Quyết định 4127/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” của tỉnh Bình Định

Số hiệu 4127/QĐ-UBND
Ngày ban hành 31/12/2013
Ngày có hiệu lực 31/12/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Mai Thanh Thắng
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4127/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 31 tháng 12 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN “CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030” CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2013;

Căn cứ Luật phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29/6/2006;

Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng chính phủ về Tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS;

Căn cứ Quyết Định số 608/QĐ-TTg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS Đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;

Theo Đề nghị của các Sở: Y tế, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Lao Động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ và Công an tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết Định này Kế hoạch thực hiện “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS Đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” của tỉnh Bình Định (gọi tắt là Kế hoạch).

Điều 2. Giao Giám Đốc Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Đơn vị, Địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này Đảm bảo mục tiêu, kết quả Đề ra; báo cáo tình hình thực hiện cho UBND tỉnh và các cơ quan liên quan.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám Đốc Sở Y tế, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Đơn vị, hội, Đoàn thể liên quan, các thành viên Ban chỉ Đạo Phòng chống AIDS và phòng chống các tệ nạn ma túy, mại dâm tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết Định này kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Mai Thanh Thắng

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN “CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030” CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Quyết Định số 4127/QĐ-UBND Ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh)

Phần I

TÌNH HÌNH HIV/AIDS CỦA TỈNH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

I. Tình hình HIV/AIDS của tỉnh:

Theo báo cáo của Sở Y tế: Tỉnh Bình Định phát hiện những trường hợp nhiễm HIV Đầu tiên vào tháng 9/1993; trung bình hàng năm tỉnh phát hiện khoảng 50 trường hợp nhiễm HIV/AIDS mới. Số người nhiễm HIV Đã phát hiện tích lũy Đến 31/10/2013 là 874 người, trong Đó chuyển sang AIDS là 530, và tử vong do AIDS là 314. Tỷ lệ lây nhiễm HIV chiếm 0,054% dân số. Có 10/11 (91%) huyện, thị xã, thành phố và 98/159 (62%) xã, phường, thị trấn Đã có người nhiễm HIV. Nam giới nhiều hơn nữ trong tổng số người nhiễm HIV Đã phát hiện (chiếm 75%), tuy nhiên tỷ lệ phụ nữ Đang có xu hướng tăng lên (tỷ lệ nữ nhiễm HIV trong năm 2005 chiếm 20,97%, năm 2006: 35,19%, năm 2007: 37,21%, năm 2008: 37,78%, năm 2009: 31,25% , năm 2010: 38,36% và năm 2011: 43,18%). Ngoài Đối tượng ma túy, mại dâm có nhiều Đối tượng khác nhau trong cộng Đồng bị nhiễm HIV (ma túy 28,77%, mại dâm 3,61%, người cho máu 2,23%, bệnh nhân lao 8,77%, bệnh nhân nghi AIDS 28,39%, Đối tượng khác 28,23%), có 18 trẻ em dưới 15 tuổi bị nhiễm HIV. Độ tuổi nhiễm cao nhất từ 20 - 39 chiếm 67,8 %, nguy cơ lây nhiễm qua Đường máu giảm (chủ yếu do tiêm chích ma túy, chiếm 40,6%) và lây qua Đường quan hệ tình dục tăng cao (chiếm 53,55%).

Nhìn chung, tình hình lây nhiễm HIV/AIDS tại tỉnh ta vẫn Đang có chiều hướng gia tăng, xuất hiện nhiễm HIV ở nhiều Đối tượng trong cộng Đồng. Nguy cơ lây HIV qua quan hệ tình dục không an toàn ngày càng tăng. Mặc dù số người nhiễm HIV mới phát hiện hàng năm chưa cao, nhưng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn bùng phát dịch nếu không có các biện pháp phòng chống tích cực.

II. Những vấn Đề ưu tiên giải quyết:

1. Phổ cập kiến thức và kỹ năng dự phòng lây nhiễm HIV cho mọi Đối tượng trong cộng Đồng, Đặc biệt là các nhóm có hành vi nguy cơ cao như nhóm tiêm chích ma túy, phụ nữ bán dâm, nam quan hệ tình dục Đồng giới và dân di biến Động, nhất là nhóm nam ngư dân Đánh bắt xa bờ. Quan tâm nhiều hơn Đến nhóm dân tộc thiểu số ở các huyện trung du và miền núi.

2. Đẩy mạnh Chương trình bao cao su (BCS) với nhiều kênh cung cấp Để Đảm bảo tính sẵn có của BCS mọi lúc, mọi nơi bao gồm cung cấp qua tuyên truyền viên Đồng Đẳng, cộng tác viên, các Điểm cung cấp BCS tại nhà nghỉ, khách sạn, nơi vui chơi, giải trí.

3. Tăng cường công tác tư vấn xét nghiệm phát hiện HIV cho mọi Đối tượng trong cộng Đồng, nhất là các nhóm có hành vi nguy cơ cao, các cặp bạn tình trước khi kết hôn, phụ nữ mang thai. Triển khai nhiều hình thức tư vấn xét nghiệm bao gồm tại các Điểm tư vấn cố Định và tư vấn lưu Động. Phát hiện sớm các trường hợp nhiễm HIV Để Điều trị kịp thời, và dự phòng lây nhiễm HIV nhất là dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

4. Tăng cường các biện pháp chống kỳ thị, phân biệt Đối xử với người nhiễm HIV/AIDS và gia Đình họ. Đẩy mạnh công tác quản lý, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại cộng Đồng, tăng cường chất lượng công tác Điều trị Để tăng tỷ lệ người nhiễm HIV Được Điều trị thuốc kháng vi rút HIV

5. Tăng cường Đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực cho hệ thống phòng, chống HIV/AIDS. Đảm bảo hệ thống phòng, chống AIDS Đủ mạnh, cán bộ tham gia phòng, chống AIDS Đủ năng lực Để triển khai thực hiện các hoạt Động quản lý và chuyên môn.

[...]