QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CÁC CẤP QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ VƯỜN, KINH TẾ TRANG TRẠI TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2003/QĐ-UB ngày 26/5/2003 của UBND tỉnh
Quảng Nam)
1. Chương trình phát triển kinh tế
vườn, kinh tế trang trại tỉnh Quảng Nam bao gồm chương trình hành động theo Quyết
định 54/2001/QĐ-UB ngày 26/10/2001 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết
23/2001/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, kế hoạch hàng năm của các cấp, các ngành, các dự
án, phương án đầu tư của các đơn vị, hộ gia đình nhằm thực hiện các mục tiêu
Nghị quyết 23/2001/NQ-HĐND ngày 20/6/2001 của HĐND tỉnh đề ra.
2. Việc thực hiện chương trình phải
tuân thủ theo các điều khoản quy định tại Quyết định 30/2002/QĐ-UB ngày
24/5/2002 của UBND tỉnh Quảng Nam và các quy định hiện hành khác của Nhà nước.
3. Ban Quản lý các dự án phát triển
kinh tế vườn, kinh tế trang trại tỉnh Quảng Nam (BQLDA tỉnh) và Ban quản lý các
phương án phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại các huyện, thị (BQLPA huyện,
thị) hoạt động theo các nội dung quy định tại Quy chế này.
4. Chương trình phát triển kinh tế
vườn, kinh tế trang trại (KTV, KTTT) được tổ chức, điều hành và quản lý thống
nhất từ tỉnh đến các huyện, thị xã, xã, phường theo hướng phân cấp quản lý và tổ
chức thực hiện cho cấp huyện, thị xã.
5. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định
thành lập BQLDA tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã quyết định thành lập BQLPA
huyện, thị để tổ chức thực hiện kế hoạch chương trình hàng năm theo Quyết định
30/QĐ-UB ngày 24/5/2002 của UBND tỉnh.
6. BQL các cấp thành lập tổ chuyên
viên (tổ công tác) giúp việc, trực thuộc Ban quản lý. Tổ viên là chuyên viên của
một số ban, ngành có liên quan như Nông nghiệp & PTNT, Kế hoạch và Đầu tư,
Tài chính - Vật giá, Địa chính, VAC, Ngân hàng.
Ban quản lý các cấp hoạt động đến
cuối năm 2006, giúp UBND các cấp tổ chức thực hiện, tổng kết chương trình và tự
giải thể khi hết thời gian hoạt động.
II/ Chức năng,
nhiệm vụ và mối quan hệ của BQL các cấp :
A. Đối với Ban Quản lý dự án tỉnh
:
1. Chức năng : Giúp UBND tỉnh quản
lý và điều hành mọi hoạt động của chương trình trên địa bàn tỉnh, chịu trách
nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về việc đôn đốc, chỉ đạo tổ chức thực hiện các mục
tiêu Nghị quyết 23/2001/NQ-HĐND ngày 20/6/2001 của HĐND tỉnh.
2. Nhiệm vụ :
- Chỉ đạo các thành viên thực hiện
các trách nhiệm được phân công theo chuyên ngành trên địa bàn tỉnh theo nội
dung Nghị quyết 23/2001/NQ-HĐND ngày 20/6/2001 của HĐND tỉnh, Chương trình hành
động theo Quyết định 54/2001/QĐ-UB ngày 26/10/2001 và theo các quy định tại Quyết
định 30/2002/QĐ-UB ngày 24/5/2002 của UBND tỉnh.
- Phối hợp với các Sở, Ban, ngành
tham mưu cho UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm đẩy
mạnh chương trình phát triển KTV, KTTT trên địa bàn tỉnh.
- Tổng hợp kế hoạch của các huyện,
thị; phối hợp với các Sở, Ban, ngành tham mưu cho UBND tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch
phát triển KTV, KTTT cho các địa phương.
- Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm
tra quá trình phát triển KTV, KTTT ở các đơn vị, địa phương theo đúng quy hoạch,
kế hoạch.
- Xây dựng các mô hình điểm và phổ
biến nhân rộng, tổ chức tham quan, học tập, tập huấn, hội thảo phục vụ chương
trình.
- Giúp UBND tỉnh tổ chức sơ kết
hàng năm và tổng kết chương trình.
- Thực hiện chế độ báo cáo tháng,
quý, năm và đột xuất theo quy định của UBND tỉnh. Họp thường kỳ 02 lần/năm, họp
sơ kết cuối năm và có thể họp độ xuất do Trưởng ban triệu tập.
3. Mối quan hệ :
- Báo cáo kịp thời lên UBND tỉnh
khi có những vướng mắc trong việc thực hiện chương trình tại các địa phương để
giải quyết sớm, tránh kéo dài gây ảnh hưởng và thiệt hại chung cho cả chương
trình.
- Chỉ đạo các BQLPA huyện, thị
trong việc phối hợp với các đơn vị, Hội, đoàn thể nhằm triển khai thực hiện, kiểm
tra, nghiệm thu, tham mưu xét duyệt chi ngân sách hỗ trợ đúng đối tượng và quy
định tại Quyết định 30/2002/QĐ-UB ngày 24/5/2002 của UBND tỉnh.
B. Đối với Ban Quản lý các phương
án huyện, thị xã :
1. Chức năng : Giúp UBND huyện, thị
xã quản lý và điều hành mọi hoạt động của chương trình trên địa bàn, chịu trách
nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện, thị xã và BQLDA tỉnh trong việc tổ chức thực
hiện các mục tiêu Nghị quyết 23/2001/NQ-HĐND ngày 20/6/2001 của HĐND tỉnh có
liên quan đến địa phương mình và các Nghị quyết của HĐND huyện, thị xã về việc
phát triển KTV, KTTT giai đoạn 2002 - 2006.
2. Nhiệm vụ :
- Phối hợp với các Ban, ngành liên
quan, các Hội, Đoàn thể tổ chức phổ biến, tuyên truyền về các chủ trương, chính
sách, cơ chế của Nhà nước nhằm phát triển KTV, KTTT, vận động nhân dân tham gia
thực hiện các mục tiêu phát triển KTV, KTTT mà Nghị quyết 23/2001/NQ-HĐND của
HĐND tỉnh và các Nghị quyết liên quan của HĐND huyện, thị xã đã đề ra.
- Hướng dẫn nhân dân trình tự, thủ
tục lập phương án, dự án phát triển KTV, KTTT trên địa bàn theo Quyết định
30/2002/QĐ-UB của UBND tỉnh và chủ trì tham mưu cho UBND huyện, thị xã phê duyệt
từng phương án, dự án tổ chức sản xuất làm cơ sở để ngành Ngân hàng, Kho bạc...
giải quyết cho vay vốn. Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chuyển giao
tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ mới cho các chủ KTV-KTTT.
- Triển khai hướng dẫn đến các xã,
phường, thị trấn lập kế hoạch đề nghị mức ngân sách chi hỗ trợ trên địa bàn, tổng
hợp báo cáo kế hoạch về BQLDA tỉnh.
- Tổ chức kiểm tra kết quả sử dụng
vốn vay trên địa bàn; nghiệm thu kết quả thực hiện của từng phương án, dự án;
xét duyệt tập thể mức hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ khai hoang đối với từng chủ KTV,
KTTT, đề nghị ngành tài chính tham mưu cho UBND huyện, thị quyết định chi ngân
sách hỗ trợ. Đồng thời gửi biên bản xét duyệt hỗ trợ kèm báo cáo tình hình thực
hiện và những đề xuất, kiến nghị (kể cả việc đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi
bỏ các cơ chế chính sách hiện hành) về BQLDA tỉnh chậm nhất 10 ngày sau khi xét
duyệt.
- Thực hiện chế độ báo cáo tháng,
quý, năm theo quy định và đột xuất theo yêu cầu của UBND huyện, thị xã và BQLDA
tỉnh. Họp thường kỳ 1 lần/quý, họp sơ kết cuối năm và có thể họp đột xuất theo
triệu tập của Trưởng ban.
Thường trực BQL các cấp có trách
nhiệm chuẩn bị nội dung cho các cuộc họp, hội nghị, lập kế hoạch công tác
tháng, quý, năm cho BQL cấp mình.
3. Mối quan hệ :
- Chịu sự chỉ đạo của UBND các huyện,thị
và BQLDA tỉnh trong việc phối hợp với các đơn vị, Hội, Đoàn thể ở địa phương
triển khai thực hiện chương trình, kiểm tra, nghiệm thu, tham mưu xét duyệt chi
ngân sách hỗ trợ trên địa bàn huyện, thị xã theo đúng quy định, kịp thời.
- Báo cáo kịp thời với UBND các
huyện, thị xã và BQLDA tỉnh về những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện
chương trình trên địa bàn để giải quyết sớm.
- Hướng dẫn, chỉ đạo cho UBND các
xã trong vùng quy hoạch triển khai tổ chức thực hiện các phương án, dự án phát
triển KTV, KTTT.
III/ Kinh phí
hoạt động của Ban Quản lý các cấp :
Kinh phí hoạt động của các BQL các
cấp do UBND tỉnh quyết định chi từ nguồn ngân sách tỉnh dành cho phát triển
KTV, KTTT hàng năm, mức tối đa không quá 3% số tiền đã chi hỗ trợ theo cơ chế
tài chính tại Quyết định 30/2002/QĐ-UB. Việc quản lý nguồn kinh phí này được
quy định cụ thể như sau :
1. Đối với BQLDA tỉnh : hoạt động
theo chế độ kiêm nhiệm, các thành viên BQL được hưởng một phần chế độ phụ cấp
làm tăng giờ.
Kinh phí hoạt động được chi tối đa
không quá 0,5% số tiền đã chi hỗ trợ trên địa bàn tỉnh theo cơ chế tài chính tại
Quyết định 30/2002/QĐ-UB của UBND tỉnh.
Nội dung chi tiêu :
- Chi phí cho hoạt động thường
xuyên của BQLDAT:
+ Chi phụ cấp làm tăng giờ
+ Chi cho hoạt động xe cộ
+ Chi văn phòng phẩm, dịch vụ công
cộng, thông tin liên lạc...
+ Chi hội họp, hội nghị
+ Chi công tác phí, phụ cấp đi hiện
trường, xăng xe...
+ Chi khác.
Chi phí cho các công việc khác
ngoài nội dung quản lý như xây dựng mô hình điểm và phổ biến nhân rộng, tham
quan, học tập, hội thảo, tập huấn... thực hiện theo nhiệm vụ kế hoạch cụ thể được
UBND tỉnh giao.
Hàng năm BQLDA tỉnh lập kế hoạch
kinh phí hoạt động gửi Sở Tài chính - Vật giá xem xét trình UBND tỉnh quyết định.
Căn cứ kế hoạch kinh phí hoạt động
được duyệt, BQLDA tỉnh lập dự toán chi phí gửi Sở TCVG phê duyệt và cấp phát để
hoạt động.
Cuối năm BQLDA tỉnh có trách nhiệm
tổng hợp quyết toán với Sở TCVG.
2. Đối với BQLPA huyện, thị xã :
Nội dung chi phí : căn cứ nội dung
chi tiêu của BQLDA tỉnh trên đây, BQLPA huyện, thị được quyết định một số nội
dung chi tiêu phù hợp, tổng mức chi không quá 2,5% số tiền đã chi hỗ trợ trên địa
bàn huyện, thị xã theo cơ chế tại Quyết định 30/2002/QĐ-UB, bao gồm :
Chi phí cho hoạt động thường xuyên
của BQL :
+ Chi phụ cấp làm tăng giờ.
+ Chi văn phòng phẩm, dịch vụ công
cộng, thông tin liên lạc...
+ Chi hội họp, hội nghị
+ Chi công tác phí, phụ cấp đi hiện
trường, xăng xe...
+ Chi khác.
Hàng năm BQLPA huyện, thị lập kế
hoạch kinh phí hoạt động gửi Phòng Tài chính xem xét trình UBND huyện, thị xã
quyết định.
Căn cứ kế hoạch kinh phí hoạt động
được giao BQLPA huyện, thị lập dự toán chi phí gửi Phòng Tài chính phê duyệt và
cấp phát để hoạt động.
Cuối năm BQLPA huyện, thị xã tổng
hợp quyết toán với Phòng Tài chính sở tại.
IV/ Điều khoản
thi hành :
Sở Nông nghiệp & PTNT, Tài
chính - Vật giá, Kế hoạch & Đầu tư, Địa chính, Khoa học - công nghệ và môi
trường, UBND các huyện, thị xã, BQLDA tỉnh, các BQLPA các huyện, thị xã và các
đơn vị liên quan có trách nhiệm thực hiện quy chế này. Trong quá trình thực hiện,
nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Thường trực BQLDA
tỉnh để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh nghiên cứu, sửa đổi và bổ sung cho phù hợp./.