ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 418/QĐ-UBND
|
Đắk
Nông, ngày 22 tháng 02 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TỈNH ĐẮK NÔNG NĂM 2022
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6
năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 31/2021/NĐ-CP
ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Quyết định số
03/2014/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế
quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
90/2015/TTLT-BTC-BKHĐT ngày 15 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với hoạt động xúc tiến đầu tư;
Căn cứ Thông tư số
03/2021/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 4 năm 2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu
văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt
Nam ra nước ngoài và Xúc tiến đầu tư;
Căn cứ Công văn số 6479/BKHĐT-ĐTNN
ngày 24/9/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Chương trình xúc tiến đầu tư năm
2022;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch
và Đầu tư tại Tờ trình số 07/TTr-SKH ngày 08 tháng 02 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình
Xúc tiến đầu tư tỉnh Đắk Nông năm 2022.
Điều 2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với
các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức
triển khai Chương trình ban hành kèm theo Quyết định này, bảo đảm hiệu quả, thiết
thực, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng
các Sở, Ban, ngành; Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Tổng biên tập
Báo Đắk Nông; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc Ban Quản lý công
viên địa chất Đắk Nông và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Trung tâm XTĐT Miền Trung;
- Trung tâm XTĐT tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTN, KTTH.03
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Hồ Văn Mười
|
CHƯƠNG TRÌNH
XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TỈNH ĐẮK NÔNG NĂM 2022
(Ban hành kèm theo Quyết định số 418/QĐ-UBND ngày 22/02/2022 của UBND tỉnh Đắk
Nông)
I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH
HƯỚNG, MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ:
1. Quan điểm:
- Bám sát chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, văn bản hướng dẫn của Trung ương, Nghị quyết,
quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để chủ động triển khai
các hoạt động xúc tiến đầu tư phù hợp với tình hình mới, với nhiều hình thức, nội
dung phong phú, thiết thực, hiệu quả.
- Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động
xúc tiến đầu tư, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm thu hút nguồn lực, phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác xúc tiến đầu tư, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; tập trung thu
hút các nhà đầu tư lớn có tiềm lực vốn, công nghệ tiên tiến để tham gia đầu tư
vào các lĩnh vực lợi thế của tỉnh.
- Đẩy mạnh cải thiện hình ảnh, môi trường
đầu tư, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc xây dựng hình ảnh thân thiện, an
toàn, hiệu quả cho các nhà đầu tư khi đến đầu tư và tìm hiểu cơ hội đầu tư.
- Chủ động thu hút, hợp tác đầu tư có
chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí
đánh giá chủ yếu. Ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công
nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động
lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
- Tập trung kêu gọi các dự án có quy
mô phù hợp với đặc thù địa phương, phát huy tốt lợi thế tiềm năng, thế mạnh của
địa phương, trong đó cần làm tốt công tác quy hoạch vùng nguyên liệu đáp ứng được
yêu cầu của các nhà đầu tư.
- Đa dạng hóa hình thức xúc tiến đầu
tư; tăng cường xúc tiến đầu tư thông qua hoạt động đối ngoại, hợp tác với các
cơ quan, tổ chức ngoại giao, kinh tế, thương mại của Việt Nam ở nước ngoài; đồng
thời, lấy hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ làm trọng tâm để kêu gọi các nhà đầu
tư trong và ngoài nước đến với tỉnh Đắk Nông.
- Chỉ đạo triển khai có hiệu quả các
chương trình thỏa thuận hợp tác song phương giữa tỉnh Đắk Nông với các địa
phương trong khu vực, đặc biệt là các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,...
nhằm phát huy lợi thế so sánh giữa các địa phương phục vụ hiệu quả công tác xúc
tiến đầu tư; tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ nhằm kịp thời tham
mưu tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, qua đó nâng cao chất lượng hoạt động
doanh nghiệp.
- Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi
cho các tổ chức Hội, Hiệp hội nhằm tăng cường liên kết và phát triển bền vững cộng
đồng doanh nghiệp địa phương.
- Đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Tỉnh
ủy, sự giám sát của HĐND tỉnh, sự chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất của
UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa
bàn tỉnh trong các hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh, bảo đảm an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội và phòng, chống dịch COVID-19.
2. Định hướng
- Trong thời gian tới Đắk Nông tiếp tục
tập trung mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước có tiềm năng, thương hiệu
lớn để đầu tư các dự án then chốt vào các lĩnh vực mũi nhọn như: Nông nghiệp
công nghệ cao; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; Bôxit - điện phân nhôm,... Ưu
tiên thu hút các dự án có công nghệ hiện đại, có hàm lượng khoa học cao, thân
thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, có sản phẩm mang lợi
thế cạnh tranh. Tập trung vào các lĩnh vực lớn:
Một là, Phát triển nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao, bền vững theo chuỗi giá trị; phát triển kinh tế rừng, trồng
và chế biến dược liệu; tăng sức cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng các sản
phẩm nông nghiệp chủ lực, công nghiệp chế biến sâu.
Hai là, Phát triển du lịch trên nền
tảng phát huy các lợi thế tự nhiên, các giá trị văn hóa - đặc trưng sinh thái bản
địa, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.
Ba là, phát triển công nghiệp
Alumin, luyện nhôm và năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời), xây dựng Đắk
Nông trở thành trung tâm công nghiệp nhôm quốc gia để xúc tiến vận động đầu
tư, hợp tác phát triển lĩnh vực cơ sở hạ tầng, cơ khí, công nghiệp, chế tạo.
- Quan tâm thu hút các dự án có quy
mô lớn và vừa, sản phẩm cạnh tranh, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, có giá trị
gia tăng cao; ưu tiên thu hút các dự án có tiềm năng về năng lượng tái tạo; đô
thị, đường cao tốc; dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; khuyến khích phát
triển các dự án du lịch bền vững gắn với phát triển Công viên địa chất toàn cầu
UNESCO Đắk Nông (Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông đã quy hoạch, đầu
tư 44 điểm, hình thành 03 tuyến du lịch với các tên gọi “Trường ca của Lửa và
Nước”, “Bản giao hưởng của làn gió mới” và “Âm vang từ Trái Đất”),... Nghiên cứu
khai thác thị trường để phát triển chuỗi, mục tiêu là các nước: Mỹ, Hàn Quốc,
Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Thái Lan,...
- Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ
tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thông tin, tư vấn, chăm sóc sức khỏe, giải
trí,... đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của Nhân dân. Phát triển hệ thống khách sạn,
nhà hàng và hạ tầng thiết yếu khác để phục vụ du lịch với mục tiêu thu hút vốn
đầu tư.
- Chuyển đổi phương thức hoạt động
xúc tiến đầu tư: ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xúc tiến đầu tư,
chú trọng các hoạt động trực tuyến, xây dựng, duy trì các website, cập nhật thường
xuyên, đầy đủ thông tin về các chế độ, chính sách và ưu đãi trong hoạt động đầu
tư, văn bản pháp luật liên quan, kết quả hoạt động đầu tư, danh mục dự án kêu gọi
đầu tư,...
- Thiết kế công tác xúc tiến đầu tư
theo ngành, lĩnh vực, tập trung vào những sản phẩm nằm trong chuỗi giá trị hàng
hóa có lợi thế, có tiềm năng đầu tư thành vùng hàng hóa tập trung của tỉnh như
chuỗi giá trị cây công nghiệp, cây lâm nghiệp,...; Các sản phẩm du lịch lịch sử
sinh thái, nghỉ dưỡng, tâm linh, các dự án công nghiệp chế biến sâu, dự án phát
triển hạ tầng kỹ thuật,...; Tập trung ứng dụng và chuyển giao các công nghệ chủ
chốt, tiên tiến, hiện đại phù hợp với điều kiện của tỉnh vào các ngành, lĩnh vực
như: Công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ; bảo quản, chế biến nông sản,
dược liệu và các sản phẩm chủ lực của tỉnh.
3. Mục tiêu:
- Tiếp tục xây dựng môi trường làm việc
thân thiện, văn minh, tăng cường cải cách thủ tục hành chính; tạo mọi điều kiện
để doanh nghiệp, nhà đầu tư rút ngắn thời gian đăng ký doanh nghiệp, cấp chủ
trương đầu tư sớm triển khai thực hiện dự án.
- Thực hiện tốt công tác hỗ trợ doanh
nghiệp trong việc tiếp cận và hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư của Trung ương
và của tỉnh.
- Tổ chức các đoàn xúc tiến đầu tư
trong và ngoài tỉnh, xây dựng các ấn phẩm, video quảng bá, xúc tiến đầu tư,...
- Thu hút đầu tư có chọn lọc nhằm
phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương, trong đó quan tâm đến công tác
quy hoạch vùng nguyên liệu đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư.
- Tập trung mời gọi các nhà đầu tư có
tiềm lực, thương hiệu lớn để đầu tư các dự án quan trọng, có công nghệ hiện đại,
thân thiện với môi trường sử dụng hiệu quả tiết kiệm nguồn tài nguyên, sản phẩm
có mang lại lợi thế cạnh tranh về chuỗi giá trị cây công nghiệp, sản phẩm du lịch
lịch sử, sinh thái, nghỉ dưỡng, các dự án chế biến sâu,... Ngoài ra, chú trọng
kêu gọi đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đối với các khu công nghiệp
theo các hình thức như: đối tác công tư (PPP), xã hội hóa và các hình thức khác
phù hợp với quy định của pháp luật để thu hút đầu tư.
- Tăng cường cải thiện môi trường đầu
tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, phấn đấu đưa chỉ số PCI của
tỉnh tăng từ 1 đến 3 bậc trong năm 2022; tạo mọi điều kiện để các nhà đầu tư
rút ngắn thời gian đăng ký doanh nghiệp, cấp chủ trương đầu tư sớm triển khai
thực hiện dự án.
- Nghiên cứu và triển khai các chương
trình hợp tác kinh tế và xúc tiến đầu tư có hiệu quả giữa tỉnh Đắk Nông với các
tỉnh khu vực Tây Nguyên, Khu vực duyên hải Miền Trung - Tây Nguyên, vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam,... nhằm phát huy lợi thế so sánh giữa các địa phương.
II. CHƯƠNG TRÌNH
XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TỈNH ĐẮK NÔNG NĂM 2022
1. Hoạt động
nghiên cứu tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư
- Ưu tiên thu hút các dự án chế biến
sâu nông sản (các nhà máy chế biến trái cây đặc trưng của địa phương); dự án ứng
dụng công nghệ cao, ít tác động đến môi trường sinh thái.
- Quan tâm triển khai các dự án điện
năng lượng tái tạo, hạ tầng giao thông đã được Chính phủ phê duyệt.
- Thu hút các dự án bổ trợ ngành công
nghiệp phụ trợ, khai thác bô xít và sản xuất alumin, nhôm, logistics, tập trung
vào các ngành công nghiệp cơ khí,...; các dự án du lịch sinh thái nghỉ dưỡng,
du lịch khám phá, văn hóa, trải nghiệm lấy Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk
Nông làm trọng tâm.
2. Xây dựng
hình ảnh, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, tiềm năng, cơ hội
và kết nối đầu tư
- Giao Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
mở các chuyên mục liên quan đến hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm quảng bá hình ảnh,
con người Đắk Nông đến cộng đồng doanh nghiệp; đồng thời, duy trì kết nối với
các đối tác để cung cấp thông tin bổ sung, nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư, doanh
nghiệp đến tỉnh Đắk Nông.
- Duy trì hoạt động trang thông tin
điện tử của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Xúc tiến đầu tư phục vụ công tác
quảng bá truyền thông của địa phương.
- Đăng tải toàn bộ các thông tin về
quy hoạch, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3. Hỗ trợ hướng
dẫn, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư
- Thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp,
nhà đầu tư tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm; kết nối với các ngân hàng
thương mại để giải ngân nguồn vốn, hỗ trợ chính sách ưu đãi đầu tư với doanh
nghiệp; đồng thời, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối trong việc hỗ trợ nhà
đầu tư từ khâu thủ tục đầu tư đến khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh; hỗ
trợ doanh nghiệp tiếp cận các chính sách ưu đãi của Trung ương, địa phương; tiếp
nhận và thụ lý giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trên địa bàn
toàn tỉnh; thường xuyên tổ chức Hội nghị đối thoại doanh nghiệp giữa lãnh đạo tỉnh
với cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị
trường.
- Xây dựng, rà soát, cập nhật, bổ
sung danh mục dự án đầy đủ thông tin cho từng dự án (quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất, hiện trạng đất, khái toán kinh phí và khả năng giải phóng mặt bằng, bồi
thường, tái định cư (nếu có), cơ sở pháp lý, lĩnh vực đầu tư,...) đảm bảo đầy đủ
các hành lang pháp lý, khi nhà đầu tư đề xuất có thể triển khai ngay dự án.
- Các hoạt động cụ thể:
+ Tư vấn làm hồ sơ miễn phí cho Nhà đầu
tư khi đến đầu tư vào tỉnh Đắk Nông.
+ Chú trọng công tác giải quyết khó khăn,
vướng mắc cho doanh nghiệp, xử lý dứt điểm các kiến nghị thông qua việc tổ chức
Hội nghị đối thoại, giải quyết khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, kịp thời
theo dõi, tổng hợp các kiến nghị thông qua tiếp nhận thông tin trực tiếp từ
doanh nghiệp.
+ Tổ chức các sự kiện liên quan đến
hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp như: phối hợp làm việc với các địa phương, hỗ trợ
doanh nghiệp tham gia tìm kiếm, mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh, mở các
lớp đào tạo, tập huấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh,...
+ Triển khai các hoạt động khích lệ
doanh nghiệp phát triển, hàng năm gặp gỡ các doanh nhân, doanh nghiệp, đề cử
tôn vinh các doanh nghiệp có cống hiến cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
+ Các hoạt động chương trình hỗ trợ
khởi sự doanh nghiệp, chương trình khởi nghiệp, kêu gọi vốn đầu tư cho các dự
án khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông,...
4. Xây dựng hệ thống
thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư
- Trên cơ sở quan tâm của doanh nghiệp,
nhà đầu tư và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, năm 2022,
tỉnh Đắk Nông sẽ tập trung rà soát và xây dựng cơ sở dữ liệu, tổng hợp các
thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chính sách ưu đãi,
hỗ trợ đầu tư, tình hình thủ tục đầu tư, tiềm năng và cơ hội đầu tư trên các
lĩnh vực thế mạnh của tỉnh, như: Khai khoáng, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, chế
biến sâu Alumin, nhôm, nông sản, thực phẩm, điện năng lượng tái tạo,... Thường
xuyên cập nhật các thông tin trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và Trang
thông tin điện tử của các Sở, Ban, ngành và địa phương.
- Hệ thống hóa, số hóa các số liệu, dữ
liệu về các quy hoạch; môi trường đầu tư, hạ tầng kỹ thuật; quy định pháp luật,
chính sách, cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp; thủ tục về đầu tư, môi trường, đất đai,
cơ sở dữ liệu chuyên sâu về các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; Khả
năng cung ứng lao động,... nhằm hỗ trợ nhà đầu tư tìm hiểu môi trường đầu tư, lập
và triển khai dự án đầu tư.
5. Xây dựng danh
mục dự án thu hút đầu tư
Kịp thời cập nhật, điều chỉnh, bổ
sung Danh mục dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 -2025 để
phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phục vụ
các hoạt động xúc tiến đầu tư theo quy định, trong đó tập trung vào các lĩnh vực
phát triển công nghiệp Alumin và luyện nhôm; Phát triển nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao, tạo ra sản phẩm chất lượng và giá trị cao; xây dựng nhà máy chế
biến, bảo quản nông sản; phát triển du lịch, đánh thức tiềm năng du lịch mạnh mẽ
của địa phương gắn với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông; điện năng
lượng tái tạo; hạ tầng giao thông,...
6. Xây dựng các ấn
phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư
Rà soát, thu thập, biên tập, cập nhật
thông tin, hình ảnh để xây dựng các ấn phẩm, tài liệu quảng bá; xây dựng, in ấn
ấn phẩm quảng bá du lịch, xúc tiến đầu tư.
- Cập nhật, hiệu chỉnh, in ấn bộ tài
liệu quảng bá kêu gọi thu hút đầu tư.
- Xây dựng ấn phẩm, tài liệu về các sản
phẩm nông nghiệp.
- Xây dựng phim phóng sự về Đắk Nông.
- Xây dựng quảng bá tiềm năng thế mạnh,
thông tin dự án trên địa bàn tỉnh trên các nền tảng số, thông qua các phương tiện
online: Youtube, Facebook, Zalo,...
7. Đào tạo, tập
huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư: Tham
gia các lớp đào tạo, tập huấn kỹ năng xúc tiến đầu tư; nghiệp vụ hỗ trợ doanh
nghiệp do các Bộ, Ban, ngành tổ chức nhằm nâng cao kiến thức cho cán bộ các Sở,
Ban, ngành và lãnh đạo, nhân viên của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
8. Hợp tác trong
nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư
- Tham gia hội chợ du lịch quốc tế tại
Thành phố Hà Nội; tham gia ngày hội du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh; kết hợp
tổ chức Hội nghị giới thiệu, quảng bá hình ảnh, chú trọng kêu gọi đầu tư các
lĩnh vực trọng điểm.
- Tham gia các sự kiện, chương trình,
Hội nghị giao ban liên quan đến hoạt động xúc tiến Đầu tư, du lịch do các Bộ,
ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố tổ chức, mời; tổ chức đoàn để lãnh đạo tỉnh
làm việc với các doanh nghiệp, nhà đầu tư.
- Phối hợp tổ chức đoàn khảo sát các
tuyến, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ nhà đầu tư khảo sát địa điểm đầu
tư.
- Tổ chức Hội thảo về phát triển du lịch
bền vững vào Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.
- Tổ chức Hội nghị Hang động núi lửa
quốc tế lần thứ 20 năm 2022, gồm chuỗi hoạt động: Hội nghị khoa học chuyên đề về
hang động núi lửa; Triển lãm về núi lửa và hệ thống hang động của Công viên địa
chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông; Khảo sát hệ thống hang động; Hoạt động bay Khinh
khí cầu; Hội chợ nông sản; Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch Công viên địa chất
toàn cầu UNESCO Đắk Nông,...
- Phối hợp với một số tỉnh phía Nam
như: Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng,... tổ chức Hội nghị quảng bá hình ảnh kêu
gọi xúc tiến đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm của tỉnh.
- Tham gia một số sự kiện Năm Du lịch
Quốc gia - Quảng Nam.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Ủy ban nhân dân tỉnh: Là cơ quan chủ trì chỉ đạo thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư năm
2022.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Là cơ quan đầu mối nghiên cứu, chuẩn bị nội dung và chủ trì tham mưu
UBND tỉnh tổ chức thực hiện các Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022, cụ thể
như sau:
- Là cơ quan thường trực theo dõi, kiểm
tra, giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch; tổng hợp báo cáo định kỳ;
tham mưu, đề xuất giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
- Tư vấn và hỗ trợ hồ sơ miễn phí cho
doanh nghiệp, nhà đầu tư khi đến đầu tư dự án tại tỉnh Đắk Nông; hướng dẫn nhà
đầu tư hồ sơ, thủ tục để được hưởng ưu đãi đầu tư vào tỉnh Đắk Nông.
- Xây dựng bảng mô tả thông tin chi
tiết cụ thể các dự án trọng điểm (lĩnh vực: Công nghiệp, thương mại dịch vụ,
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, du lịch,...).
- Xây dựng kinh phí xúc tiến đầu tư
trình UBND tỉnh phê duyệt. Nguồn kinh phí xúc tiến đầu tư và kinh phí xây dựng
kế hoạch tổ chức các đoàn xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước theo dự toán đã
được UBND tỉnh giao trong năm 2022.
- Tiếp nhận các kiến nghị, phản ánh của
các cơ quan, các tổ chức và nhà đầu tư có liên quan khi gặp khó khăn, vướng mắc
trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình; kiến nghị UBND tỉnh sửa đổi, bổ
sung các chính sách kêu gọi đầu tư phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh và
theo hướng dẫn của Trung ương.
- Xây dựng cải thiện môi trường đầu
tư kinh doanh mạnh mẽ cho doanh nghiệp nhằm góp phần nâng cao các chỉ số thành
phần của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
- Phối hợp với Ban Quản lý Công viên
địa chất Đắk Nông quảng bá, phát triển hình ảnh du lịch tỉnh Đắk Nông thông qua
các sự kiện liên quan.
3. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch
và Đầu tư và các đơn vị có liên quan chuẩn bị các sản phẩm tiêu biểu trong lĩnh
vực công nghiệp như Alumin, công nghiệp chế biến, năng lượng tái tạo,... tổ chức
các hoạt động xúc tiến thương mại, gắn kết các hoạt động xúc tiến đầu tư, du lịch,
đặc biệt cần chú ý đến nội dung lồng ghép các sự kiện nhằm đảm bảo tính thống
nhất, tránh chồng chéo về mặt thời gian, nội dung tham gia.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có
liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các dự án năng lượng tái tạo đang thực
hiện thủ tục và đã đi vào hoạt động trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Tài chính: Kịp thời tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để triển khai thực hiện
các nhiệm vụ phát sinh ngoài dự toán được giao (nếu có).
5. Ban Quản lý các khu công nghiệp
tỉnh
- Chủ động, phối hợp với Sở Kế hoạch
và Đầu tư và các đơn vị có liên quan tổ chức các hoạt động kêu gọi nhà đầu tư
có năng lực, kinh nghiệm, tiềm lực về tài chính để thu hút đầu tư các dự án lớn
vào khu công nghiệp và kịp thời đăng tải trên Trang thông tin điện tử của đơn vị.
Đồng thời, báo cáo bằng văn bản về tình hình thu hút đầu tư, những khó khăn, vướng
mắc, đề xuất, kiến nghị (nếu có) đến Sở Kế hoạch và Đầu tư định kỳ hàng tháng,
quý, 06 tháng (trước ngày 20/5) và báo cáo năm (trước ngày 30/10) để kịp thời
giải quyết khó khăn của đơn vị cũng như phối hợp trong công tác xúc tiến, kêu gọi
đầu tư.
- Phối hợp với các đơn vị có liên
quan cung cấp thông tin về các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh cho Sở Kế hoạch
và Đầu tư để xây dựng tài liệu, ấn phẩm, video phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu
tư của tỉnh.
6. Ban Quản lý công viên địa chất
Đắk Nông
- Phối hợp với các Sở, Ban, ngành, địa
phương thực hiện tuyên truyền, quảng bá, quy hoạch, kêu gọi đầu tư vào Công
viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông. Đồng thời, định hướng hợp tác phát triển
du lịch, khai thác phát huy có hiệu quả các giá trị di sản và phát triển bền vững
kinh tế - xã hội trong vùng Công viên địa chất thông qua các hoạt động du lịch.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có
liên quan tổ chức các sự kiện trong khuôn khổ Hội nghị hang động núi lửa quốc tế
lần thứ 20 năm 2022.
7. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh,
Báo Đắk Nông: Thường xuyên thực hiện các tin, bài,
phóng sự, thước phim quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư, định hướng thu hút đầu
tư, các chính sách mới của tỉnh trên sóng truyền hình và các bài viết.
8. Các Sở, Ban, ngành, UBND các
huyện, thành phố
- Theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực
hiện Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022 theo chỉ đạo của UBND tỉnh và hướng
dẫn của Sở Kế hoạch và Đầu tư; yêu cầu các hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá
văn hóa, du lịch phải có sự phối hợp, lồng ghép giữa các địa phương, các ngành
với nhau, đảm bảo tính thống nhất, tiết kiệm và hiệu quả.
- Căn cứ Chương trình xúc tiến đầu tư
năm 2022 của tỉnh, các Sở, Ban ngành, địa phương chủ động nghiên cứu, thực hiện,
phối hợp để hoạt động xúc tiến đầu tư năm 2022 đạt hiệu quả; định kỳ báo cáo kết
quả thực hiện 06 tháng (trước ngày 20/5) và báo cáo năm (trước ngày 30/10) gửi
Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
Trên đây là Chương trình xúc tiến đầu
tư tỉnh Đắk Nông năm 2022, yêu cầu các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố
và các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp, triển khai thực hiện./.