UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
09/2010/QĐ-UBND
|
Vinh,
ngày 20 tháng 01 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC PHỤC
VỤ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC HẢI SẢN, PHÒNG TRÁNH VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI CHO NGƯỜI VÀ
TÀU CÁ TRÊN BIỂN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ về đảm bảo an
toàn cho người và tàu cá hoạt động khai thác thuỷ sản;
Căn cứ Quyết định số 245/2006/QĐ-TTg ngày 27/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Quy chế báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số
3061/TTr-SNN.KTBVNL ngày 06/11/2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý hệ thống thông tin liên lạc
phục vụ hoạt động khai thác hải sản, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cho người
và tàu cá trên biển.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT; Thủ trưởng các Sở,
ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã ven biển, thành phố Vinh
và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Đình Chi
|
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC HẢI SẢN, PHÒNG TRÁNH VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI CHO NGƯỜI VÀ TÀU CÁ TRÊN
BIỂN
(Ban hành theo Quyết định số: 09/2010/QĐ.UBND ngày 20 tháng 01 năm 2010
của UBND tỉnh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi và đối tượng áp dụng
1. Bản Quy định này điều chỉnh
việc quản lý, sử dụng hệ thống thông tin liên lạc phục vụ cho hoạt động khai
thác hải sản và phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai cho người và tàu cá trên biển.
2. Chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền
viên các tàu cá có trang bị hệ thống thông tin liên lạc phục vụ hoạt động khai
thác thuỷ sản trên biển; các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh
Nghệ An là đối tượng áp dụng của Quy định này.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 2. Hệ
thống thông tin liên lạc phục vụ hoạt động khai thác hải sản phòng tránh và giảm
nhẹ thiên tai cho người và tàu cá trên biển gồm:
1. Các trạm trên bờ đặt tại:
a) Chi cục Khai thác và Bảo vệ
nguồn lợi thuỷ sản.
b) Chi cục Quản lý Đê điều và
Phòng chống lụt bão.
c) Đài thông tin duyên hải Bến
Thủy;
d) Các cảng cá thuộc Ban Quản lý
Cảng cá Nghệ An.
e) UBND các xã, phường ven biển.
f) Các đơn vị lực lượng vũ trang
có trang bị hệ thống thông tin liên lạc khu vực ven biển trên địa bàn Nghệ An.
2. Các máy trang bị trên tàu:
a) Tàu Kiểm ngư Nghệ An.
b) Tàu Tổ trưởng các Tổ, Đội
khai thác hải sản trên biển.
c) Các tàu khai thác hải sản do
ngư dân tự trang bị.
Điều 3.
Trách nhiệm quản lý hệ thống thiết bị thông tin liên lạc
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn có trách nhiệm thống nhất quản lý hệ thống thiết bị thông tin liên lạc
của các tổ chức, cơ quan, Tổ khai thác hải sản, các tàu cá có trang bị hệ thống
thông tin liên lạc trên toàn tỉnh.
2. Các tổ chức, cá nhân chịu
trách nhiệm quản lý, sử dụng thiết bị thông tin được ngân sách nhà nước cấp
theo chế độ quản lý tài sản công.
3. Các Tổ hợp tác khai thác hải
sản được hỗ trợ trang bị máy thông tin liên lạc có trách nhiệm:
a) Phải có cam kết quản lý và
cung cấp thông tin theo quy định này.
b) Không được tự động chuyển quyền
sở hữu, sử dụng máy thông tin liên lạc cho các tổ chức, cá nhân khác.
c) Khi di chuyển máy thông tin
liên lạc từ tàu này sang tàu khác trong Tổ phải được sự thống nhất của Tổ bằng
Văn bản và có sự đồng ý của UBND xã, phường và Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn
lợi thủy sản.
d) Nếu làm mất máy thông tin
liên lạc phải bồi thường theo giá thị trường (trừ trường hợp bất khả kháng), Tổ
phải lập biên bản báo cáo kịp thời với UBND xã, phường và Chi cục Khai thác và
Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
e) Khi sửa chữa máy thông tin
liên lạc, người sử dụng máy phải báo cáo kịp thời với các cơ quan quản lý máy
trên bờ về tình hình máy và thời gian sửa chữa; chi phí sửa chữa, bảo quản máy
do Tổ tự chi trả.
f) Khi máy thông tin liên lạc
trên tàu bị hư hỏng, không sử dụng được, Tổ trưởng phải có Văn bản đề nghị UBND
xã, phường để thực hiện việc thanh lý;
g) Chủ tàu, thuyền trưởng và
thuyền viên của Tổ có trách nhiệm khai thác, sử dụng hiệu quả, giữ gìn, bảo quản,
sửa chữa máy khi bị hư hỏng.
4. Chủ tàu cá là Tổ trưởng Tổ hợp
tác được trang bị máy thông tin liên lạc có trách nhiệm:
a) Bảo quản, giữ gìn máy luôn ở
trong tình trạng hoạt động tốt trong mọi điều kiện.
b) Thông báo cho Chi cục Khai
thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, UBND xã, phường về chủng loại máy, tần số, thời
gian liên lạc.
c) Chỉ được sử dụng máy thông
tin vào mục đích sản xuất, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá, không được sử dụng
vào các mục đích khác mà Pháp luật không cho phép.
d) Đôn đốc thuyền trưởng thực hiện
nghiêm túc Quy định này và các quy định khác của Pháp luật có liên quan.
5. Khi tàu được trang bị máy
thông tin liên lạc không đi sản xuất (từ 30 ngày trở lên) Tổ trưởng lập biên bản
và lắp máy sang tàu khác trong tổ, đồng thời, báo cáo ngay cho UBND xã, phường
và Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
6. Tất cả máy thông tin liên lạc
trong hệ thống (kể cả các tàu cá tự trang bị hệ thống thông tin liên lạc) phải
đăng ký tần số liên lạc với Trung tâm tần số Khu vực VI và Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn (thông qua Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản).
Không được chuyển đổi tần số liên lạc đã được cấp phép khi chưa có sự đồng ý của
cơ quan có thẩm quyền.
7. Các tổ chức, cá nhân được hỗ
trợ trang bị máy thông tin liên lạc từ ngân sách nhà nước nếu vi phạm các quy định
trên đây thì sẽ bị thu hồi máy để trang bị cho tổ chức, cá nhân khác.
8. Khi máy được trang bị trên
tàu bị hư hỏng không sử dụng được, Tổ trưởng có Văn bản đề nghị, UBND xã, phường
thành lập Hội đồng thanh lý gồm: Đại diện UBND cấp xã, Hội Nông dân, Hội Nghề cá,
Đại diện Tổ sản xuất, Đại diện Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
thủ tục thanh lý theo quy định về thanh lý tài sản công.
9. Chi cục Khai thác và Bảo vệ
nguồn lợi thủy sản có trách nhiệm cung cấp danh sách các chủ tàu cá có trang bị
máy thông tin liên lạc (các máy do chủ tàu cá tự trang bị và các máy được nhà
nước hỗ trợ trang bị), tần số liên lạc cho các cơ quan liên quan ở trên bờ biết
để phối hợp trong công tác phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai.
Điều 4. Chế
độ thông tin liên lạc
1. Khi thời tiết bình thường.
Tổ trưởng Tổ hợp tác phải thường
xuyên theo dõi dự báo thời tiết qua các đài thông tin, phải giữ liên lạc thường
xuyên trong ngày với các tàu cá trong Tổ. Thực hiện chế độ báo cáo đột xuất khi
có yêu cầu của các cơ quan chức năng về vị trí tàu, sản lượng đánh bắt, số lượng
lao động, tình trạng tàu cá của mình và tình hình an ninh trên vùng biển đang
khai thác (thông qua bộ đàm trực tiếp hoặc nhắn tin).
2. Khi áp thấp nhiệt đới, bão
xa.
Tổ trưởng Tổ hợp tác phải thường
xuyên theo dõi dự báo thời tiết trên các đài, liên hệ chặt chẽ với các tàu
trong Tổ và các tàu cá gần đó để chủ động phòng chống khi gió bão đến.
Các tàu trong Tổ phải báo cáo với
tàu Tổ trưởng 02 lần trong ngày vào lúc 09h và 14h00, tàu Tổ trưởng báo cáo về
Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản và UBND xã, phường hoặc các Đài
khác trong hệ thống 02 lần trong ngày vào lúc 09h45 và 14h45 về vị trí tàu, số
lượng lao động, tình trạng tàu cá trong Tổ, tình hình sóng gió trong khu vực
tàu.
3. Khi bão vào biển Đông.
Tổ trưởng Tổ hợp tác thông báo kịp
thời cho các tàu cá trong Tổ và các tàu khác trong khu vực được biết tình hình
của áp thấp nhiệt đới, hoặc bão.
Thuyền trưởng các tàu trong Tổ
phải báo cáo với Tổ trưởng 4 lần trong ngày, vào lúc 03h00, 09h00, 14h00 và
21h00; tàu Tổ trưởng báo cáo về Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
và UBND xã, phường 4 lần trong ngày, vào lúc 03h45, 09h45, 14h45 và 21h45 về vị
trí tàu, số lượng lao động, tình trạng tàu cá trong Tổ, tình hình sóng gió
trong khu vực tàu và khả năng phòng tránh.
4. Khi tàu cá đang trong vùng ảnh
hưởng của áp thấp nhiệt đới, hoặc bão.
Các thuyền trưởng phải giữ liên
lạc 24/24 giờ với Tổ trưởng, các Trạm thông tin trên bờ, các tàu gần nhất và
thông báo vào 15 phút đầu các giờ về vị trí tàu, hướng di chuyển của tàu, số lượng
lao động, tình trạng tàu, tình hình sóng gió trong khu vực; phát tín hiệu cấp cứu
khi cần thiết.
5. Khi bão tan.
Các thành viên trong Tổ phải
thông báo kịp thời cho Tổ trưởng, các trạm thông tin trên bờ về vị trí, tình trạng
người và tàu cá. Đồng thời, Tổ trưởng phải duy trì liên lạc liên tục 24/24giờ với
các Trạm thông tin trên bờ để tham gia tìm kiếm, cứu nạn khi cần.
6. Khi tàu cá bị nạn.
Khi tàu cá bị nạn cần sự giúp đỡ,
phải kịp thời thông báo cho các tàu cá gần nhất và báo cáo về các Trạm trên bờ,
Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản biết vị tàu mình, tình trạng của
người và tàu để có biện pháp ứng phó kịp thời.
Khi phát hiện tàu khác bị nạn,
phải đưa tàu đến hỗ trợ ứng cứu kịp thời và nhanh chóng thông báo cho các tàu gần
nhất, các trạm thông tin trên bờ, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
biết để có biện pháp hỗ trợ.
Khi máy thông tin của Tổ trưởng
bị sự cố thì máy của Tổ phó làm nhiệm vụ thay thế đến khi máy Tổ trưởng khắc phục
được; khi máy thông tin của Tổ phó bị hỏng thì các tàu tìm mọi biện pháp liên lạc
với các Tổ khác để gọi về bờ báo cáo tình hình.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 5.
Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tham mưu cho UBND tỉnh trang bị
và quản lý hệ thống thiết bị thông tin liên lạc của tàu cá hoạt động khai thác
hải sản trên biển.
2. Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành liên quan, chỉ đạo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản hướng dẫn,
tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy định này; tổ chức đào
tạo, tập huấn, nâng cao kỹ năng quản lý và sử dụng hệ thống thông tin liên lạc
tàu cá.
Điều 6.
Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã ven biển và thành phố Vinh.
1. Chỉ đạo các cơ quan chuyên
môn trực thuộc quản lý hệ thống thông tin liên lạc tàu cá trên địa bàn.
2. Chỉ đạo UBND các xã, phường
thành lập các Tổ khai thác hải sản trên biển; tuyên truyền, vận động các chủ
tàu cá tự nguyện tham gia Tổ khai thác hải sản trên biển theo quy định; thường
xuyên kiểm tra theo dõi việc quản lý, sử dụng, bảo quản máy thông tin được cấp.
3. Hàng năm chủ trì tổ chức họp
các Tổ khai thác hải sản trên biển, đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác quản
lý, hoạt động thông tin liên lạc của các Tổ và báo cáo về Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
4. Chỉ đạo UBND các xã, phường
phối hợp với Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thống kê số lượng
tàu cá khi có bão, áp thấp nhiệt đới, hướng dẫn đến nơi trú ẩn an toàn.
Điều 7:
Trách nhiệm của UBND các xã, phường có tàu khai thác hải sản
1. Duy trì hoạt động của hệ thống
thông tin liên lạc trong xã, cử cán bộ tiếp nhận, quản lý, sử dụng và chịu
trách nhiệm trước UBND xã, phường về việc sử dụng và báo cáo thông tin.
2. Nguồn kinh phí thuê bao hòa mạng
cho máy do UBND xã, phường và các Tổ hợp tác tự chi trả và được hưởng chính
sách miễn giảm nếu có.
Điều 8.
Trách nhiệm của các cơ quan liên quan
Các Sở: Tài nguyên và Môi trường,
Thông tin và Truyền thông, Tài chính; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Bộ Chỉ huy
Quân sự tỉnh, Công an tỉnh; Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh, Đài Phát
thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Nghệ An và các Sở Ban ngành liên quan theo chức
năng nhiệm vụ của mình, thực hiện nghiêm túc những nội dung của Quy định này.
Điều 9. Khen
thưởng và xử lý vi phạm
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thành tích trong việc thực hiện Quy định này và các quy định khác của Pháp luật
về quản lý hệ thống thông tin liên lạc tàu cá trên biển thì được khen thưởng
theo quy định. Nếu vi phạm, tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật
hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật.
Điều 10. Sửa
đổi, bổ sung Quy định
Trong quá trình thực hiện, nếu
có vấn đề vướng mắc phát sinh cần sửa đổi, bổ sung, các đơn vị, tổ chức, cá
nhân phản ảnh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Khai thác
và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản) để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.