Quyết định 4022/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Nghị định 66/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi trên địa bàn tỉnh Bình Định
Số hiệu | 4022/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 30/09/2021 |
Ngày có hiệu lực | 30/09/2021 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Định |
Người ký | Nguyễn Tuấn Thanh |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4022/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 30 tháng 9 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 thánh 6 năm 2013; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;
Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;
Căn cứ Kế hoạch số 77-KH/TU ngày 09 tháng 7 năm 2020 của Tỉnh ủy Bình Định về triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 3985/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2020 của UBND tỉnh phân công nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch 77-KH/TU ngày 09 tháng 7 năm 2020 của Tỉnh ủy Bình Định về triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 263/TTr-SNN ngày 13 tháng 9 năm 2021,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Mục đích
- Nâng cao nhận thức về thiên tai, năng lực ứng phó thiên tai cho đội ngũ làm công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh.
- Xác định trách nhiệm của UBND các cấp, Ban chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh, các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị kịp thời ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trong tình huống khẩn cấp.
- Xác định trách nhiệm UBND các cấp, Ban chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS các cấp, các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị trong công tác tổng hợp thiệt hại và sử dụng nguồn lực tài chính để khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn; nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ trong trường hợp vượt quá khả năng của địa phương.
- Xác định trách nhiệm của UBND các cấp, Ban chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS các cấp, các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị trong công tác hỗ trợ di dời dân cư trong tình huống khẩn cấp, bảo đảm ổn định đời sống cho người dân.
- Công tác bảo đảm nguồn lực và các điều kiện hoạt động cho cơ quan và lực lượng làm công tác PCTT các cấp;
- Công tác kiện toàn Ban chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS các cấp, các Văn phòng thường trực hoặc Bộ phận thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh;
2. Yêu cầu: Nội dung kế hoạch thực hiện trong tình huống khẩn cấp và thường xuyên hàng năm. Phấn đấu đến năm 2023 đạt các mục tiêu:
- UBND các cấp sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính trong khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn;
- Các Văn phòng thường trực hoặc Bộ phận thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh được kiện toàn, hoạt động chuyên trách; Đến hết năm 2025 đạt tiếp các mục tiêu sau:
- Lực lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn được trang bị kiến thức phòng, chống thiên tai và năng lực ứng phó;
- Nguồn lực và các điều kiện hoạt động cho cơ quan và lực lượng làm công tác PCTT các cấp được đảm bảo;
- Người dân di dời khẩn cấp ổn định cuộc sống trong các khu tái định cư.
1. Thời gian: Từ năm 2022 đến năm 2025 đạt yêu cầu của kế hoạch.
2. Triển khai đến các lực lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; UBND các cấp, các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, hội, đoàn thể liên quan toàn tỉnh.
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4022/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 30 tháng 9 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 thánh 6 năm 2013; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;
Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;
Căn cứ Kế hoạch số 77-KH/TU ngày 09 tháng 7 năm 2020 của Tỉnh ủy Bình Định về triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 3985/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2020 của UBND tỉnh phân công nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch 77-KH/TU ngày 09 tháng 7 năm 2020 của Tỉnh ủy Bình Định về triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 263/TTr-SNN ngày 13 tháng 9 năm 2021,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Mục đích
- Nâng cao nhận thức về thiên tai, năng lực ứng phó thiên tai cho đội ngũ làm công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh.
- Xác định trách nhiệm của UBND các cấp, Ban chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh, các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị kịp thời ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trong tình huống khẩn cấp.
- Xác định trách nhiệm UBND các cấp, Ban chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS các cấp, các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị trong công tác tổng hợp thiệt hại và sử dụng nguồn lực tài chính để khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn; nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ trong trường hợp vượt quá khả năng của địa phương.
- Xác định trách nhiệm của UBND các cấp, Ban chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS các cấp, các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị trong công tác hỗ trợ di dời dân cư trong tình huống khẩn cấp, bảo đảm ổn định đời sống cho người dân.
- Công tác bảo đảm nguồn lực và các điều kiện hoạt động cho cơ quan và lực lượng làm công tác PCTT các cấp;
- Công tác kiện toàn Ban chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS các cấp, các Văn phòng thường trực hoặc Bộ phận thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh;
2. Yêu cầu: Nội dung kế hoạch thực hiện trong tình huống khẩn cấp và thường xuyên hàng năm. Phấn đấu đến năm 2023 đạt các mục tiêu:
- UBND các cấp sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính trong khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn;
- Các Văn phòng thường trực hoặc Bộ phận thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh được kiện toàn, hoạt động chuyên trách; Đến hết năm 2025 đạt tiếp các mục tiêu sau:
- Lực lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn được trang bị kiến thức phòng, chống thiên tai và năng lực ứng phó;
- Nguồn lực và các điều kiện hoạt động cho cơ quan và lực lượng làm công tác PCTT các cấp được đảm bảo;
- Người dân di dời khẩn cấp ổn định cuộc sống trong các khu tái định cư.
1. Thời gian: Từ năm 2022 đến năm 2025 đạt yêu cầu của kế hoạch.
2. Triển khai đến các lực lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; UBND các cấp, các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, hội, đoàn thể liên quan toàn tỉnh.
Trên cơ sở nội dung Nghị định số 66/2021/NĐ-CP, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố; Ban chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS các cấp; các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, hội, đoàn thể trong tỉnh triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Tuyên truyền, phổ biến Nghị định số 66/2021/NĐ-CP
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, UBND cấp huyện, cấp xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến Nghị định số 66/2021/NĐ-CP bằng các hình thức phù hợp: Tổ chức các lớp tập huấn; lồng ghép trong nội dung đào tạo tăng cường năng lực cán bộ cấp huyện, cấp xã về công tác PCTT; hội nghị, hội thảo các cấp; phổ biến, truyền thông trên phương tiện báo chí, Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, Đài Phát thanh cấp huyện, hệ thống truyền thanh cơ sở; đưa lên trang Websiter của cơ quan, của Văn phòng thường trực Phòng, chống thiên tai tỉnh…Lực lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn được trang bị kiến thức phòng, chống thiên tai nói chung, hiểu rõ và thực hiện Nghị định số 66/2021/NĐ-CP nói riêng.
2. Triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm
2.1. Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai và biện pháp áp dụng
a) Nhiệm vụ 1: Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai
Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị liên quan và UBND cấp huyện, cấp xã tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai. Phân công trách nhiệm các cơ quan, đơn vị ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn bị ảnh hưởng.
b) Nhiệm vụ 2: Huy động lực lượng, phương tiện để cứu nạn, sơ tán dân khỏi nơi nguy hiểm do thiên tai
Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị liên quan và UBND cấp huyện, cấp xã tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh huy động lực lượng, phương tiện và các nguồn lực để cứu nạn, nhanh chóng sơ tán, di dời nhân dân ra khỏi nơi nguy hiểm; bố trí đảm bảo hậu cần cho nhân dân tại nơi sơ tán;
c) Nhiệm vụ 3: Tổ chức cấp cứu, khám chữa bệnh và phát thuốc cho dân
Sở Y tế chủ trì, phối hợp các hội, đoàn thể, UBND cấp huyện, cấp xã tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức việc tiếp nhận, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh và cấp phát thuốc cho nhân dân; huy động các cơ sở khám chữa bệnh tham gia cứu chữa cho người bị nạn nhằm bảo đảm sự sống của người dân.
d) Nhiệm vụ 4: Đảm bảo lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm ổn định đời sống cho dân
Sở Công Thương chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm ổn định đời sống cho dân bị ảnh hưởng thiên tai.
2.2. Lập và triển khai Dự án khẩn cấp phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai
Căn cứ Quyết định của UBND tỉnh công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai, UBND cấp huyện hoặc Ban Quản lý dự án chuyên ngành tỉnh được giao nhiệm vụ chủ đầu tư, tổ chức lập và triển khai Dự án khẩn cấp phòng, chống khắc phục hậu quả thuộc lĩnh vực hoạt động. Dự án được giao hoặc áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu để lựa chọn nhà thầu.
2.3. Nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai
a) Nhiệm vụ 1: Tổng hợp thiệt hại, đề xuất nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai
Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS các cấp chủ trì, phối hợp các sở, ngành, cơ quan; phòng, ban, đơn vị liên quan và UBND cấp trực thuộc tổng hợp thiệt hại do thiên tai; đề xuất nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả trên địa bàn quản lý và báo cáo UBND cùng cấp. Trường hợp vượt quá khả năng của địa phương, UBND các cấp báo cáo Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS cấp trên trực tiếp. Ban chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh tình hình thiệt hại do thiên tai, nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả trên địa bàn tỉnh.
b) Nhiệm vụ 2: Sử dụng nguồn lực tài chính của địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn
Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS các cấp chủ trì, phối hợp các sở, ngành, cơ quan; phòng, ban, đơn vị liên quan đề xuất UBND cùng cấp quyết định sử dụng kinh phí của địa phương để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai. Nguồn kinh phí từ dự phòng ngân sách của địa phương, quỹ tài chính, quỹ PCTT và các nguồn tài chính hợp pháp khác; được phân bổ kịp thời, đúng đối tượng và triển khai sử dụng hiệu quả.
c) Nhiệm vụ 3: Nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh trường hợp vượt quá khả năng của địa phương
UBND tỉnh căn cứ đề xuất của Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh trường hợp vượt quá khả năng của địa phương.
d) Nhiệm vụ 4: Đề xuất UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí của Chính phủ hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai
Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan và UBND cấp huyện đề xuất UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí của Chính phủ hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh. Thời hạn tham mưu UBND tỉnh quyết định phân bổ nguồn kinh phí chậm nhất 30 ngày kể từ ngày có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2.4. Hỗ trợ khẩn cấp di dời dân cư trong tình huống khẩn cấp
a) Nhiệm vụ 1: Xác định số hộ dân cần di dời khẩn cấp do thiên tai trên địa bàn xã:
- Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS cấp xã chủ trì, phối hợp các hội, đoàn thể cấp xã, huy động Đội xung kích PCTT cấp xã rà soát, xác định số hộ dân phải di dời và nhu cầu hỗ trợ trong tình huống khẩn cấp, báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã.
- Chủ tịch UBND xã chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo kịp thời Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS cấp huyện.
b) Nhiệm vụ 2: Tổng hợp số hộ dân cần di dời khẩn cấp do thiên tai trên địa bàn huyện Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS cấp huyện chủ trì, phối hợp các phòng, ban, đơn vị và UBND cấp xã tổng hợp số hộ dân cần di dời khẩn cấp do thiên tai và nhu cầu hỗ trợ, báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện.
c) Nhiệm vụ 3: Giao đất, bố trí chỗ ở cho số hộ dân di dời khẩn cấp trên địa bàn huyện
Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện chủ trì, phối hợp với Phòng Quản lý đô thị/Kinh tế hạ tầng, Phòng Tài chính-Kế hoạch, Phòng Nông nghiệp và PTNT tham mưu Chủ tịch UBND cấp huyện giao đất, bố trí chỗ ở cho các hộ dân phải di dời khẩn cấp do thiên tai.
Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định giao đất, bố trí chỗ ở cho các hộ dân phải di dời khẩn cấp; huy động kinh phí, lực lượng, trang thiết bị, vật tư và các tổ chức, cá nhân liên quan để triển khai thực hiện. Trường hợp vượt quá khả năng của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo, đề xuất Ban chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh.
d) Nhiệm vụ 4: Tổng hợp số hộ dân cần di dời khẩn cấp do thiên tai trên địa bàn tỉnh.
Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành liên quan và UBND cấp huyện tổng hợp số hộ cần di dời khẩn cấp do thiên tai trên địa bàn tỉnh và nhu cầu hỗ trợ, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
đ) Nhiệm vụ 5: Giao đất, bố trí chỗ ở cho số hộ dân di dời khẩn cấp do thiên tai trên địa bàn tỉnh
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh giao đất cho cơ quan phát triển quỹ đất của UBND cấp huyện để bố trí chỗ ở cho các hộ dân phải di dời khẩn cấp do thiên tai theo thẩm quyền.
- Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giao đất cho cơ quan phát triển quỹ đất của UBND cấp huyện để bố trí chỗ ở cho các hộ dân phải di dời khẩn cấp; huy động kinh phí, lực lượng, trang thiết bị, vật tư và các tổ chức, cá nhân liên quan để triển khai thực hiện. Trường hợp vượt quá khả năng của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2.5. Kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS các cấp
a) Nhiệm vụ 1: Kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS cấp xã
Công chức quản lý công tác PCTT cấp xã chủ trì, phối hợp cán bộ, công chức, hội, đoàn thể cấp xã tham mưu Chủ tịch UBND cấp xã kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS cấp xã hàng năm. Chủ tịch UBND cấp xã quyết định kiện toàn Ban Chỉ huy nhằm bảo đảm năng lực chỉ huy, điều hành trong công tác phòng, chống giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai trên địa bàn.
b) Nhiệm vụ 2: Kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS cấp huyện
Phòng Kinh tế của thành phố, thị xã hoặc Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện chủ trì, phối hợp các phòng, ban, hội, đoàn thể, đơn vị cấp huyện tham mưu Chủ tịch UBND cấp huyện kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS cấp huyện hàng năm. Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định kiện toàn Ban Chỉ huy nhằm bảo đảm năng lực chỉ huy, điều hành trong công tác phòng, chống giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai trên địa bàn.
c) Nhiệm vụ 3: Kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, đơn vị, hội, đoàn thể của tỉnh tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh hàng năm. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định kiện toàn Ban Chỉ huy nhằm bảo đảm năng lực chỉ huy, điều hành trong công tác phòng, chống giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai trên địa bàn.
2.6. Bảo đảm nguồn lực và các điều kiện hoạt động cho cơ quan và lực lượng làm công tác PCTT các cấp
a) Nhiệm vụ 1: Bảo đảm kinh phí hoạt động của Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS các cấp
Cơ quan tài chính các cấp chủ trì, phối hợp với các Cơ quan thường trực về phòng, chống thiên tai; tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự trên địa bàn tham mưu cho Chủ tịch UBND các cấp bảo đảm kinh phí hoạt động của Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS các cấp. Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, quỹ tài chính, quỹ PCTT được giao theo phân cấp và các nguồn tài chính hợp pháp khác trên địa bàn.
b) Nhiệm vụ 2: Quy định nội dung chi, mức chi và thủ tục thanh quyết toán nguồn kinh phí quỹ PCTT tỉnh
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quy định nội dung chi, mức chi và thủ tục thanh quyết toán nguồn kinh phí quỹ PCTT tỉnh, trong Quý IV/2021. Nội dung Quy định tuân theo Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống tiên tai; làm cơ sở pháp lý để chi kinh phí hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh.
c) Nhiệm vụ 3: Trụ sở làm việc, cơ sở vật chất, công cụ hỗ trợ tham mưu ra quyết định chỉ đạo, điều hành cho Ban Chỉ huy PCTT -TKCN và PTDS các cấp Cơ quan tài chính các cấp chủ trì, phối hợp với các Cơ quan thường trực về phòng, chống thiên tai; tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự trên địa bàn tham mưu cho Chủ tịch UBND các cấp bảo đảm trụ sở làm việc, cơ sở vật chất, công cụ hỗ trợ tham mưu ra quyết định chỉ đạo, điều hành cho Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS các cấp.
d) Nhiệm vụ 4: Mua sắm phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai
Cơ quan tài chính các cấp chủ trì, phối hợp với các Cơ quan thường trực về phòng, chống thiên tai; tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự trên địa bàn tham mưu cho Chủ tịch UBND các cấp mua sắm phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai hàng năm.
2.7. Kiện toàn các Văn phòng thường trực, Bộ phận thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh
a) Nhiệm vụ 1: Kiện toàn Văn phòng thường trực Phòng, chống thiên tai tỉnh
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh kiện toàn Văn phòng thường trực về Phòng, chống thiên tai của tỉnh, hoạt động chuyên trách. Trên cơ sở Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh (cũ) hiện có hoạt động kiêm nhiệm; củng cố tổ chức, bộ máy, bổ sung nhân lực để Văn phòng thường trực Phòng, chống thiên tai của Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh, hoạt động chuyên trách trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT.
b) Nhiệm vụ 2: Kiện toàn Ban tác huấn Phòng tham mưu của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh là Bộ phận thường trực về TKCN trên đất liền, trên sông và PTDS trên địa bàn tỉnh
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh kiện toàn Ban tác huấn Phòng tham mưu là Bộ phận thường trực về TKCN trên đất liền, trên sông và PTDS trên địa bàn tỉnh. Bộ phận thường trực tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ huy PCTT- TKCN và PTDS tỉnh về lĩnh vực được giao.
Nhiệm vụ 3: Kiện toàn Ban tác huấn Phòng tham mưu của Bộ chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh là Bộ phận thường trực về TKCN khu vực biên giới biển và PTDS
Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh kiện toàn Ban tác huấn Phòng tham mưu là Bộ phận thường trực về TKCN khu vực biên giới biển và PTDS. Bộ phận thường trực tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh về lĩnh vực được giao.
2.8. Kiện toàn, củng cố năng lực Đội xung kích PCTT cấp xã
a) Nhiệm vụ 1: Kiện toàn Đội xung kích PCTT cấp xã hàng năm
Ban chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS cấp xã chủ trì, phối hợp Bộ phận thường trực và hội, đoàn thể cấp xã tham mưu Chủ tịch UBND cấp xã kiện toàn Đội xung kích PCTT cấp xã hàng năm. Thành phần, số lượng Đội theo Hướng dẫn tại Quyết định số 08/TWPCTT ngày 27/3/2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương PCTT; trong đó nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ cấp xã.
b) Nhiệm vụ 2: Tổ chức tập huấn, diễn tập nâng cao kiến thức, kỹ năng Đội xung kích PCTT cấp xã
Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện chủ trì, phối hợp Phòng kinh tế thành phố, thị xã hoặc Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, UBND cấp xã tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp huyện tổ chức tập huấn, diễn tập nâng cao kiến thức, kỹ năng các Đội xung kích PCTT cấp xã. Tài liệu tập huấn được ban hành tại Quyết định số 15/TWPCTT ngày 23/7/2021 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT.
c) Nhiệm vụ 3: Trang bị công cụ, phương tiện cần thiết để Đội xung kích PCTT cấp xã thi hành nhiệm vụ
Ban chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS cấp xã chủ trì, phối hợp với Bộ phận thường trực cấp xã tham mưu Chủ tịch UBND cấp xã trang bị công cụ, phương tiện cần thiết để Đội xung kích PCTT cấp xã thi hành nhiệm vụ được giao.
Chi tiết các nhiệm vụ trọng tâm tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ ngân sách nhà nước trong dự toán chi thường xuyên hàng năm, quỹ tài chính, quỹ phòng chống thiên tai tỉnh theo phân cấp và các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, quy định về nội dung chi, mức chi và thủ tục thanh quyết toán nguồn kinh phí Quỹ PCTT tỉnh.
Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS các cấp, các sở, ngành, đơn vị, UBND các địa phương, các phòng, ban được phân công chủ trì thực hiện các nhiệm vụ cụ thể có trách nhiệm chủ động bố trí kinh phí trong nguồn ngân sách hàng năm được phê duyệt, lập dự toán bổ sung kinh phí; nguồn kinh phí Quỹ Phòng chống thiên tai tỉnh được phân cấp theo quy định và huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác để tổ chức thực hiện Kế hoạch.
Nguồn vốn thực hiện Kế hoạch bao gồm: Nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện); Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh; nguồn hỗ trợ, tài trợ từ các Chính phủ và các tổ chức quốc tế; nguồn huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật, trong đó:
1. Ngân sách trung ương hỗ trợ, ngân sách địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện) triển khai thực hiện Dự án khẩn cấp phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai trong tình huống khẩn cấp; hỗ trợ khẩn cấp di dời dân cư; hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh; trụ sở làm việc, cơ sở vật chất và công cụ hỗ trợ tham mưu ra quyết định chỉ đạo, điều hành.
2. Kinh phí Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh được phân cấp triển khai thực hiện các nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền; đào tạo, tập huấn, diễn tập; mua sắm phương tiện, trang thiết bị, công cụ phục vụ công tác phòng, chống thiên tai.
3. Nguồn vốn hỗ trợ, tài trợ từ các tổ chức quốc tế để triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền; sinh kế cho người dân sau thiên tai và các hoạt động liên quan khác.
4. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân hảo tâm theo quy định của pháp luật để hỗ trợ khẩn cấp di dời dân cư; hỗ trợ cho người dân sớm ổn định đời sống sau thiên tai.
1. Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh các cấp, Giám đốc các sở, ban, ngành, Thủ trưởng các đơn vị liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi quản lý chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ được phân công; bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm; định kỳ ngày 15/12 hàng năm báo cáo đánh giá kết quả thực hiện gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai.
2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện, căn cứ điều kiện, khả năng ngân sách hằng năm, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí chi thường xuyên cho các cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách và các văn bản pháp luật liên quan.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và Quỹ Phòng chống thiên tai tỉnh thông báo kinh phí được phân bổ cho các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan và UBND cấp huyện để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch theo quy định.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và UBND cấp huyện căn cứ ngân sách Trung ương hỗ trợ, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh đề xuất nguồn vốn để thực hiện Dự án khẩn cấp phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai trong Kế hoạch theo quy định của pháp luật.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch. Chủ động bố trí kinh phí trong nguồn ngân sách hàng năm được phân bổ; nguồn quỹ phòng chống thiên tai tỉnh được phân cấp và huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định pháp luật trên địa bàn.
6. Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS tỉnh tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch; tổ chức sơ kết, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch hàng năm và giai đoạn 5 năm, báo cáo UBND tỉnh.
|
KT. CHỦ TỊCH |
MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày
tháng 9 năm 2021 của UBND tỉnh)
STT |
Nhiệm vụ cụ thể |
Mục tiêu |
Sản phẩm |
Cơ quan quyết định |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
|
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Nghị định số 66/2021/NĐ-CP bằng các hình thức phù hợp |
Nâng cao nhận thức về công tác phòng, chống thiên tai |
Nghị định số 66/2021/NĐ-CP phổ biến, tuyên truyền rộng rãi |
UBND tỉnh |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Thông tin và Truyền thông, UBND cấp huyện, cấp xã |
Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai và biện pháp áp dụng |
||||||
1.1 |
Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai |
Phân công trách nhiệm các cơ quan, đơn vị liên quan ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai |
Quyết định tình huống khẩn cấp về thiên tai |
UBND tỉnh |
Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh |
Các sở, ban ngành, đơn vị và UBND cấp huyện, cấp xã |
1.2 |
Huy động lực lượng, phương tiện để cứu nạn, sơ tán dân khỏi nơi nguy hiểm do thiên tai |
Kịp thời cứu nạn, sơ tán, bảo vệ tính mạng người dân |
An toàn tính mạng người dân |
UBND tỉnh |
Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh |
Các sở, ban ngành, đơn vị và UBND cấp huyện, cấp xã |
1.3 |
Tổ chức cấp cứu, khám chữa bệnh; phát thuốc cho dân |
Kịp thời cấp cứu, bảo đảm sự sống |
An toàn tính mạng người dân |
UBND tỉnh |
Sở Y tế |
Các hội, đoàn thể, UBND cấp huyện, cấp xã |
1.4 |
Đảm bảo lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm ổn định đời sống cho dân |
Kịp thời ổn định đời sống cho dân |
Đời sống người dân được ổn định |
UBND tỉnh |
Sở Công thương |
Các sở, ban, ngành liên quan; UBND cấp huyện |
2.1 |
Tổ chức thực hiện Dự án khẩn cấp phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai |
Xử lý kịp thời hậu quả do thiên tai khi có tình huống khẩn cấp |
Dự án được thực hiện theo Quyết định |
UBND tỉnh |
UBND cấp huyện hoặc các Ban Quản lý dự án chuyên ngành tỉnh |
Các Sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã |
3.1 |
Tổng hợp thiệt hại, đề xuất nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai |
Xác định thiệt hại đợt thiên tai, nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ và đề xuất. |
Báo cáo về công tác ứng phó với đợt thiên tai |
UBND các cấp |
Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS các cấp |
Các cơ quan, phòng, ban liên quan và UBND trực thuộc |
3.2 |
Sử dụng nguồn lực tài chính để khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn |
Sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính của địa phương |
Quyết định sử dụng kinh phí hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai |
UBND các cấp |
Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS các cấp |
Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị; phòng, ban, liên quan |
3.3 |
Nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh trường hợp vượt quá khả năng của địa phương |
Đề nghị Trung ương cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai |
Báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ |
Thủ tướng Chính phủ |
UBND tỉnh |
Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh |
3.4 |
Đề xuất UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí Chính phủ hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai |
Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đạt hiệu quả |
Quyết định về phân bổ nguồn kinh phí của Chính phủ |
UBND tỉnh |
Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh |
Các sở, ban ngành liên quan và UBND cấp huyện |
4.1 |
Xác định số hộ dân cần di dời khẩn cấp do thiên tai trên địa bàn xã |
Ứng phó với tình huống khẩn cấp |
Báo cáo số hộ dân di dời khẩn cấp và nhu cầu hỗ trợ |
UBND cấp xã |
Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS cấp xã |
Đội xung kích PCTT, hội, đoàn thể cấp xã |
4.2 |
Tổng hợp số hộ dân cần di dời khẩn cấp do thiên tai trên địa bàn huyện |
Ứng phó với tình huống khẩn cấp |
Báo cáo số hộ dân di dời khẩn cấp và nhu cầu hỗ trợ |
UBND cấp huyện |
Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS cấp huyện |
Các phòng, ban và UBND cấp xã |
4.3 |
Giao đất, bố trí chỗ ở cho số hộ dân di dời khẩn cấp |
Ổn định chỗ ở cho dân |
Quyết định giao đất cho hộ dân |
UBND cấp huyện |
Phòng Tài nguyên và Môi trường |
Phòng Quản lý đô thị/Kinh tế hạ tầng, Phòng Tài chính-Kế hoạch, Phòng NN và PTNT |
4.4 |
Tổng hợp số hộ cần di dời khẩn cấp do thiên tai trên địa bàn tỉnh (vượt quá khả năng UBND cấp huyện) |
Ứng phó với tình huống khẩn cấp |
Báo cáo số hộ dân di dời khẩn cấp và nhu cầu hỗ trợ |
UBND tỉnh |
Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh |
Các sở, ban ngành liên quan và UBND cấp huyện |
4.5 |
Giao đất, bố trí chỗ ở cho số hộ dân di dời khẩn cấp (vượt quá khả năng UBND cấp huyện) |
Ổn định chỗ ở cho dân |
Quyết định giao đất cho cơ quan phát triển quỹ đất của UBND cấp huyện |
UBND tỉnh |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT |
5.1 |
Kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT- TKCN và PTDS cấp xã |
Tăng cường năng lực Ban Chỉ huy |
Quyết định kiện toàn Ban Chỉ huy hàng năm |
UBND cấp xã |
Công chức quản lý PCTT cấp xã |
Cán bộ, công chức, hội, đoàn thể cấp xã |
5.2 |
Kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT- TKCN và PTDS cấp huyện |
Tăng cường năng lực Ban Chỉ huy |
Quyết định kiện toàn Ban Chỉ huy hàng năm |
UBND cấp huyện |
Phòng Kinh tế/Phòng NN và PTNT |
Các phòng, ban, hội, đoàn thể cấp huyện |
5.3 |
Kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT- TKCN và PTDS tinh |
Tăng cường năng lực Ban Chỉ huy |
Quyết định kiện toàn Ban Chỉ huy hàng năm |
UBND tỉnh |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các sở, ban, ngành; hội đoàn thể tỉnh |
Bảo đảm nguồn lực và các điều kiện hoạt động cho cơ quan và lực lượng làm công tác PCTT các cấp |
||||||
6.1 |
Bảo đảm kinh phí hoạt động của Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS các cấp |
Sử dụng ngân sách nhà nước, Quỹ PCTT tỉnh và các nguồn hợp pháp khác |
Kinh phí hoạt động hàng năm |
UBND các cấp |
Cơ quan Tài chính cùng cấp |
Các cơ quan thường trực về PCTT, TKCN và PTDS |
6.2 |
Quy định nội dung chi, mức chi và thủ tục thanh quyết toán nguồn kinh phí Quỹ PCTT tỉnh |
Sử dụng kinh phí Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh hiệu quả |
Quy định được ban hành |
UBND tỉnh |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan |
6.3 |
Trụ sở làm việc, cơ sở vật chất, công cụ hỗ trợ tham mưu ra quyết định chỉ đạo, điều hành cho Ban Chỉ huy |
Sử dụng ngân sách nhà nước và Quỹ PCTT tỉnh |
Kinh phí hoạt động hàng năm |
UBND các cấp |
Cơ quan Tài chính cùng cấp |
Các cơ quan thường trực về PCTT, TKCN và PTDS |
6.4 |
Mua sắm phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai |
Sử dụng kinh phí từ Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh |
Kinh phí hoạt động hàng năm |
UBND các cấp |
Cơ quan Tài chính cùng cấp |
Các cơ quan thường trực về PCTT, TKCN và PTDS |
Kiện toàn các Văn phòng thường trực, Bộ phận thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh |
||||||
7.1 |
Kiện toàn Văn phòng thường trực về Phòng, chống thiên tai |
Đảm bảo năng lực hoạt động |
Văn phòng chuyên trách (dự kiến năm 2022) |
UBND tỉnh |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan |
7.2 |
Kiện toàn Ban Tác huấn Phòng tham mưu của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh là Bộ phận thường trực về TKCN và PTDS |
Đảm bảo năng lực hoạt động |
Bộ phận thường trực về TKCN và PTDS (dự kiến năm 2022) |
UBND tỉnh |
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh |
Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan |
7.3 |
Kiện toàn Ban Tác huấn Phòng tham mưu của Bộ chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh là Bộ phận thường trực về TKCN biên giới biển và PTDS |
Đảm bảo năng lực hoạt động |
Bộ phận thường trực về TKCN biên giới biển và PTDS (dự kiến năm 2022) |
UBND tỉnh |
Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh |
Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan |
8.1 |
Kiện toàn Đội xung kích PCTT cấp xã hàng năm |
Đảm bảo năng lực hoạt động |
Đội xung kích PCTT cấp xã |
UBND cấp xã |
Ban chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS cấp xã |
Cán bộ, công chức và hội đoàn thể cấp xã |
8.2 |
Tổ chức tập huấn, diễn tập nâng cao kiến thức, kỹ năng Đội xung kích PCTT cấp xã |
Đội xung kích PCTT cấp xã được tập huấn, diễn tập |
Năng lực PCTT của Đội được tăng cường hàng năm |
UBND cấp huyện |
Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện |
Phòng NN và PTNT/Phòng kinh tế, UBND cấp xã |
8.3 |
Trang bị công cụ, phương tiện cần thiết để Đội xung kích PCTT cấp xã thi hành nhiệm vụ |
Đội xung kích hoạt động hiệu quả và an toàn |
Công cụ, phương tiện được trang bị hàng năm |
UBND cấp xã |
Ban chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS cấp xã |
Cán bộ, công chức cấp xã liên quan |