Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 4292/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án tái cơ cấu kinh tế tỉnh Thanh Hóa gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

Số hiệu 4292/QĐ-UBND
Ngày ban hành 05/12/2014
Ngày có hiệu lực 05/12/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Trịnh Văn Chiến
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4292/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 05 tháng 12 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU KINH TẾ GẮN VỚI CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020;

Căn cứ Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 19/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ triển khai trong ba năm 2013 - 2015 nhằm thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 3480/QĐ-UBND ngày 04/10/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương đề án tái cơ cấu kinh tế tỉnh Thanh Hóa gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2014-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 3076/SKHĐT-KTNN ngày 12/11/2014 về việc ban hành Đề án tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2025,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là đề án) với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU TÁI CƠ CẤU KINH TẾ

1. Quan điểm tái cơ cấu kinh tế

- Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng phải dựa trên tiềm năng, lợi thế của tỉnh; tiếp tục lựa chọn mô hình tăng trưởng với tốc độ cao trước năm 2020 và đạt mức tăng trưởng hợp lý sau năm 2020; từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

- Tập trung nguồn lực để phát triển các ngành kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế động lực; trên cơ sở đó từng bước đầu tư trở lại để thu hẹp trình độ phát triển và thu nhập giữa các vùng miền, đảm bảo sự hài hòa trong phát triển.

- Chuyển đổi mô hình tăng trưởng hiện nay chủ yếu theo chiều rộng (dựa vào tài nguyên, lao động, vốn...) sang mô hình tăng trưởng hợp lý theo chiều sâu để sau năm 2020 tăng trưởng chủ yếu theo chiều sâu.

- Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 của cả nước và vùng Bắc Trung bộ; nhưng phải tạo ra một số sản phẩm khác biệt với cả nước và vùng Bắc Trung bộ để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

- Thực hiện tái cơ cấu kinh tế là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, trong đó Nhà nước đóng vai trò quan trọng. Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng là vấn đề phức tạp, khó khăn và lâu dài nên trong quá trình thực hiện phải thường xuyên đánh giá để bổ sung cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

2. Mục tiêu tái cơ cấu kinh tế

2.1. Mục tiêu tổng quát

Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng kết hợp chiều rộng và chiều sâu, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng theo chiều sâu, tạo tiền đề để sau năm 2020 cơ bản phát triển theo chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Ưu tiên phát triển mạnh các ngành, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng khoa học công nghệ, giá trị gia tăng cao; phát triển kinh tế biển, các vùng kinh tế động lực; phấn đấu đến năm 2020 có sản phẩm, lĩnh vực sản xuất đạt trình độ quốc gia và khu vực. Phấn đấu đến năm 2025, xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh có nền công nghiệp; dịch vụ hiện đại với tốc độ đô thị hóa cao và trở thành một trong những tỉnh có nền kinh tế nằm trong tốp đầu của cả nước.

2.2. Mục tiêu cụ thể

a) Về tái cơ cấu ngành kinh tế

- Về tốc độ tăng trưởng (%):

Giai đoạn 2014 - 2015: tăng trưởng kinh tế đạt 11,4%, trong đó: nông, lâm, thủy sản tăng 3,1%; công nghiệp - xây dựng tăng 13,9%; dịch vụ tăng 12,9%.

Giai đoạn 2016 - 2020: tăng trưởng kinh tế đạt 14,7%, trong đó: nông, lâm, thủy săn tăng 4%; công nghiệp - xây dựng tăng 18,2%; dịch vụ tăng 14,8%.

Giai đoạn 2021 - 2025: tăng trưởng kinh tế đạt 12%, trong đó: nông, lâm, thủy sản tăng 3,5%; công nghiệp - xây dựng tăng 12,5%; dịch vụ tăng 13,1%.

- Về cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP (%)

Năm 2015: Nông, lâm, thủy sản chiếm 16,5%; công nghiệp - xây dựng chiếm 43%; dịch vụ chiếm 40,5%.

[...]