
túc việc đăng ký số người trên phương tiện với chính quyền địa phương và đồn
biên phòng sở tại và phải thường xuyên thông báo tình hình hoạt động về gia
đình, tuyệt đối không được đi biển khi có lệnh cấm của Ban chỉ huy PCLB các cấp.
2. UBND huyện Quỳnh
Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò, có tàu thuyền hoạt động trên biển chịu
hoàn toàn trách nhiệm về báo cáo số liệu tàu thuyền trên biển của địa phương
mình. Chủ trì, phối hợp chắt chẽ với các Đồn Biên phòng tuyên truyền, vận động,
ngăn chặn thàu thuyền đi biển khi đã có Công điện của Ban chỉ huy PCLB các cấp.
Đồng thời kiểm đếm số lượng tàu thuyền và các phương tiện đang hoạt động trên
biển, báo cáo về Sở Thuỷ sản vào các thời điểm 7h, 13h, 17h và 21h hàng ngày.
3. Sở Thuỷ sản chịu
trách nhiệm phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Nghệ An tổng hợp số liệu
toàn tỉnh báo cáo về Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCLB tỉnh để báo cáo Tỉnh
uỷ, UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCLB tỉnh, Ban chỉ đạo PCLB Trung ương, Báo, Đài
Trung ương và địa phương có liên quan.
Chương V:
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THIỆT HẠI DO BÃO LỤT
Điều 9. Nội dung
Báo cáo tình hình thiệt hại do bão lụt
1. Báo cáo trong
trường hợp khẩn cấp: Báo cáo ngay (bằng điện
thoại) khi xảy ra thiệt hại, sau đó bằng văn bản gửi FAX, đồng thời bằng đường
công văn, trước hết thiệt hại về người (số người chết, mất tích và bị thương, họ
tên, tuổi, giới tính, nơi ở, nơi gặp nạn, nguyên nhân), nhà cửa bị sập đổ, sự cố
công trình, thảm hoạ… về Văn phòng thường trực BCHPCLB tỉnh và các cấp có thẩm
quyển, đồng thời được phép báo vượt cấp.
2. Báo cáo theo chế độ: Sau mỗi đợt bão lụt, các địa phương, đơn vị tiếp tục thu thập và tổng
hợp số liệu thiệt hại về người, nhà cửa, tài sản, công trình, cơ sở hạ tầng, sản
xuất nông nghiệp nuôi trồng thuỷ sản, phân tích và ước tính giá trị thiệt hại để
lập báo cáo gửi về Văn phòng thường trực BCHPCLB tỉnh và các cấp có thẩm quyền.
3. Để việc báo cáo được thuận tiện,
nhanh, chính xác, thống nhất trên địa bàn, giao văn phòng thường trực BCHPCLB tỉnh
hướng dẫn (mẫu, biểu..) báo cáo thiệt hại do bão lụt gây ra cho các địa phương
đơn vị.
Điều 10. Thẩm
quyền báo cáo:
1. Chủ tịch UBND huyện, thành, thị;
Trưởng, phó Ban chỉ huy PCLB, hoặc thường trực Ban chỉ huy PCLB ngành, đơn vị,
công trình chịu trách nhiệm báo cáo. Khi báo cáo nhanh người báo cáo phải nêu
rõ họ tên, chức vụ để người nhận tin ghi vào sổ trực.
2. Báo cáo tổng hợp của Văn phòng thường
trực BCH PCLB tỉnh.
- Khi nhận được điện báo nhanh của
UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các ngành, đơn vị, người trực
phải ghi chép đầy đủ: Mức độ thiệt hại, họ tên, chức vụ người điện báo cáo, thời
gian nhận báo cáo.
- Sau khi nhận báo cáo của các địa
phương, đơn vị cán bộ trực tổng hợp số liệu, lập báo cáo để lãnh đạo Văn phòng
ký trình lên cấp trên.
3. Trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị.
- Chủ tịch UBND, Trưởng BCH PCLB huyện,
thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm về số liệu
thiệt hại do lụt bão đảm bảo kịp thời chính xác.
- Ông Chánh văn phòng Thường trực BCH
PCLB tỉnh chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu thiệt hại nhanh, chính xác, thống
nhất để báo cáo Ban chỉ đạo PCLB Trung ương, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, BCH PCLB tỉnh
và các cơ quan Báo, Đài liên quan.
- Khuyến khích báo cáo vượt cấp của
các công dân trong trường hợp xảy ra thảm hoạ, người chết, sự cố công trình…Yêu
cầu các cá nhân phải chịu trách nhiện trước pháp luật về các thông tin do mình
đưa ra.
Chương VI:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Giám đốc các Sở,
ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò; và Thủ trưởng
các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung bản
Quy chế này.
Điều 12. Quy chế này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ
ngày ký Quyết định ban hành.
Điều 13. Trong quá trình
thực hiện nếu có gì vướng mắc báo cáo về UBND tỉnh (qua Văn phòng thường trực
BCH PCLB tỉnh, số 04 Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) để tổng
hợp trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết.