Quyết định 4075/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa năm 2014

Số hiệu 4075/QĐ-UBND
Ngày ban hành 19/11/2013
Ngày có hiệu lực 19/11/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Phạm Đăng Quyền
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4075/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 19 tháng 11 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TỈNH THANH HÓA NĂM 2014

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 5026/QĐ-BYT ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế Về việc ban hành Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS hàng năm;

Căn cứ Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS hàng năm ban hành kèm theo Quyết định số 5026/QĐ-BYT ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế Về việc ban hành Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS hàng năm;

Căn cứ Công văn số 840/AIDS-KH ngày 27/8/2013 của Cục phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế” về việc xây dựng Kế hoạch hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2014;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 2125/TTr-SYT ngày 04/11/2013 về việc Phê duyệt Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này “Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS” tỉnh Thanh Hóa năm 2014 với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Tên và cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện Kế hoạch

1.1. Tên kế hoạch: Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa năm 2014.

1.2. Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.

1.3. Cơ quan tổ chức thực hiện kế hoạch: Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Thanh Hóa.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

Góp phần thực hiện thành công Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,25%, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

2.2. Mục tiêu cụ thể

2.2.1. Thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS

- Tăng tỷ lệ người dân trong độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi có hiểu biết đầy đủ về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS lên 60% và phản đối những quan điểm sai lầm về lây nhiễm HIV/AIDS;

- 80% các cơ quan thông tin đại chúng ở địa phương thực hiện tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Y tế;

- 90% các cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS của các địa phương và các ban, ngành, đoàn thể được tập huấn về truyền thông phòng, chống HIV/AIDS hoặc về quản lý chương trình truyền thông phòng, chống HIV/AIDS;

- 85% đơn vị, địa phương tổ chức ít nhất một mô hình, hoạt động truyền thông và triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, các sự kiện phòng, chống HIV/AIDS khác;

- 60% doanh nghiệp (3.564/5.940) trên địa bàn tỉnh có tổ chức hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS;

2.2.2. Giám sát dịch HIV/AIDS và Can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS

- Thiết lập hệ thống giám sát dịch HIV có khả năng dự báo xu hướng dịch HIV/AIDS tại 27/27 huyện, thị, thành phố trong tỉnh;

- Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy xuống dưới 15%, nhóm người bán dâm dưới 4% và nhóm nam quan hệ tình dục đồng tính dưới 3%;

- 100% đơn vị thực hiện đủ báo cáo định kỳ và đảm bảo chất lượng số liệu về tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm có nguy cơ cao, nhóm đại diện cho cộng đồng;

[...]