Quyết định 4248/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án phân cấp quản lý các di tích - danh thắng đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Số hiệu | 4248/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 10/11/2020 |
Ngày có hiệu lực | 10/11/2020 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Bình |
Người ký | Nguyễn Tiến Hoàng |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4248/QĐ-UBND |
Quảng Bình, ngày 10 tháng 11 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Di sản Văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hóa và Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa;
Căn cứ Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT ngày 24 tháng 7 năm 2001 của Bộ Văn hóa - Thông tin về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020;
Theo đề nghị của Sở Văn hóa và Thể thao tại Tờ trình số 1228/TTr-SVHTT ngày 05 tháng 11 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phân cấp quản lý các di tích - danh thắng đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (có Đề án kèm theo).
Điều 2. Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo quy định. Hàng năm tổng kết, đánh giá việc thực hiện Đề án và báo cáo UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁC DI TÍCH - DANH THẮNG ĐÃ ĐƯỢC XẾP HẠNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4248/QĐ-UBND ngày 10/11/2020
của UBND tỉnh Quảng Bình)
Luật Di sản Văn hóa ngày 29/6/2001 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa ngày 18/6/2009.
Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa.
Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
Quyết định số 3828/QĐ-UBND ngày 29/12/2015 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Văn hóa tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.
Quyết định số 26/2018/QĐ-UBND ngày 22/10/2018 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Thực trạng công tác quản lý, sử dụng các di tích-danh thắng đã được xếp hạng
1.1. Công tác kiểm kê, lập hồ sơ di tích
Từ năm 2009 đến nay, đã có hơn 200 điểm có dấu hiệu di tích được tiến hành khảo sát, kiểm kê khoa học; đây là cơ sở bước đầu nhằm thực hiện công tác bảo vệ, tạo điều kiện để xây dựng kế hoạch, lập hồ sơ khoa học di tích trình các cấp có thẩm quyền xếp hạng.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4248/QĐ-UBND |
Quảng Bình, ngày 10 tháng 11 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Di sản Văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hóa và Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa;
Căn cứ Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT ngày 24 tháng 7 năm 2001 của Bộ Văn hóa - Thông tin về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020;
Theo đề nghị của Sở Văn hóa và Thể thao tại Tờ trình số 1228/TTr-SVHTT ngày 05 tháng 11 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phân cấp quản lý các di tích - danh thắng đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (có Đề án kèm theo).
Điều 2. Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo quy định. Hàng năm tổng kết, đánh giá việc thực hiện Đề án và báo cáo UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁC DI TÍCH - DANH THẮNG ĐÃ ĐƯỢC XẾP HẠNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4248/QĐ-UBND ngày 10/11/2020
của UBND tỉnh Quảng Bình)
Luật Di sản Văn hóa ngày 29/6/2001 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa ngày 18/6/2009.
Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa.
Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
Quyết định số 3828/QĐ-UBND ngày 29/12/2015 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Văn hóa tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.
Quyết định số 26/2018/QĐ-UBND ngày 22/10/2018 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Thực trạng công tác quản lý, sử dụng các di tích-danh thắng đã được xếp hạng
1.1. Công tác kiểm kê, lập hồ sơ di tích
Từ năm 2009 đến nay, đã có hơn 200 điểm có dấu hiệu di tích được tiến hành khảo sát, kiểm kê khoa học; đây là cơ sở bước đầu nhằm thực hiện công tác bảo vệ, tạo điều kiện để xây dựng kế hoạch, lập hồ sơ khoa học di tích trình các cấp có thẩm quyền xếp hạng.
Công tác lập hồ sơ khoa học di tích đã được quan tâm đẩy mạnh, ngày càng có nhiều di tích được xếp hạng. Từ năm 2009 đến nay, đã có thêm 53 di tích được xếp hạng, trong đó có 11 di tích Quốc gia và 18 điểm di tích Quốc gia đặc biệt, 42 di tích cấp tỉnh; nâng tổng số di tích ở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình lên 129 di tích (54 di tích Quốc gia, 75 di tích cấp tỉnh). Hệ thống di tích - danh thắng được xếp hạng gồm đủ các loại hình, phân bố ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
2.2. Công tác phân cấp di tích - danh thắng
Ngày 17/10/2008, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2683/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án phân cấp quản lý các di tích-danh thắng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Theo nội dung của Đề án, trong tổng số 76 di tích đã được xếp hạng, đã có 65 di tích - danh thắng được phân cấp cho chính quyền các địa phương, nơi có di tích trực tiếp quản lý (Thị xã Ba Đồn: 13 di tích; huyện Quảng Trạch: 07 di tích; huyện Bố Trạch: 06 di tích; huyện Lệ Thủy: 11 di tích; huyện Quảng Ninh: 09 di tích; huyện Minh Hóa: 04 di tích; huyện Tuyên Hóa: 05 di tích; thành phố Đồng Hới: 10 di tích). Sở Văn hóa và Thể thao trực tiếp quản lý 11 di tích.
Sau hơn 10 năm thực hiện Đề án phân cấp quản lý các di tích - danh thắng, kết quả cho thấy việc phân cấp quản lý di tích - danh thắng nhận được sự đồng tình và ủng hộ của chính quyền và nhân dân các địa phương, từng bước thực hiện tốt công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực trong xã hội để trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di tích - danh thắng. Nhờ vậy, nhiều di tích - danh thắng trên địa bàn tỉnh đã trở thành sản phẩm du lịch, những điểm đến của du khách khi đến với Quảng Bình, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Để có được những kết quả đó, Sở Văn hóa và Thể thao cùng với Sở Giáo dục và Đào tạo, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Bình đã, đang triển khai có hiệu quả Chương trình phối hợp “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, góp phần bảo vệ, quảng bá giá trị của các di tích - danh thắng tại các địa phương đến với các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Các địa phương, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý các di tích, dù mô hình tổ chức không giống nhau nhưng sau khi được phân cấp đã quản lý, bảo vệ, phát huy tốt giá trị của di tích (như di tích Chùa Hoằng Phúc giao cho Giáo hội Phật giáo quản lý; di tích Hang 8 Thanh niên xung phong giao cho Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng quản lý; Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh giao cho UBND huyện Quảng Trạch quản lý,...). Cũng nhờ thực hiện công tác phân cấp nên tình trạng xâm lấn, làm hư hại di tích, vi phạm khu vực bảo vệ và hiện trạng của di tích được Nhân dân phát hiện kịp thời, nên công tác quản lý, bảo vệ di tích ngày càng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Các tầng lớp nhân dân, nhất là những địa phương có di tích ngày càng nhận thức được vai trò, vị trí của di tích trong quá trình bảo tồn văn hóa truyền thống, quảng bá, giới thiệu hình ảnh con người, quê hương mình đến với du khách thông qua di tích - danh thắng.
Ngoài những di tích đã được phân cấp, một số di tích do các đơn vị trực tiếp quản lý, như di tích Quốc gia đặc biệt Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng do Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng trực tiếp quản lý.
Một số di tích cấp Quốc gia có giá trị, ý nghĩa lịch sử lớn, đang triển khai công tác trùng tu, tôn tạo, nên tại thời điểm xây dựng Đề án, Sở Văn hóa và Thể thao dự kiến chưa phân cấp quản lý (các điểm di tích trên đường 20 “Quyết Thắng”, Bến phà Xuân Sơn, Lũy Đào Duy Từ, Quảng Bình Quan, Sở Chỉ huy Bộ Tư lệnh 559 ở Hiền Ninh, Thành Đồng Hới, Khu Giao tế Quảng Bình, di tích Khảo cổ học Bàu Tró, Hoành Sơn Quan, Khu danh thắng Lý Hòa, Lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh).
Bên cạnh đó, trên cơ sở tình hình thực tế và những kết quả đạt được của việc phân cấp và để khắc phục những hạn chế trong quá trình quản lý nên trong thời gian qua, một số di tích do Sở Văn hóa và Thể thao trực tiếp quản lý cũng đã được phân cấp cho các địa phương như di tích Quảng Bình Quan, Lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Lũy Đào Duy Từ,...Thông qua việc phân cấp, đã bàn giao cho các địa phương hồ sơ, tài liệu có liên quan đến các di tích (hiện trạng, các hiện vật có trong di tích và lý lịch di tích, bản đồ và biên bản quy định khu vực bảo vệ di tích; các bản vẽ, sổ ảnh...). Sau khi bàn giao, Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền về Luật Di sản Văn hóa, các Nghị định, Thông tư liên quan và nghiệp vụ về công tác quản lý, bảo vệ; quy trình trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp di tích.
Nhìn chung, sau khi được phân cấp, hệ thống di tích - danh thắng ở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đang được bảo vệ, quản lý và phát huy tốt giá trị, từng bước khẳng định được bản sắc, giá trị di sản văn hóa của địa phương qua các thời kỳ lịch sử. Một số di tích - danh thắng ở các địa phương đã thành lập Ban Quản lý do đồng chí Phó Chủ tịch UBND cấp xã làm Trưởng Ban; các nhà thờ, đình, chùa, đền, miếu thì do họ tộc, cộng đồng làng, xã trực tiếp quản lý.
1.3. Công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích - danh thắng
Được sự đầu tư từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia về Văn hóa (từ năm 2009 đến năm 2015) và từ nguồn vốn Chương trình phát triển Văn hóa (từ 2016 đến nay), công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích - danh thắng ở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Hệ thống di tích, bao gồm di tích cấp Quốc gia đặc biệt, di tích cấp Quốc gia và cấp tỉnh, về cơ bản đã được đầu tư chống xuống cấp, bảo tồn, tôn tạo để tương xứng với ý nghĩa, giá trị của di tích (như các di tích thuộc hệ thống đường Trường Sơn, di tích Thành Đồng Hới, di tích Lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, di tích Mộ và nhà thờ Võ Xuân Cẩn, di tích Thôn chiến đấu Hiển Lộc,...).
Công tác xã hội hóa huy động các nguồn lực trong xã hội để đầu tư trùng tu, tôn tạo di tích ngày càng được đẩy mạnh, được sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự ủng hộ của nhân dân. Một số di tích được trùng tu với kinh phí lớn từ nguồn xã hội hóa (như di tích Chùa Hoằng Phúc với hơn 50 tỷ đồng; di tích Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh với hơn 30 tỷ đồng; di tích Đình Tượng Sơn, di tích Đình Thuận Bài, di tích Đình La Hà,...). Công tác trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích - danh thắng đã được thực hiện theo đúng quy định của Luật Di sản Văn hóa và các quy định của pháp luật. Các di tích sau khi được trùng tu, tôn tạo đã trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách khi đến với Quảng Bình.
Sở Văn hóa và Thể thao đã từng bước triển khai việc cắm mốc, bảng chỉ dẫn đường đến di tích nhằm thực hiện tốt hơn chức năng quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích. Đến nay, việc cắm mốc, bảng chi dẫn đường đến di tích đối với các di tích trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố đã cơ bản được hoàn thành, tạo điều kiện cho chính quyền và nhân dân ở các địa phương bảo vệ, phát hiện, xử lý có hiệu quả các trường hợp lấn chiếm, xâm hại di tích.
2. Sự cần thiết phải phân cấp quản lý
Để tăng cường hơn nữa hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước; đồng thời để nâng cao tính chủ động, sáng tạo, vai trò tự quản, huy động các nguồn lực trong xã hội tham gia quản lý, bảo vệ, trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị di tích - danh thắng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 2683/QĐ-UBND ngày 17/10/2008 về việc phê duyệt Đề án phân cấp quản lý các di tích - danh thắng tỉnh Quảng Bình.
Sau hơn 10 năm thực hiện Đề án phân cấp quản lý các di tích - danh thắng, kết quả cho thấy hiệu quả quản lý, bảo vệ, trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị di tích - danh thắng được phát huy, việc phân cấp quản lý di tích - danh thắng nhận được sự đồng tình và ủng hộ của chính quyền và nhân dân các địa phương, từng bước thực hiện tốt công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực trong xã hội để trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di tích - danh thắng. Nhờ vậy, nhiều di tích - danh thắng trên địa bàn tỉnh đã trở thành sản phẩm du lịch, những điểm đến của du khách khi đến với Quảng Bình, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tuy nhiên, hiện nay tổng số di tích đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã tăng lên đáng kể (so với khi thực hiện phân cấp năm 2008 đã tăng thêm 53 di tích, cùng với một số di tích trước đây chưa được phân cấp) vì vậy công tác quản lý, bảo vệ cũng như huy động các nguồn xã hội hóa để trùng tu, tôn tạo, phát huy tác dụng di tích ngày càng bộc lộ những bất cập, hạn chế.
Đối với các di tích được xếp hạng từ năm 2009 đến nay, do chưa được phân cấp quản lý nên công tác quản lý chưa rõ ràng, dẫn đến việc ở một số địa phương có tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, gây khó khăn cho công tác quản lý. Bên cạnh đó, do đặc điểm của các di tích ở tỉnh ta phần lớn có quy mô nhỏ, trong đó có nhiều di tích liên quan đến tín ngưỡng, dòng họ, truyền thống lịch sử, văn hóa của các địa phương, nên việc giao cho chính quyền địa phương quản lý sẽ đảm bảo hiệu quả hơn. Mặt khác, khi số lượng di tích ngày càng nhiều, nhu cầu trùng tu, tôn tạo ngày càng cao do di tích ngày càng xuống cấp, nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước đầu tư cho công tác tu bổ, chống xuống cấp còn quá ít, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Việc tiếp tục thực hiện việc phân cấp nhằm phát huy hơn nữa trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cộng đồng là việc làm cần thiết, kịp thời để bảo tồn, phát huy giá trị di tích - danh thắng trên địa bàn trong tình hình hiện nay.
Nhằm xác định cụ thể quyền hạn và trách nhiệm quản lý di tích - danh thắng cho chính quyền địa phương các cấp có di tích - danh thắng.
Giải quyết một cách cơ bản giữa nhu cầu bảo tồn di sản văn hóa vật thể (di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh) với sự phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài của các địa phương có di tích.
Tạo cơ sở pháp lý cho việc định hướng, xây dựng kế hoạch và những giải pháp bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích và danh lam thắng cảnh theo hướng đẩy mạnh quá trình xã hội hóa, phát huy nguồn lực ở các địa phương.
Khuyến khích và tạo điều kiện cho các địa phương tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di tích; giáo dục ý thức giữ gìn, bảo quản di tích - danh thắng cho cán bộ và nhân dân trong tỉnh, qua đó giáo dục lòng tự hào dân tộc, truyền thống yêu nước, yêu quê hương cho quần chúng nhân dân, cán bộ, thanh niên, học sinh; kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm, xâm lấn di tích - danh thắng.
Phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là cơ sở pháp lý để bảo vệ, quản lý di tích - danh thắng thống nhất, đồng bộ.
Việc phân cấp phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các địa phương để đảm bảo sự kế thừa, tập trung thống nhất, phát huy sức mạnh tổng hợp trong quá trình tổ chức các hoạt động bảo vệ, quản lý, phát huy giá trị của di tích - danh thắng ở địa phương.
Sở Văn hóa và Thể thao, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Bình bàn giao đầy đủ các hồ sơ, tài liệu liên quan, hiện trạng khu vực bảo vệ, hiện vật có trong di tích cho các địa phương sau khi có quyết định phân cấp quản lý.
Tạo điều kiện cho các địa phương quản lý, bảo vệ, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích - danh thắng đạt hiệu quả tốt hơn, đồng bộ hơn.
1. Quan điểm xây dựng Đề án
Đổi mới cơ chế quản lý, tăng nguồn lực đầu tư, thực hiện xã hội hóa, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành, các địa phương, các tổ chức xã hội, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của nhà nước về công tác bảo tồn, khai thác, phát huy có hiệu quả di tích - danh thắng trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu
Thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa theo tinh thần Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao. Tăng cường quản lý nhà nước về di tích - danh thắng theo hướng mở rộng, thu hút sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích - danh thắng trên địa bàn.
3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về di tích - danh thắng
UBND tỉnh thống nhất quản lý nhà nước đối với các di tích - danh thắng trên địa bàn. Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước về các di tích - danh thắng.
Các địa phương, đơn vị có trách nhiệm quản lý nhà nước về di tích - danh thắng theo sự phân nhiệm của UBND tỉnh.
Các sở, ngành, cơ quan trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao thực hiện quản lý nhà nước về di tích - danh thắng trên địa bàn theo phân cấp.
Nội dung quản lý nhà nước về di tích - danh thắng theo quy định của Luật Di sản Văn hóa, các văn bản hiện hành của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Quảng Bình.
4. Nội dung phân cấp
Ngoài các di tích - danh thắng đã được phân cấp tại Quyết định số 2683/QĐ-UBND ngày 17/10/2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phân cấp quản lý các di tích-danh thắng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, đến nay trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 64 di tích - danh thắng đã được xếp hạng Quốc gia và cấp tỉnh chưa được phân cấp quản lý.
Để khắc phục những bất cập, hạn chế trong công tác bảo vệ, quản lý, phát huy giá trị di tích trong những năm tiếp theo; căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị và thực tế công tác quản lý di tích hiện nay ở địa phương, UBND tỉnh tiếp tục phân cấp quản lý các di tích - danh thắng trên địa bàn như sau (tổng số 64 di tích - danh thắng):
4.1. Huyện Minh Hóa (03 di tích)
1. Di tích lịch sử Khe Thui, xã Hóa Thanh (Quyết định số 2415/QĐ-UBND ngày 05/07/2017 của UBND tỉnh Quảng Bình).
2. Các điểm di tích trên Đường 15: Điểm di tích Đèo Đá Đẽo, xã Thượng Hóa; điểm di tích Ngầm Khe Rinh, xã Trọng Hóa (Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ).
3. Di tích lịch sử Căn cứ kháng chiến của vua Hàm Nghi ở Minh Hóa (Quyết định số 3521/QĐ-UBND ngày 25/9/2020 của UBND tỉnh Quảng Bình).
4.2. Huyện Tuyên Hóa (08 di tích)
1. Di tích lịch sử Hang Lèn Hà, xã Hóa Thanh (Quyết định số 1732/QĐ- BVHTTDL ngày 07/05/2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
2. Di tích lịch sử Nơi thành lập Trung đoàn 18, xã Đồng Hóa (Quyết định số 1016/QĐ-UBND ngày 13/05/2010 của UBND tỉnh Quảng Bình).
3. Di tích lịch sử Miếu thờ Hiệp biện Đại học sĩ Thái học đường Trần Cảnh Huống, xã Văn Hóa (Quyết định số 3139/QĐ-UBND ngày 30/11/2011 của UBND tỉnh Quảng Bình).
4. Di tích lịch sử Đình làng Lệ Sơn, xã Văn hóa (Quyết định số 3081/QĐ-UBND ngày 14/12/2012 của UBND tỉnh Quảng Bình).
5. Di tích lịch sử Chùa Lèn Bụt, xã Cao Quảng (Quyết định số 3188/QĐ-UBND ngày 24/12/2013 của UBND tỉnh Quảng Bình).
6. Di tích lịch sử Xưởng sản xuất vũ khí Trần Táo, xã Đồng Hóa (Quyết định số 3187/QĐ-UBND ngày 24/12/2013 của UBND tỉnh Quảng Bình).
7. Di tích lịch sử Trận địa pháo bắc Ka Tang, xã Lâm Hóa (Quyết định số 409/QĐ-UBND ngày 02/02/2018 của UBND tỉnh Quảng Bình).
8. Di tích lịch sử Đền thờ Lãnh binh Mai Lượng, xã Cao Quảng (Quyết định số 2094/QĐ-UBND ngày 26/6/2018 của UBND tỉnh Quảng Bình).
4.3. Huyện Quảng Trạch (06 di tích)
1. Di tích lịch sử Chùa Phật Bà, miếu Thành hoàng làng và miếu Cao các Mạc sơn, xã Quảng Tùng (Quyết định số 3242/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh Quảng Bình).
2. Di tích lịch sử Đền Song Trung, xã Phù Hóa (Quyết định số 2826/QĐ-UBND ngày 16/09/2016 của UBND tỉnh Quảng Bình).
3. Di tích lịch sử Đình Vịnh Sơn, xã Quảng Đông (Quyết định số 3834/QĐ-UBND ngày 30/12/2015 của UBND tỉnh Quảng Bình).
4. Di tích lịch sử Đình Tô Xá, xã Quảng Phương (Quyết định số 3368/QĐ-UBND ngày 05/9/2019 của UBND tỉnh Quảng Bình).
5. Di tích lịch sử Chùa Cảnh Phúc, xã Cảnh Dương (Quyết định số 3367/QĐ-UBND ngày 05/9/2019 của UBND tỉnh Quảng Bình).
6. Di tích lịch sử Hoành Sơn Quan, xã Quảng Đông (Quyết định xếp hạng số 1738/QĐ-UBND ngày 02/8/2002 của UBND tỉnh Quảng Bình; tại Quyết định số 2683/QĐ-UBND ngày 17/10/2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phân cấp quản lý các di tích-danh thắng tỉnh Quảng Bình, di tích này do tỉnh quản lý, nay phân cấp về cho UBND huyện Quảng Trạch trực tiếp quản lý).
4.4. Thị xã Ba Đồn (04 di tích)
1. Di tích lịch sử Đình Thọ Linh, xã Quảng Sơn (Quyết định số 1573/QĐ-UBND ngày 19/06/2014 của UBND tỉnh Quảng Bình).
2. Di tích lịch sử Trận chiến thắng Phù Trịch - La Hà, xã Quảng Lộc (Quyết định số 3313/QĐ-UBND ngày 11/11/2015 của UBND tỉnh Quảng Bình).
3. Di tích lịch sử Vụ thảm sát B52, xã Quảng Sơn (Quyết định số 3241/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh Quảng Bình).
4. Di tích Lăng mộ, nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang sơn Bến lội, xã Quảng Minh (Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27/12/2019 của UBND tỉnh Quảng Bình).
4.5. Huyện Bố Trạch (14 di tích)
1. Các điểm di tích trên đường 20 “Quyết Thắng”: Dốc Ba Thang, Tổng kho ngân hàng, Hang Thông tin, Hang Y tá, thị trấn Phong Nha và xã Tân Trạch (Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1732/QĐ-BVHTTDL ngày 07/05/2009 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
2. Di tích lịch sử Cảng cá Thanh Khê, xã Thanh Trạch (Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ).
3. Di tích lịch sử Đường Ba Trại - Ngã ba Thọ Lộc, xã Vạn Trạch (Quyết định số 1732/QĐ-BVHTTDL ngày 07/05/2009 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
4. Di tích lịch sử Vụ thảm sát thôn Quyết Thắng, xã Thanh Trạch (Quyết định số 3140/QĐ-UBND ngày 30/11/2011 của UBND tỉnh Quảng Bình).
5. Di tích lịch sử Thành lồi Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch (Quyết định số 3074/QĐ-CT ngày 13/12/2012 của UBND tỉnh Quảng Bình).
6. Di tích lịch sử Đình Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch (Quyết định số 2041/QĐ-UBND ngày 27/7/2015 của UBND tỉnh Quảng Bình).
7. Di tích lịch sử Ngầm Hói Hạ, xã Hạ Trạch (Quyết định số 4173/QĐ-UBND ngày 29/12/2016 của UBND tỉnh).
8. Di tích lịch sử Nhà thờ Nguyễn Văn Nại, Nguyễn Văn Duyệt, Nguyễn Duy Cần, xã Hải Phú (Quyết định số 38/QĐ-BVHTTDL ngày 07/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
9. Di tích lịch sử Vụ thảm sát thôn Tròn, xã Vạn Trạch (Quyết định số 3713/QĐ-UBND ngày 20/10/2017 của UBND tỉnh Quảng Bình).
10. Di tích lịch sử Ngầm Cà Roòng, xã Thượng Trạch (Quyết định số 1280/QĐ-TTg ngày 24/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ).
11. Di tích lịch sử Khu vực Bến phà Xuân Sơn (Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ) và Động Phong Nha, thị trấn Phong Nha (Quyết định số 236/QĐ ngày 12/12/1986 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thông tin, tại Quyết định số 2683/QĐ-UBND ngày 17/10/2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phân cấp quản lý các di tích-danh thắng tỉnh Quảng Bình, di tích này do tỉnh quản lý, nay phân cấp về cho UBND huyện Bố Trạch trực tiếp quản lý).
12. Di tích danh thắng Lý Hòa, xã Hải Phú (Quyết định số 3959 VH/QĐ ngày 02/12/1992 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin, tại Quyết định số 2683/QĐ-UBND ngày 17/10/2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phân cấp quản lý các di tích-danh thắng tỉnh Quảng Bình, di tích này do tình quản lý, nay phân cấp về cho UBND huyện Bố Trạch trực tiếp quản lý).
13. Các trọng điểm trên đường 20 “Quyết Thắng”: Km 16,5, Ngầm Trạ Ang..., thị trấn Phong Nha (Quyết định số 236/QĐ ngày 12/12/1986 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin, tại Quyết định số 2683/QĐ-UBND ngày 17/10/2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phân cấp quản lý các di tích- danh thắng tỉnh Quảng Bình, di tích này do tỉnh quản lý, nay phân cấp về cho UBND huyện Bố Trạch trực tiếp quản lý).
14. Di tích lịch sử Đền thờ Thánh mẫu Thiên Yana, xã Hải Phú (Quyết định số 3520/QĐ-UBND ngày 25/9/2020 của UBND tỉnh Quảng Bình).
4.6. Thành phố Đồng Hới (09 di tích)
1. Di tích lịch sử Lăng Cá Ông, Miếu Âm hồn, Miếu Ông Nghị, xã Bảo Ninh (Quyết định số 1609/QĐ-UBND ngày 12/7/2011 của UBND tỉnh Quảng Bình).
2. Di tích lịch sử Trận công đồn Bình Phúc, phường Đức Ninh Đông (Quyết định số 2889/QĐ-UBND ngày 21/11/2013 của UBND tỉnh Quảng Bình).
3. Di tích lịch sử Trận đánh biệt kích đêm 30/6/1964 tại Đồng Thành, phường Hải Thành (Quyết định số 2890/QĐ-UBND ngày 21/11/2013 của UBND tỉnh Quảng Bình).
4. Di tích lịch sử Lăng mộ Nguyễn Đình Quang, phường Bắc Lý (Quyết định số 4686/QĐ-UBND ngày 26/12/2017 của UBND tỉnh Quảng Bình).
5. Di tích Khảo cổ học Bàu Tró, phường Hải Thành (Quyết định số 97/QĐ ngày 21/01/1992 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin, tại Quyết định số 2683/QĐ-UBND ngày 17/10/2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phân cấp quản lý các di tích-danh thắng tỉnh Quảng Bình, di tích này do tỉnh quản lý, nay phân cấp về cho UBND thành phố Đồng Hới trực tiếp quản lý).
6. Di tích lịch sử Lũy Đào Duy Từ, phường Hải Thành (Quyết định số 97/QĐ ngày 21/01/1992 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin, tại Quyết định số 2683/QĐ-UBND ngày 17/10/2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phân cấp quản lý các di tích-danh thắng tỉnh Quảng Bình, di tích này do tỉnh quản lý, nay phân cấp về cho UBND thành phố Đồng Hới trực tiếp quản lý).
7. Di tích lịch sử Quảng Bình Quan, phường Đồng Hải (Quyết định số 97/QĐ ngày 21/01/1992 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin, tại Quyết định số 2683/QĐ-UBND ngày 17/10/2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phân cấp quản lý các di tích-danh thắng tỉnh Quảng Bình, di tích này do tỉnh quản lý, nay phân cấp về cho UBND thành phố Đồng Hới trực tiếp quản lý).
8. Di tích lịch sử Thành Đồng Hới, phường Đồng Hải (Quyết định số 97/QĐ ngày 21/01/1992 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin, tại Quyết định số 2683/QĐ-UBND ngày 17/10/2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phân cấp quản lý các di tích-danh thắng tỉnh Quảng Bình, di tích này do tỉnh quản lý, nay phân cấp về cho UBND thành phố Đồng Hới trực tiếp quản lý).
9. Di tích lịch sử Nơi thành lập Chi bộ Phố, phường Đồng Hải (Quyết định số 3597/QĐ-UBND ngày 30/9/2020 của UBND tỉnh Quảng Bình).
4.7. Huyện Quảng Ninh (10 di tích)
1. Di tích lịch sử Km0 - Đường 10, xã Vạn Ninh (Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ).
2. Di tích lịch sử Làng chiến đấu Quảng Xá, xã Tân Ninh (Quyết định số 3355/QĐ-UBND ngày 18/12/2008 của UBND tỉnh Quảng Bình).
3. Di tích lịch sử Lăng mộ Hoàng Kế Viêm, xã Lương Ninh (Quyết định số 2167/QĐ-UBND ngày 26/8/2011 của UBND tỉnh Quảng Bình).
4. Di tích lịch sử Chiêu Vũ hầu Nguyễn Hữu Dật, Hào Lương hầu Nguyễn Hữu Hào, xã Vạn Ninh (Quyết định số 1619/QĐ-UBND ngày 17/7/2010 của UBND tỉnh Quảng Bình).
5. Di tích lịch sử Vụ thảm sát Chợ Gộ, xã Vĩnh Ninh (Quyết định số 3346/QĐ-UBND ngày 20/11/2014 của UBND tỉnh Quảng Bình).
6. Di tích lịch sử Chùa Cảnh Tiên, xã Gia Ninh (Quyết định số 3829/QĐ-UBND ngày 29/12/2015 của UBND tỉnh Quảng Bình).
7. Di tích lịch sử Nơi hy sinh của 16 Thanh niên xung phong tại bến phà II Long Đại, xã Hiền Ninh (Quyết định số 3101/QĐ-UBND ngày 07/10/2016 của UBND tỉnh Quảng Bình).
8. Di tích lịch sử Chiến khu Bến Tiêm, xã Trường Sơn (Quyết định số 3940/QĐ-UBND ngày 09/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Bình).
9. Di tích lịch sử Nơi thành lập chi bộ Trường Môn, xã Hiền Ninh (Quyết định số 2414/QĐ-UBND ngày 05/7/2017 của UBND tỉnh Quảng Bình).
10. Di tích lịch sử Khu vực Sở chỉ huy cơ bản của Bộ Tư lệnh 559, xã Hiền Ninh (Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ, tại Quyết định số 2683/QĐ-UBND ngày 17/10/2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phân cấp quản lý các di tích-danh thắng tỉnh Quảng Bình, di tích này do tỉnh quản lý, nay phân cấp về cho UBND huyện Quảng Ninh trực tiếp quản lý).
4.8. Huyện Lệ Thủy (10 di tích)
1. Di tích lịch sử Chùa Hoằng Phúc, xã Mỹ Thủy (Quyết định số 4248/BVHTTDL ngày 09/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
2. Các điểm di tích trên đường 16 (Ngã tư Thạch Bàn, Suối nước khoáng Bang, Làng Ho), xã Kim Thủy (Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ).
3. Di tích lịch sử Trận tập kích Chợ Chè, xã Hồng Thủy (Quyết định số 3677/QĐ-UBND ngày 17/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Bình).
4. Di tích lịch sử Lăng mộ Trung Bình hầu Trần Bình Ngũ, xã Trường Thủy (Quyết định số 3676/QĐ-UBND ngày 17/12/2014 của UBND tỉnh).
5. Di tích lịch sử Lăng Quan Hữu, Miếu Lòi Am, xã Tân Thủy (Quyết định số 3830/QĐ-UBND ngày 29/12/2015 của UBND tỉnh Quảng Bình).
6. Di tích lịch sử Chứng tích tội ác chiến tranh tại thôn Hòa Luật Nam, xã Cam Thủy (Quyết định số 2893/QĐ-UBND ngày 31/8/2018 của UBND tỉnh Quảng Bình).
7. Di tích lịch sử Đình Xuân Hòa, xã Hoa Thủy (Quyết định số 1970/QĐ-UBND ngày 14/6/2019 của UBND tỉnh Quảng Bình).
8. Di tích lịch sử Mộ Tuần phủ Đặng Đại Độ, xã Mai Thủy (Quyết định số 5061/QĐ-UBND ngày 27/12/2019 của UBND tỉnh Quảng Bình).
9. Di tích lịch sử Lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, xã Trường Thủy (Quyết định số 95-1998/QĐ/BT ngày 24/01/1998 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin, tại Quyết định số 2683/QĐ-UBND ngày 17/10/2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phân cấp quản lý các di tích-danh thắng tỉnh Quảng Bình, di tích này do tỉnh quản lý, nay phân cấp về cho UBND huyện Lệ Thủy trực tiếp quản lý).
10. Di tích lịch sử Mộ và Nhà thờ Võ Xuân Cẩn, xã Tân Thủy (Quyết định số 3232/BVHTTDL ngày 04/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
1. Sở Văn hóa và Thể thao
a) Tham mưu UBND tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước về di tích-danh thắng đã được xếp hạng của địa phương.
b) Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định quy phạm pháp luật phân cấp quản lý các di tích-danh thắng đã được xếp hạng của địa phương. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nội dung phân cấp quản lý di tích danh thắng đối với các địa phương.
c) Tổ chức tập huấn về Luật Di sản văn hóa và công tác bảo tồn - bảo tàng cho cán bộ văn hóa - thông tin cơ sở; đồng thời chịu trách nhiệm hướng dẫn, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách ở địa phương để tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và tuyên truyền, quảng bá các di tích - danh thắng có hiệu quả.
d) Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích - danh thắng.
đ) Phối hợp các sở, ban ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh đăng ký nguồn vốn trong Chương trình mục tiêu phát triển Văn hóa giai đoạn 2020-2025 để trùng tu, tôn tạo di tích - danh thắng; đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước về di tích - danh thắng theo Luật Di sản Văn hóa, các Nghị định của Chính phủ, văn bản Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và của UBND tỉnh.
e) Tham mưu UBND tỉnh văn bản đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thỏa thuận chủ trương, thẩm định quy hoạch, báo cáo kinh tế - kỹ thuật dự án trùng tu, tôn tạo, phục hồi di tích Quốc gia đặc biệt và di tích Quốc gia. Báo cáo UBND tỉnh phê duyệt sau khi có ý kiến thỏa thuận, thẩm định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và ý kiến của các sở, ban ngành, địa phương, đơn vị liên quan.
g) Tham mưu UBND tỉnh phê duyệt báo cáo tu sửa cấp thiết đối với di tích xếp hạng Quốc gia đặc biệt, Quốc gia và cấp tỉnh. Tham mưu UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kết quả tu sửa cấp thiết di tích Quốc gia đặc biệt và di tích Quốc gia.
h) Hướng dẫn các đơn vị được phân cấp quản lý di tích - danh thắng, các đơn vị chủ đầu tư trùng tu, tôn tạo, phục hồi, tu sửa cấp thiết di tích về chuyên môn theo quy định của Luật Di sản văn hóa, các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
i) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di tích - danh thắng.
k) Phối hợp các đơn vị, địa phương đề nghị khen thưởng, khen thưởng và đề nghị xử lý vi phạm, xử lý vi phạm trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích - danh thắng đã được xếp hạng trên địa bàn theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao và các đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn thuộc nhiệm vụ chi của nguồn vốn đầu tư phát triển để triển khai thực hiện Đề án phục vụ công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích - danh thắng phù hợp với quy định.
3. Sở Tài chính
a) Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách tỉnh để tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước phục vụ công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích - danh thắng phù hợp với quy định;
b) Kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định;
c) Tổ chức thẩm tra quyết toán nguồn vốn từ Chương trình phát triển văn hóa để trùng tu, tôn tạo di tích-danh thắng theo quy định.
4. Sở Nội vụ
a) Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành địa phương và các đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo đối với các tổ chức, cá nhân đang hoạt động tại các di tích - danh thắng là cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo;
b) Phối hợp tuyên truyền, phổ biến các quy định về thực hiện nếp sống văn minh tại các di tích - danh thắng là cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo;
c) Tham mưu cho UBND tỉnh có ý kiến trước khi UBND các huyện, thị xã, thành phố thành lập các Ban Quản lý di tích - danh thắng cấp huyện (nếu có).
5. Công an tỉnh Quảng Bình
a) Phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao, UBND các cấp trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích - danh thắng.
b) Phối hợp các sở, ban ngành liên quan và UBND các cấp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi trộm cắp, mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật Quốc gia; các hành vi xâm hại di tích - danh thắng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở các cấp trường phổ thông theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh đi tham quan thực tế tại các di tích - danh thắng.
7. Sở Khoa học và Công nghệ
Phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao trong việc triển khai, quản lý các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học phục vụ việc quản lý, bảo tồn di tích - danh thắng.
8. Sở Xây dựng
Chủ trì tổ chức thẩm định dự án, thiết kế và dự toán xây dựng của các công trình tu sửa cấp thiết, bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - danh thắng, các dự án về xây dựng, cải tạo các công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích - danh thắng mà có khả năng ảnh hưởng xấu tới di tích - danh thắng, hoặc các công trình cải tạo, xây dựng trong quá trình thi công phát hiện có di tích, hiện vật, cổ vật, bảo vật Quốc gia theo quy định pháp luật về xây dựng.
9. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các di tích - danh thắng đã được xếp hạng.
b) Phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao và các đơn vị chủ đầu tư thẩm định nội dung đất đai, tác động môi trường liên quan đến các khu vực đề xuất lập quy hoạch, dự án tu bổ di tích- danh thắng trên địa bàn tỉnh.
10. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Bình
a) Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí thực hiện việc tuyên truyền, quảng bá di tích - danh thắng hiệu quả.
b) Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Bình chủ động, phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao tuyên truyền, quảng bá về ý nghĩa của các di tích- danh thắng, trách nhiệm của công dân và toàn xã hội trong việc bảo vệ, trùng tu tôn tạo và phát huy các giá trị của các di tích - danh thắng trên địa bàn tỉnh.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Thực hiện nội dung, nhiệm vụ được UBND tỉnh phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các di tích - danh thắng tại địa phương.
b) Bố trí nguồn kinh phí đối ứng cùng với nguồn kinh phí của tỉnh, các nguồn xã hội hóa hợp pháp khác để quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích - danh thắng phù hợp với quy định.
c) Sắp xếp, kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy, nhân lực quản lý các di tích- danh thắng tại địa phương đảm bảo tinh gọn, chất lượng, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.
Giao Sở Văn hóa và Thể thao giúp UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá và định kỳ báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Đề án này./.