Quyết định 40/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án “Nghiên cứu đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế của thành phố Đà Nẵng”
Số hiệu | 40/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 07/01/2022 |
Ngày có hiệu lực | 07/01/2022 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Đà Nẵng |
Người ký | Hồ Kỳ Minh |
Lĩnh vực | Thương mại |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 07 tháng 01 năm 2022 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương;
Căn cứ Quyết định số 3006/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí Đề án “Nghiên cứu đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế của thành phố”;
Căn cứ Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc triển khai Chương trình hành động số 08-CTr/TU ngày 23 tháng 4 năm 2021 của Thành ủy Đà Nẵng về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XXII Đảng bộ thành phố;
Căn cứ Quyết định số 4858/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2021;
Theo đề nghị của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng tại Tờ trình số 639/TTr-VKTXH ngày 30 tháng 12 năm 2021 về việc đề nghị phê duyệt Đề án “Nghiên cứu đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế của thành phố”.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Nghiên cứu đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế của thành phố”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận huyện, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
“NGHIÊN
CỨU ĐÓNG GÓP CỦA NĂNG SUẤT CÁC NHÂN TỐ TỔNG HỢP (TFP) VÀO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA
THÀNH PHỐ”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40/QĐ-UBND ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Chủ
tịch UBND thành phố Đà Nẵng)
1.1. Nghiên cứu xu thế biến động của năng suất lao động giai đoạn 2011-2020
Năng suất lao động của Đà Nẵng từ 2011 đến 2020 (tính theo giá so sánh 2010) liên tục tăng lên qua các năm. Trong đó, năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, NSLĐ có tốc độ tăng đạt thấp nhất (0,93%) và năm 2011 có tốc độ tăng năng suất lao động đạt cao nhất (9,60%). Nhìn chung, tốc độ tăng NSLĐ giữa các năm không đồng đều, tốc độ tăng NSLĐ các năm còn lại dao động từ 2,38% đến 7,99%. Tuy nhiên, tốc độ tăng NSLĐ tính bình quân năm của hai giai đoạn 5 năm không chênh lệch nhiều, bình quân năm giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng năng suất lao động đạt 5,03% và bình quân năm giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng năng suất lao động đạt 4,93%. Bình quân năm chung cả thời kỳ từ 2011 đến 2020, năng suất lao động của Đà Nẵng có tốc độ tăng đạt 4,98%. (Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân năm chung của cả nước ở thời kỳ 2011-2020 đạt 5,03%).
Thông thường, khi nghiên cứu biến động NSLĐ bình quân, cần phải phân tích được ảnh hưởng của hai nhân tố: biến động bản thân yếu tố tăng NSLĐ của các khu vực kinh tế (còn gọi là năng suất nội lực hay nội bộ) và thay đổi cơ cấu lao động giữa các khu vực. Tuy nhiên, trong điều kiện số liệu hiện có và dựa theo nguyên tắc tính NSLĐ trong việc nghiên cứu biến động NSLĐ chung toàn nền kinh tế tính từ GRDP có thuế sản phẩm, thì ngoài phân tích thành hai yếu tố tác động là tiêu thức bình quân hóa (NSLĐ của các khu vực) và thay đổi kết cấu tổng thể (kết cấu lao động giữa các khu vực), còn phải tính thêm yếu tố nữa là thay đổi tỷ trọng hay cơ cấu thuế sản phẩm có trong chỉ tiêu GRDP. Kết quả phân tích biến động của tăng năng suất lao động chung toàn nền kinh tế theo 3 yếu tố tác động cho thấy:
- Thay đổi tỷ trọng thuế sản phẩm chiếm trong GRDP (tức là biến động của hệ số k) có ảnh hưởng đến tăng NSLĐ tổng hợp chung toàn nền kinh tế theo cả hai chiều. Bình quân giai đoạn 2011-2015, thay đổi tỷ trọng thuế sản phẩm trong GRDP làm tăng NSLĐ tổng hợp chung 0,14% tương ứng với tỷ phần đóng góp là 2,77%. Giai đoạn 2016-2020 thay đổi tỷ trọng thuế làm giảm mức tăng NSLĐ -0,15%, với tỷ phần đóng góp là -3,09% và cả thời kỳ 2011-2020 thay đổi tỷ trọng thuế sản phẩm trong GRDP làm giảm mức tăng NSLĐ chung -0,01%, tương ứng với tỷ phần đóng góp là -0,13%.
- Tăng NSLĐ nội bộ các khu vực ngành kinh tế là yếu tố quan trọng nhất, tức là đóng góp nhiều nhất vào tăng NSLĐ tổng hợp chung toàn nền kinh tế. Bình quân giai đoạn 2011-2015, tăng NSLĐ nội bộ các khu vực kinh tế (NLNTS, CNXD và DV) làm tăng NSLĐ tổng hợp chung 4,34% tương ứng với tỷ phần đóng góp là 86,21%; giai đoạn 2016-2020 làm tăng 4,72% với tỷ phần đóng góp là 95,72% và chung cả thời kỳ 2011-2020 tăng NSLĐ nội bộ các khu vực kinh tế làm tăng 4,53%, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 90,92%.
- Thay đổi cơ cấu lao động giữa các khu vực kinh tế: Bình quân giai đoạn 2011-2015, chuyển dịch cơ cấu lao động của Đà Nẵng làm tăng NSLĐ tổng hợp chung 0,55%, với tỷ phần đóng góp tăng 11,02% và bình quân năm giai đoạn 2016 - 2020 thay đổi cơ cấu lao động làm tăng NSLĐ tổng hợp chung 0,36% với tỷ phần đóng góp tăng 7,37% và chung cả thời kỳ 2011-2020 thay đổi cơ cấu lao động làm tăng 0,46% NSLĐ tổng hợp chung với tỷ phần đóng góp tăng 9,21%.
Trong nhiều năm qua, kinh tế thành phố Đà Nẵng vận hành theo mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào yếu tố vốn. Giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội so với GRDP bằng 45,31%; giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ này giảm xuống còn 37,96%. Bình quân thời kỳ 2011-2020, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội so với GRDP là 41,47%, cao hơn tỷ lệ 32,9% bình quân cả nước. Việc huy động nguồn vốn lớn đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, hiệu quả đầu tư được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây với nhiều năng lực sản xuất mới bổ sung cho nền kinh tế.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 07 tháng 01 năm 2022 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương;
Căn cứ Quyết định số 3006/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí Đề án “Nghiên cứu đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế của thành phố”;
Căn cứ Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc triển khai Chương trình hành động số 08-CTr/TU ngày 23 tháng 4 năm 2021 của Thành ủy Đà Nẵng về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XXII Đảng bộ thành phố;
Căn cứ Quyết định số 4858/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2021;
Theo đề nghị của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng tại Tờ trình số 639/TTr-VKTXH ngày 30 tháng 12 năm 2021 về việc đề nghị phê duyệt Đề án “Nghiên cứu đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế của thành phố”.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Nghiên cứu đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế của thành phố”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận huyện, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
“NGHIÊN
CỨU ĐÓNG GÓP CỦA NĂNG SUẤT CÁC NHÂN TỐ TỔNG HỢP (TFP) VÀO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA
THÀNH PHỐ”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40/QĐ-UBND ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Chủ
tịch UBND thành phố Đà Nẵng)
1.1. Nghiên cứu xu thế biến động của năng suất lao động giai đoạn 2011-2020
Năng suất lao động của Đà Nẵng từ 2011 đến 2020 (tính theo giá so sánh 2010) liên tục tăng lên qua các năm. Trong đó, năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, NSLĐ có tốc độ tăng đạt thấp nhất (0,93%) và năm 2011 có tốc độ tăng năng suất lao động đạt cao nhất (9,60%). Nhìn chung, tốc độ tăng NSLĐ giữa các năm không đồng đều, tốc độ tăng NSLĐ các năm còn lại dao động từ 2,38% đến 7,99%. Tuy nhiên, tốc độ tăng NSLĐ tính bình quân năm của hai giai đoạn 5 năm không chênh lệch nhiều, bình quân năm giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng năng suất lao động đạt 5,03% và bình quân năm giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng năng suất lao động đạt 4,93%. Bình quân năm chung cả thời kỳ từ 2011 đến 2020, năng suất lao động của Đà Nẵng có tốc độ tăng đạt 4,98%. (Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân năm chung của cả nước ở thời kỳ 2011-2020 đạt 5,03%).
Thông thường, khi nghiên cứu biến động NSLĐ bình quân, cần phải phân tích được ảnh hưởng của hai nhân tố: biến động bản thân yếu tố tăng NSLĐ của các khu vực kinh tế (còn gọi là năng suất nội lực hay nội bộ) và thay đổi cơ cấu lao động giữa các khu vực. Tuy nhiên, trong điều kiện số liệu hiện có và dựa theo nguyên tắc tính NSLĐ trong việc nghiên cứu biến động NSLĐ chung toàn nền kinh tế tính từ GRDP có thuế sản phẩm, thì ngoài phân tích thành hai yếu tố tác động là tiêu thức bình quân hóa (NSLĐ của các khu vực) và thay đổi kết cấu tổng thể (kết cấu lao động giữa các khu vực), còn phải tính thêm yếu tố nữa là thay đổi tỷ trọng hay cơ cấu thuế sản phẩm có trong chỉ tiêu GRDP. Kết quả phân tích biến động của tăng năng suất lao động chung toàn nền kinh tế theo 3 yếu tố tác động cho thấy:
- Thay đổi tỷ trọng thuế sản phẩm chiếm trong GRDP (tức là biến động của hệ số k) có ảnh hưởng đến tăng NSLĐ tổng hợp chung toàn nền kinh tế theo cả hai chiều. Bình quân giai đoạn 2011-2015, thay đổi tỷ trọng thuế sản phẩm trong GRDP làm tăng NSLĐ tổng hợp chung 0,14% tương ứng với tỷ phần đóng góp là 2,77%. Giai đoạn 2016-2020 thay đổi tỷ trọng thuế làm giảm mức tăng NSLĐ -0,15%, với tỷ phần đóng góp là -3,09% và cả thời kỳ 2011-2020 thay đổi tỷ trọng thuế sản phẩm trong GRDP làm giảm mức tăng NSLĐ chung -0,01%, tương ứng với tỷ phần đóng góp là -0,13%.
- Tăng NSLĐ nội bộ các khu vực ngành kinh tế là yếu tố quan trọng nhất, tức là đóng góp nhiều nhất vào tăng NSLĐ tổng hợp chung toàn nền kinh tế. Bình quân giai đoạn 2011-2015, tăng NSLĐ nội bộ các khu vực kinh tế (NLNTS, CNXD và DV) làm tăng NSLĐ tổng hợp chung 4,34% tương ứng với tỷ phần đóng góp là 86,21%; giai đoạn 2016-2020 làm tăng 4,72% với tỷ phần đóng góp là 95,72% và chung cả thời kỳ 2011-2020 tăng NSLĐ nội bộ các khu vực kinh tế làm tăng 4,53%, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 90,92%.
- Thay đổi cơ cấu lao động giữa các khu vực kinh tế: Bình quân giai đoạn 2011-2015, chuyển dịch cơ cấu lao động của Đà Nẵng làm tăng NSLĐ tổng hợp chung 0,55%, với tỷ phần đóng góp tăng 11,02% và bình quân năm giai đoạn 2016 - 2020 thay đổi cơ cấu lao động làm tăng NSLĐ tổng hợp chung 0,36% với tỷ phần đóng góp tăng 7,37% và chung cả thời kỳ 2011-2020 thay đổi cơ cấu lao động làm tăng 0,46% NSLĐ tổng hợp chung với tỷ phần đóng góp tăng 9,21%.
Trong nhiều năm qua, kinh tế thành phố Đà Nẵng vận hành theo mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào yếu tố vốn. Giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội so với GRDP bằng 45,31%; giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ này giảm xuống còn 37,96%. Bình quân thời kỳ 2011-2020, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội so với GRDP là 41,47%, cao hơn tỷ lệ 32,9% bình quân cả nước. Việc huy động nguồn vốn lớn đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, hiệu quả đầu tư được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây với nhiều năng lực sản xuất mới bổ sung cho nền kinh tế.
Bình quân giai đoạn 2011-2015, hệ số ICOR ở mức 6,97, cao hơn hệ số 6,25 bình quân cả nước trong cùng giai đoạn. Riêng năm 2012, ICOR chạm mốc 10,32 (tức là năm 2012, để tạo ra 1 đồng tăng thêm của GRDP thì cần phải có 10,32 đồng vốn); các năm tiếp theo ICOR tuy có giảm nhưng vẫn duy trì ở mức cao. Trong giai đoạn này, vốn đầu tư đã tập trung cho một số lĩnh vực ít mang lại hiệu quả hoặc hiệu quả mang lại chậm như lĩnh vực xây dựng (bình quân giai đoạn 2011-2015, tăng 15,56%/năm); hoặc ngành mang tính đầu cơ như kinh doanh bất động sản, hay đầu tư xây dựng nhà ở của các hộ dân cư... (giai đoạn 2011-2015, vốn đầu tư cho 3 ngành này chiếm gần 30% tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn).
Giai đoạn 2016-2019, hệ số ICOR từ 5,99 năm 2016 tăng lên 6,97 năm 2017; sau đó, giảm xuống 5,53 năm 2018 và tăng trở lại 5,90 trong năm 2019. Bình quân giai đoạn 2016-2019, hệ số ICOR đạt 6,07, thấp hơn so với hệ số 6,97 bình quân giai đoạn 2011-2015 và thấp hơn hệ số 6,13 bình quân cả nước trong cùng giai đoạn. Nhìn chung, hệ số ICOR tuy có cải thiện so với giai đoạn 2011-2015 nhưng vẫn còn cao, tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư vẫn chưa được kiểm soát triệt để.
Hiệu quả đầu tư còn được thể hiện qua chỉ số lan tỏa kinh tế[1], xét ở góc độ khu vực ngành kinh tế, trong giai đoạn 2011-2020, vốn đầu tư vào khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm khoảng 0,3% tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội, nhưng khu vực này tạo ra 2,4% GRDP toàn thành phố. Trong khi đó, khu vực công nghiệp và xây dựng mặc dù tạo ra 26,0% GRDP nhưng vốn đầu tư của khu vực này chiếm tới 24,1% tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội. Khu vực dịch vụ tạo ra 71,6% GRDP nhưng vốn đầu tư chiếm tới 75,7%. Điều này cho thấy khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ít đầu tư nhưng mang lại hiệu quả cao nhất, trong khi khu vực công nghiệp, xây dựng và đặc biệt là khu vực dịch vụ, tuy có đóng góp lớn đối với tăng trưởng kinh tế nhưng lượng vốn đầu tư vào khu vực này ở mức rất cao.
Xét theo thành phần kinh tế, trong giai đoạn 2011-2020, kinh tế ngoài Nhà nước sử dụng đồng vốn được cho là hiệu quả nhất với vốn đầu tư thực hiện trên tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội là 59,5% nhưng đã tạo ra 61,8% GRDP; tiếp đến là kinh tế FDI với tỷ trọng tương ứng của hai chỉ tiêu là 10,8% và 10,3% và cuối cùng kinh tế Nhà nước sử dụng vốn đạt hiệu quả thấp nhất với tỷ trọng vốn là 29,7% và tỷ trọng GRDP là 27,9%.
1.4.1. Phân tích xu thế biến động của tăng TFP
Kết quả tính tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp qua các năm cho thấy, giai đoạn từ năm 2011 đến 2015, có 3 năm (2011, 2014 và 2015) TFP của Đà Nẵng tăng, tốc độ tăng TFP năm 2011 đạt mức cao nhất với 4,18%, năm 2011 cũng là năm GRDP có tốc độ tăng cao nhất với 11,74%; tiếp đến là năm 2015 đạt 2,81% và năm 2014 đạt 1,62%. Năm 2012 và 2013, tốc độ tăng TFP lần lượt là -1,16% và -1,03%. Bình quân năm giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng TFP của Đà Nẵng đạt 1,34%.
Ở giai đoạn tiếp theo, từ năm 2016 trở đi TFP của Đà Nẵng liên tục tăng lên, trong đó năm 2018 tăng cao nhất với 5,12%, đây cũng là năm GRDP tăng cao nhất trong 5 năm giai đoạn 2016-2020, tiếp đến là năm 2016 TFP tăng 4,10%. Các năm 2017 và 2019 tốc độ tăng TFP lần lượt là 2,33% và 3,27%. Riêng năm 2020, tốc độ tăng TFP ở mức -4,43%. Bình quân năm giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng TFP của Đà Nẵng đạt 1,93%, cao hơn mức bình quân năm giai đoạn 2011-2015 là 0,59% (1,93% - 1,34%).
Nhìn chung trong giai đoạn 2011-2020, trừ 3 năm 2012, 2013 và 2020 tốc độ tăng TFP của Đà Nẵng giảm, còn các năm khác đều có TFP tăng lên (tốc độ tăng TFP đạt giá trị dương) và có xu thế tăng cao ở các năm 2011, 2016 và 2018. Bình quân năm cả giai đoạn 2011-2020, tốc độ tăng TFP của Đà Nẵng đạt 1,66%.
Theo nội dung tính toán, tốc độ tăng TFP là phần còn lại của tốc độ tăng GRDP sau khi trừ đi tốc độ tăng của GRDP do tăng vốn (TSCĐ) và do tăng lao động. Như vậy, tốc độ tăng TFP sẽ phụ thuộc vào tương quan so sánh giữa tốc độ tăng GRDP với tốc độ tăng vốn và tốc độ tăng lao động. Nếu tốc độ tăng GRDP lớn hơn tốc độ tăng vốn và lao động thì tốc độ tăng TFP sẽ đạt giá trị dương. Nếu tốc độ tăng GRDP tương đương tốc độ tăng vốn và lao động thì TFP đạt giá trị là không, còn nếu tốc độ tăng GRDP nhỏ hơn tốc độ tăng vốn và tăng lao động thì tốc độ tăng TFP đạt giá trị âm.
Khi thực hiện nghiên cứu so sánh tốc độ tăng TFP trong quan hệ với tốc độ tăng NSLĐ và tốc độ tăng năng suất TSCĐ qua các năm (năng suất TSCĐ bằng GRDP theo giá so sánh chia cho TSCĐ bình quân năm theo giá so sánh) cho thấy, năng suất TSCĐ và NSLĐ có xu thế biến động ngược chiều nhau: NSLĐ thường có tốc độ tăng đạt giá trị dương qua các năm, trong khi đó năng suất TSCĐ lại thường có tốc độ tăng các năm hầu hết đạt giá trị âm (trừ năm 2018 và 2019); còn tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp biến động như là đại lượng bình quân, có tốc độ tăng với trị số ở vị trí giữa của 2 đại lượng tốc độ tăng năng suất TSCĐ và tốc độ tăng NSLĐ.
1.4.2. Đánh giá vai trò đóng góp của TFP vào tăng trưởng GRDP
Kết quả tính toán về tỷ phần (tỷ trọng) đóng góp của tăng TFP và các nhân tố khác vào tăng trưởng GRDP của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2020 cho thấy:
- Giai đoạn 2011-2015:
+ Trong giai đoạn 2011-2015, có năm 2012 và năm 2013 tốc độ tăng TFP giảm làm cho tỷ phần đóng góp của tăng TFP vào tăng GRDP giảm lần lượt là 18,57% và 13,30%; đồng thời trong 2 năm này, đóng góp của tăng tài sản cố định vào tăng GRDP tương ứng là 97,28% và 76,32%; đóng góp của tăng lao động vào tăng GRDP tương ứng là 21,29% và 36,98%. Các năm còn lại TFP đều tăng và đóng góp làm tăng GRDP với tỷ trọng đóng góp năm 2011, 2014 và 2015 lần lượt là 35,62%; 21,20% và 35,78%. Theo đó, bình quân tăng năng suất các nhân tố tổng hợp đóng góp vào tăng GRDP của Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015 là 16,33%, trong khi đó đóng góp của tăng tài sản cố định là 62,24% và mức đóng góp của tăng lao động là 21,43%.
+ Mức bình quân của tăng năng suất các nhân tố tổng hợp đóng góp vào tăng GRDP của Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015 (16,33%) kém xa mức đóng góp 32,84% bình quân chung của cả nước trong cùng giai đoạn.
+ Đối với thành phố Đà Nẵng, trong giai đoạn 2011-2015, yếu tố đáng nhắc hơn cả TFP chính là cơ cấu kinh tế bất hợp lý, một nền kinh tế có tỷ lệ vốn đầu tư quá cao, bình quân 2011-2015, tỷ lệ vốn đầu tư trên GRDP (VĐT/GRDP) là 45,31%; chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (hệ số ICOR) bình quân ở mức 6,97, cao hơn hệ số 6,25 bình quân cả nước trong cùng giai đoạn. Nguyên nhân như đã phân tích ở trên, trong giai đoạn này, vốn đầu tư đã tập trung cho một số lĩnh vực ít mang lại hiệu quả hoặc hiệu quả mang lại chậm (tập trung nhiều vào các ngành mang tính đầu cơ như kinh doanh bất động sản, hay đầu tư xây dựng nhà ở của các hộ dân cư...).
- Giai đoạn 2016-2020:
+ Giai đoạn 2016-2019, tốc độ tăng TFP có xu hướng tăng lên so với giai đoạn 2011-2015, năm 2016 tỷ phần đóng góp của tăng TFP vào tăng GRDP đạt 47,92%, nhưng năm 2017 tỷ phần đóng góp của tăng TFP chỉ đạt 33,03%. Tuy nhiên đến năm 2018 tốc độ tăng TFP đạt mức tăng cao nhất trong cả thời kỳ với 5,12%, do vậy tỷ phần đóng góp của tăng TFP vào tăng GRDP năm 2018 tăng lên và đạt đến 62,65%; năm 2019 TFP vẫn tăng nhưng thấp hơn mức tăng năm 2018, tỷ phần đóng góp vào tốc độ tăng GRDP năm 2019 đạt 46,41%.
+ Năm 2020, do ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19, hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế bị đình trệ, tốc độ tăng GRDP ở mức âm (-7,99%), ngoại trừ tốc độ tăng TSCĐ 1,94%, tốc độ tăng lao động và tốc độ tăng TFP cũng giảm tương ứng là -5,50% và -4,43%.
+ Bình quân 5 năm giai đoạn 2016-2020, tăng TFP đóng góp vào tăng GRDP là 44,18%, cao hơn tỷ phần đóng góp của giai đoạn 2011-2015 là 27,85% (44,18% - 16,33%) nhưng vẫn thấp hơn mức đóng góp 45,72% bình quân chung của cả nước. Tuy nhiên, nếu so sánh với các thành phố lớn trực thuộc Trung ương như TP. HCM, tỷ lệ đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế Đà Nẵng cao hơn. Cụ thể là trong giai đoạn 2016-2020, đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế Đà Nẵng đạt 44,18%/năm trong khi đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế TPHCM chỉ đạt bình quân 38,42%/năm[2]. Bình quân năm của giai đoạn 2016-2020, tăng GRDP không có sự đóng góp của tăng lao động, do năm 2020 lao động giảm mạnh (-5,5%), đây cũng là năm tỷ lệ thất nghiệp của Đà Nẵng cao nhất trong cả giai đoạn (9,41%) và cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước, Đà Nẵng trở thành địa phương có tỷ lệ thất nghiệp đứng đầu cả nước trong năm 2020. Tỷ phần đóng góp vào tốc độ tăng GRDP bình quân năm giai đoạn 2016-2020 của tăng TSCĐ là 63,48% và tăng lao động là -7,66%.
+ Kết quả tính toán giai đoạn 2016-2020 cho thấy, một lần nữa yếu tố vốn lại dẫn đầu trong 3 yếu tố. Tuy nhiên, tỷ lệ VĐT/GRDP đã giảm đáng kể, từ 45,31% của giai đoạn 2011-2015 xuống còn 37,96% trong giai đoạn 2016-2020; hệ số ICOR đạt 6,07, thấp hơn so với hệ số 6,97 bình quân giai đoạn 2011-2015 và thấp hơn hệ số 6,13 bình quân cả nước trong cùng giai đoạn.
+ Nếu loại trừ đi sự biến động bất thường của năm 2020, tính bình quân 4 năm giai đoạn 2016-2019 tăng TFP đóng góp vào tăng GRDP là 48,10%. So với mức đóng góp của tăng tài sản cố định và tăng lao động thì giai đoạn này tăng TFP đóng góp vào tăng GRDP đứng vị trí cao nhất, tiếp đến là mức đóng góp của tăng TSCĐ (38,76%) và cuối cùng là mức đóng góp của tăng lao động (13,15%).
- Giai đoạn 2011-2020:
+ Bình quân chung cả thời kỳ 2011-2020, đóng góp của tăng TFP vào tăng GRDP của Đà Nẵng đạt 26,37%, thấp hơn mức đóng góp của tăng TSCĐ (61,87%) và cao hơn mức đóng góp của tăng lao động (11,77%).
+ Nếu tính cho thời kỳ 2011-2019, bình quân năm chung cả thời kỳ đóng góp của tăng TFP vào tăng GRDP của Đà Nẵng là 30,43%, thấp hơn mức đóng góp của tầng TSCĐ (51,53%) và cao hơn mức đóng góp của tăng lao động (18,03%).
2. Bối cảnh, cơ hội và thách thức đối với nâng cao năng suất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
2.1. Bối cảnh quốc tế và cả nước
CMCN 4.0 là cơ hội thay đổi nhanh chóng nền kinh tế với các công nghệ mới dựa trên nền tảng công nghệ số được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Việc áp dụng công nghệ thông minh sẽ tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất, giảm thiểu chi phí đầu vào, tăng năng suất, tăng cường công tác quản lý doanh nghiệp, cải thiện hoạt động kinh doanh và hiệu suất kinh doanh dựa trên các mô hình kinh doanh mới. Theo đó, các ngành công nghiệp sáng tạo sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế so với các ngành sản xuất và dịch vụ truyền thống. Đồng thời, năng suất dự kiến sẽ tăng trên tất cả các ngành. CMCN 4.0 sẽ đẩy mạnh quá trình dịch chuyển từ mô hình sản xuất thâm dụng lao động sang thâm dụng tri thức và công nghệ, do đó có thể thay đổi cơ cấu lao động hiện tại, đặc biệt đối với các ngành nghề dệt may, da giày, điện tử... là các ngành nghề đang thâm dụng lao động tuy nhiên sẽ có khả năng tự động hóa trong thời gian đến. Do đó, các lợi thế về nguồn lao động dồi dào, giá rẻ sẽ không còn là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Xu hướng già hóa dân số toàn cầu không chỉ tác động mạnh mẽ tới sự chuyển dịch cơ cấu thị trường lao động mà còn gia tăng gánh nặng lên hệ thống an sinh xã hội[3] cũng như góp phần làm thay đổi đáng kể thói quen hành vi tiêu dùng của một bộ phận lớn những người già trong tương lai. Ở khu vực ASEAN, xu hướng suy giảm tỷ lệ tham gia lực lượng lao động không chỉ làm trầm trọng hơn những thay đổi về nhân khẩu học mà nó còn gây ra những ảnh hưởng ngoại lai tiêu cực tới triển vọng về tăng trưởng kinh tế của nhiều nước khác như Thái Lan, Indonesia, Philippines và đặc biệt là Việt Nam đến năm 2030.
Xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn trên thế giới vẫn tiếp tục diễn biến căng thẳng, tạo cơ hội cho Việt Nam trong việc thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang đối mặt với một số thách thức hạn chế khả năng đón nhận dòng vốn dịch chuyển từ Trung Quốc, bao gồm chi phí nhân công và tiền thuê đất ngày càng tăng, những nút thắt cổ chai về giao thông, cảng biển và chất lượng nguồn nhân lực. Malaysia và Indonesia là những đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam trong việc thu hút dòng vốn đầu tư dịch chuyển khỏi Trung Quốc.
Cơ hội từ hội nhập và thực thi các FTAs trước hết phải kể đến khả năng mở rộng thị trường, xâm nhập các thị trường của các nước nằm trong phạm vi cam kết một cách dễ dàng hơn. Các FTA mang lại nhiều cơ hội hợp tác về vốn, công nghệ, mô hình và phương thức quản lý mới, hiện đại và hiệu quả hơn cho doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, việc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới cũng mang lại nhiều thách thức cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc biệt là khả năng giữ vững thị phần. Bên cạnh đó, xu hướng gia tăng các rào cản kỹ thuật từ các thị trường nhập khẩu đặt ra yêu cầu ngày càng khắt khe đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Ảnh hưởng của hiện tượng ấm lên toàn cầu và tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn đối với phát triển kinh tế-xã hội và môi trường sinh thái của nhiều nước trên toàn thế giới[4], trong đó có Việt Nam đến năm 2030. Việt Nam là một trong năm quốc gia dễ bị ảnh hưởng nhất bởi biến đổi khí hậu. Các tỉnh/thành phố của vùng ven biển Việt Nam được dự báo sẽ chịu tác động tiêu cực nhất của tình trạng biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao[5].
Hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa không chỉ tạo nhiều cơ hội giúp tăng cường hợp tác, trao đổi, giao lưu và tiếp xúc trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia mà còn làm gia tăng thách thức an ninh phi truyền thống trên toàn cầu. Dịch bệnh truyền nhiễm (như COVID-19) là một trong những mối đe dọa hàng đầu với an ninh phi truyền thống của các nước. Đại dịch COVID-19 không chỉ làm gián đoạn, thậm chí đảo lộn và đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu mà còn làm sụt giảm nghiêm trọng cung cầu hàng hóa và dịch vụ trên toàn thế giới, đặc biệt là tại Mỹ, EU, Trung Quốc... Gia tăng thách thức an ninh phi truyền thống sẽ tiếp tục tác động tiêu cực tới phát triển kinh tế của các nước trong những năm tiếp theo.
2.2. Bối cảnh của thành phố Đà Nẵng
Bối cảnh chung của thành phố Đà Nẵng hiện nay cũng không thể thoát khỏi tác động của bối cảnh chung của toàn cầu và cả nước. Đồng thời, qua gần 03 năm thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị thành phố cũng đã đạt được những thành quả nhất định và chính quyền và nhân dân thành phố phải nỗ lực phấn đấu mạnh mẽ, quyết liệt hơn, tận dụng tốt cơ hội, cơ chế, chính sách, động lực tăng trưởng mới, “vững vàng đưa thành phố phát triển nhanh, mạnh hơn, vững chắc hơn” theo tinh thần Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị. Từ khi Nghị quyết số 43-NQ/TW được ban hành đến nay thành phố cũng đã ban hành các chiến lược, quy hoạch phát triển thành phố như: Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 15/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định 3225/QĐ-UBND ngày 13/10/2021 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt Hợp phần thiết kế chiến lược phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng đến năm 2030; Quyết định số 393/QĐ-TTg ngày 18/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Tuy nhiên để có thể tiếp tục tăng trưởng nhanh và bền vững trong giai đoạn đến, thực tế đã đặt ra không ít vấn đề đối với sự phát triển của Đà Nẵng. Bên cạnh việc phải đối mặt với những thách thức, nguy cơ chung của cả nước, thành phố cũng đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức ở cấp độ địa phương và nội tại sự phát triển của thành phố như:
- Sự phát triển khoa học và công nghệ đi liền với CMCN 4.0 là thách thức lớn đòi hỏi phải thay đổi mô hình phát triển, cách thức quản lý nền kinh tế, và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thách thức cạnh tranh từ các thành phố du lịch khác ở Đông Nam Á và tính tương đồng trong các điều kiện phát triển (vị trí địa lý, tiềm năng du lịch...) với các địa phương khác trong khu vực duyên hải miền Trung tạo ra sự cạnh tranh rất lớn trong thu hút nguồn lực và phát triển đòi hỏi Đà Nẵng cần xác định được hướng phát triển đặc thù, một phân khúc thị trường du lịch gắn với nền tảng năng lực cạnh tranh của mình để đối phó với thách thức này. Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh của các thành phố trực thuộc Trung ương và các đặc khu kinh tế mới sẽ được thành lập tạo ra sự cạnh tranh rất lớn trong thu hút đầu tư vào thành phố.
- Nguồn lực từ đất đai, mà đặc biệt là quy mô diện tích đất còn lại của Đà Nẵng khá hạn chế, do đó phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc xác định quy hoạch đô thị phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và công tác quốc phòng, an ninh, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển để tối đa hóa mật độ một cách phù hợp với tăng trưởng dân số...
- Biến đổi khí hậu, dịch bệnh có những ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển của Đà Nẵng nhất là du lịch, nông nghiệp, cấp - thoát nước. Đặc biệt, đại dịch COVID-19 liên tục bùng phát tại Đà Nẵng đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố và khả năng còn kéo dài sang những năm đầu nhiệm kỳ 2020-2025.
Thực hiện Nghị quyết 43-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định mục tiêu xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á... Đồng thời, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đặt ra định hướng các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, trong đó có đặt ra mục tiêu cụ thể đối với chỉ tiêu năng suất các nhân tố tổng hợp; theo đó, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt khoảng 45%.
Trên cơ sở đó, phấn đấu nâng cao mức đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế của thành phố Đà Nẵng đến năm 2025 đạt trên 45%, và tiếp tục duy trì và đạt trên 45% vào năm 2030.
Theo đó, thành phố sẽ thực hiện các chỉ tiêu phát triển chủ yếu đến năm 2025 như sau:
- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2020-2025 tăng 9-10%/năm (dịch vụ tăng 8,5-9,5%; công nghiệp - xây dựng tăng 11-11,5%; nông nghiệp tăng 2-3%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 11-11,5%).
- GRDP bình quân đầu người đạt 5.000-5.500 USD.
- Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội trên địa bàn tăng 9-10%/năm, với tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021-2025 ước đạt 260-270 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước ước đạt 53-60 nghìn tỷ đồng, chiếm 20-22%.
- Đến cuối năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%.
- Chỉ số ICOR duy trì ở mức khoảng dưới 5,7.
Từ những ý nghĩa của chỉ tiêu tốc độ tăng TFP và đóng góp của tăng TFP vào tăng trưởng kinh tế, muốn tăng trưởng kinh tế của thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến thì giải pháp đầu tiên là cần phải tập trung cải thiện chất lượng hệ thống bằng việc tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các ngành lợi thế cạnh tranh cao, hình thành các sản phẩm dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, hoặc cải thiện hệ thống quản trị theo hướng hiệu quả hơn. Trong đó, cần tập trung phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như dịch vụ du lịch chất lượng cao, dịch vụ logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ thông tin, nông nghiệp công nghệ cao và ngư nghiệp. Theo đó, thành phố cần chú trọng phục hồi và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, cân đối tỷ trọng của hai khu vực dịch vụ và công nghiệp - xây dựng trong nền kinh tế để điều chỉnh và duy trì cơ cấu kinh tế phù hợp nhất. Trong đó, phấn đấu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp - xây dựng (bình quân trên 11%), duy trì ở mức cao tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ (bình quân trên 8,5%), trong bối cảnh khu vực dịch vụ (còn khó dự đoán, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19) có thể phục hồi và tăng trưởng nhưng khó có đột phá, khu vực công nghiệp có thể phục hồi nhanh hơn và tăng trưởng nhanh ở mức cao.
- Tập trung đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp công nghệ cao và công nghệ thông tin được định hướng là một trong 3 trụ cột của nền kinh tế Đà Nẵng. Trong đó, cụm ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông được kỳ vọng tăng trưởng nhanh và chiếm khoảng 10-15% GRDP của thành phố.
- Duy trì khu vực dịch vụ tăng trưởng ở mức cao với 02 lĩnh vực mũi nhọn là du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng; Cảng biển, hàng không gắn với dịch vụ logistics. Trong đó, phấn đấu cụm ngành du lịch chiếm khoảng 20%, cụm ngành logistics chiếm khoảng 15% GRDP của toàn thành phố, tiếp tục góp phần củng cố vị thế của khu vực dịch vụ sau đại dịch COVID-19. Đối với mũi nhọn là ngành du lịch, Đà Nẵng tiếp tục xây dựng thành phố thành trung tâm du lịch, dịch vụ hàng đầu, tầm khu vực; định hướng tăng số lượng khách quốc tế thuộc phân khúc chất lượng cao, có khả năng chi trả cao; từng bước phục hồi và duy trì tốc độ phát triển như trước khi xảy ra đại dịch COVID-19.
- Tiếp tục tập trung huy động và khai thác tối đa, bền vững các tiềm năng, lợi thế và nguồn lực của thành phố cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Bên cạnh đó cần kiểm soát, bồi dưỡng nâng cao và sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả các nguồn lực để phục vụ cho tăng trưởng và phát triển. Theo đó, cần phân bổ và sử dụng một cách hợp lý các nguồn lực đầu vào như nguyên nhiên vật liệu, vốn, lao động, công nghệ; sử dụng một cách hiệu quả quá trình lưu thông, vận chuyển hàng hóa, sản phẩm đến các kênh phân phối, đến người tiêu dùng. Trong đó, cần tập trung triển khai các phương án nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực về đất đai của thành phố đối với các dự án quy hoạch treo, các khu đất trống, đất nông nghiệp không sử dụng được và đặc biệt là phải tập trung tháo gỡ và giải quyết các vấn đề vướng mắc liên quan đến việc thực hiện các Kết luận của Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán, Bản án của Tòa án để nguồn lực đất đai có thể được khai thác một cách hiệu quả nhất trong thời gian đến[6].
- Đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế có tiềm lực đầu tư vào thành phố. Tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp nội địa trên địa bàn thành phố với các các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tập đoàn xuyên quốc gia nhằm có những sự chuyển giao công nghệ, cách thức tổ chức quản lý.
- Triển khai hiệu quả chuyển đổi số trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo tinh thần Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 17 tháng 6 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố về chuyển đổi số trên địa bàn thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 2870/QĐ-UBND ngày 28/8/2021 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Đề án Chuyển đổi số trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Phát huy mạnh mẽ vai trò của các thành phần kinh tế, đồng thời tập trung nguồn lực phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thành phố. Toàn dụng các nguồn lực trong khu vực kinh tế tư nhân.
4.2. Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ
Khoa học và công nghệ là nhân tố cốt lõi của TFP, chính vì vậy, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ là điều kiện quan trọng tiên quyết để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nói chung và tăng tốc độ phát triển của TFP nói riêng. Do đó, để đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, thành phố Đà Nẵng cần hướng tới các nội dung giải pháp cụ thể sau:
- Tiếp tục phát huy vai trò của Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng, xúc tiến sớm Đề án Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia tại Đà Nẵng. Tiếp theo cần tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện hiệu quả đề án để biến Đà Nẵng thực sự là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo quốc gia tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, đặc biệt là tạo sự lan tỏa môi trường đổi mới sáng tạo đến cộng đồng các doanh nghiệp trên địa bàn.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong đó đẩy nhanh xây dựng các Không gian làm việc chung (co-working/co-living spaces), không gian sáng chế (maker spaces), phòng thí nghiệm sáng chế (innovation labs)... Hình thành các khu dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp tập trung để phục vụ, tư vấn cho doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đẩy nhanh tiến độ triển khai đối với dự án Khu làm việc và đào tạo khởi nghiệp của thành phố tại phường An Hải Tây, quận Sơn Trà.
- Khuyến khích và hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ vào trong hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh. Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã đầu tư nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao NSLĐ, sức cạnh tranh và tham gia hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị trong và ngoài nước. Các cơ quan chức năng liên quan có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ các doanh nghiệp về nguồn cung cấp công nghệ, về các dữ liệu công nghệ. Ngoài ra, phải thực thi nghiêm túc việc giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước, trong đó việc thẩm định, xét duyệt công nghệ nhập khẩu là khâu đặc biệt quan trọng. Đổi mới công nghệ thông qua các dự án đầu tư nước ngoài hoặc liên kết đầu tư với sự tham gia của các nhà quản lý có kinh nghiệm và các chuyên gia giỏi về công nghệ trong nước và quốc tế.
- Tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án 844/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ và Quyết định 36/2016/QĐ-UBND của UBND thành phố Đà Nẵng về hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, mở rộng đối tượng được hưởng chính sách đồng thời giảm các điều kiện tiếp cận chính sách.
- Bên cạnh chính sách khuyến khích cần có cơ chế ép buộc các doanh nghiệp phải tiến hành cải tiến, đổi mới công nghệ và có lộ trình cụ thể theo từng ngành nghề và từng loại hình doanh nghiệp nhất định. Theo đó, cần có lộ trình phát triển và đổi mới công nghệ vào các ngành, lĩnh vực trọng tâm để tạo ra sự bứt phá của một số công nghệ cao có tác động tích cực đến sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.
- Ngoài ra, cần tăng cường công tác tuyên truyền về đầu tư đổi mới công nghệ trên địa bàn.
4.3. Giải pháp phát triển chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là mục tiêu và động lực phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là chìa khóa cho phát triển theo hướng hiện đại và bền vững. Chất lượng nguồn nhân lực được xem là nhân tố chính quyết định tốc độ tăng TFP cũng như tốc độ và chất lượng của tăng trưởng kinh tế. Theo đó cần nhanh chóng hoàn thiện và triển khai có hiệu quả Chiến lược đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố theo Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII), tiếp theo là các Đề án Một số cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý và thu hút, trọng dụng người có tài năng công tác trong khu vực công của thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, và Đề án Đánh giá thực trạng và dự báo nhu cầu nhân lực cho khu vực tư tại một số ngành lĩnh vực mũi nhọn của thành phố Đà Nẵng đến năm 2030.
Bên cạnh đó, cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
- Tiếp tục chuẩn hóa chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trong các cơ sở giáo dục và đào tạo, phục vụ ngày càng tốt hơn cho công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng trên địa bàn thành phố.
- Tăng cường nâng cao chất lượng đào tạo cao đẳng, đại học, có cơ chế gắn kết giữa Đại học Đà Nẵng, các viện, trung tâm nghiên cứu nhằm đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu, trình độ cao đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khắc phục tình thiếu cán bộ khoa học - kỹ thuật, công nhân kỹ thuật bậc cao, lao động thiếu trình độ ngoại ngữ, tin học. Xây dựng các cơ sở đào tạo nghề chất lượng cao, học đi đôi với hành để đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp và du lịch; đầu tư nâng cấp một số trường trung cấp nghề trên địa bàn thành phố thành trường cao đẳng.
- Đẩy mạnh chính sách hỗ trợ, khuyến khích nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm, có trình độ quản lý liên kết hoặc thành lập mới các cơ sở đào tạo nguồn lực lao động đáp ứng yêu cầu hội nhập. Trong đó, chú trọng các dự án thuộc các lĩnh vực đào tạo nghề, kỹ năng mềm và phát triển khoa học công nghệ.
- Có chính sách ưu tiên nguồn nhân lực, chú trọng phát triển nguồn nhân lực phục vụ 5 lĩnh vực mũi nhọn của thành phố: (1) Du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng; (2) Cảng biển, hàng không gắn với dịch vụ logistics; (3) Công nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị sáng tạo, khởi nghiệp; (4) Công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số; (5) Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và ngư nghiệp.
4.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
Sớm ban hành danh mục dự án trọng điểm thu hút đầu tư cho giai đoạn 2021-2030.
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (cải thiện hệ số ICOR), thành phố cần có những giải pháp đánh giá tính hiệu quả của các dự án đầu tư trên địa bàn và có những cam kết, biện pháp xử lý phù hợp đối với những dự án ngưng thi công nhiều năm. Tăng cường tính công khai, minh bạch và tránh đầu tư dàn trải. Thực hiện quản lý đầu tư theo quy hoạch, kế hoạch, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, tùy tiện kém hiệu quả, phá vỡ cảnh quan, môi trường sinh thái. Khắc phục tình trạng tiêu cực, lãng phí, thất thoát trong đầu tư; tăng cường công tác giám sát đầu tư, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm quy định về quản lý đầu tư. Tăng cường quản lý, kiểm soát và có những biện pháp xử lý đối với tình trạng chuyển giá, đầu tư chui, đầu tư núp bóng. Tăng cường quản lý đặc biệt là công tác quản lý thuế đối với các công ty, dự án kinh doanh thường xuyên thua lỗ, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng thua lỗ giá. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài nhằm thu hút vốn, công nghệ và tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động, chú trọng các dự án đầu tư có tiềm năng lớn về vốn và năng lực trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ cho thành phố.
4.5. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng phát triển hoàn thiện sẽ đảm bảo giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng, vấn đề này cần được quan tâm nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho địa phương.
Đối với hệ thống giao thông
- Đẩy nhanh tiến độ dự án Cảng Liên Chiểu, di dời ga Đà Nẵng. Mở rộng, nâng cấp một số tuyến trục giao thông trong thành phố, xây dựng hệ thống bãi đỗ phù hợp phục vụ cho phát triển du lịch địa phương. Trong đó đáng chú ý có dự án đầu tư các bãi đỗ xe khu vực trung tâm thành phố (10 Lý Thường Kiệt, 19 Lê Hồng Phong, đầu cầu Nguyễn Văn Trỗi). Đồng thời xây dựng hệ thống đường riêng biệt cho người đi bộ phục vụ cho khách du lịch, xúc tiến xây dựng tuyến phố đi bộ Bạch Đằng - cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Hưng Đạo.
- Xây dựng và mở rộng nâng cấp các tuyến giao thông mới nội thành, kết nối giữa đường quốc lộ 1A theo tiêu chuẩn kỹ thuật, tạo thành các hành lang kinh tế mới, các không gian phát triển đô thị, công nghiệp, du lịch. Trong đó, xúc tiến triển khai đối với các dự án như: dự án đường hầm qua sân bay Đà Nẵng, hệ thống GTVT công cộng khối lượng lớn như tàu điện ngầm, xe điện bánh sắt Tramway, tàu điện kết nối TP Đà Nẵng và Hội An...
- Xây dựng hệ thống đường cao tốc giữa các khu công nghiệp, khu CNC với cảng hàng không, cảng biển và với các tỉnh lân cận, quốc gia Lào, hành lang kinh tế Đông tây. Qua đó, tăng cường giao lưu phát triển kinh tế, lưu thông hàng hóa đến những thị trường mới. Hiện nay, Đà Nẵng đang xây dựng Hành lang Kinh tế Đông - Tây 2 đi từ Đà Nẵng - cửa khẩu Đak-ốc (tỉnh Quảng Nam) - huyện Đăc Chưng (tỉnh Sekong) - thị xã Pakse (tỉnh Champasak, Lào) - Ubon Ratchathani (Thái Lan). Tại đây có thể nối vào hệ thống giao thông của Thái Lan. Sự có mặt của Hành lang Kinh tế Đông - Tây 2 sẽ hoàn thiện mục tiêu kỳ vọng về thúc đẩy thương mại xuyên biên giới; thu hút đầu tư từ các nguồn địa phương, khu vực và thế giới; phát triển các hoạt động kinh tế mới thông qua việc sử dụng hiệu quả không gian kinh tế và hình thành khu vực kinh tế xuyên quốc gia; mở cửa cho hàng hóa của Lào, Thái Lan và Trung Quốc thâm nhập vào các thị trường đầy tiềm năng của khu vực Nam Á, Đông Á, Châu Âu và Châu Mỹ.
- Phát triển nâng cấp mạng lưới đường giao thông nông thôn đến các vùng sâu, vùng xa đảm bảo thông suốt tới các điểm dân cư trong thành phố.
Đối với hệ thống thông tin và truyền thông
Tiếp tục xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới thông tin, truyền thông và công nghệ thông tin đảm bảo tính tiên tiến, hiện đại, hoạt động hiệu quả, an toàn, tin cậy và phủ rộng trên toàn địa bàn thành phố.
Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số; thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có năng lực cạnh tranh toàn cầu. Phát triển hạ tầng số[7], phát triển lực lượng lao động có kỹ năng số, đẩy mạnh công tác nghiên cứu công nghệ số mới và xây dựng môi trường pháp lý để bảo đảm môi trường an toàn, tin cậy, thúc đẩy chuyển đổi số. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, nhằm bảo đảm nguồn nhân lực phần mềm và nội dung số phục vụ thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.
Phát triển phần mềm và nội dung số phục vụ thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp công nghệ thông tin - thành phố thông minh (trục chính là xây dựng hệ thống dịch vụ thông minh - giao thông thông minh, giáo dục thông minh, y tế thông minh, chính phủ điện tử...).
Trong thời gian đến, thành phố sẽ từng bước đưa vào hoạt động hàng loạt các dự án mới như: Tổ hợp Không gian Sáng tạo CMC, Dự án Khu Công viên phần mềm số 2 (giai đoạn 1)... Cùng với đó, đẩy nhanh việc phát triển các công viên phần mềm, các khu công nghệ thông tin của VNPT, FPT, Viettel... tạo thành chuỗi công viên phần mềm có quy mô khu vực và quốc tế tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông nhằm thu hút các nhà đầu tư vào Đà Nẵng.
Đối với hạ tầng khu CNC, khu CNTT tập trung, các khu cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Tận dụng tối đa các nguồn lực đầu tư bao gồm các nguồn vốn Trung ương và địa phương, nguồn vốn ODA, FDI, nguồn vốn tự có các doanh nghiệp bằng nhiều hình thức như BOT, BT, PPP... để triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng các khu CNC, khu CNTT tập trung, các khu cụm công nghiệp gắn với việc quy hoạch, phát triển các khu đô thị dân cư. Trong đó, tiếp tục điều chỉnh, mở rộng Khu Công nghệ cao Đà Nẵng, xây dựng các khu công nghiệp mới; chuyển đổi khu công nghiệp Đà Nẵng thành khu đô thị hiện đại, nâng cấp các khu công nghiệp hiện có theo hướng khu công nghiệp sinh thái; chú trọng phân khu chức năng để tạo điều kiện hình thành các cụm liên kết ngành, hướng tới gia nhập các chuỗi cung ứng toàn cầu. Tập trung xúc tiến đầu tư vào Khu Công nghệ thông tin tập trung số 1, số 2; triển khai Khu Công viên phần mềm số 1, số 2, số 3; đồng thời, hình thành cụm đổi mới sáng tạo tại phía Nam thành phố gắn liền với Khu Đô thị đại học Đà Nẵng, Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Công viên phần mềm (diện tích khoảng 1.710 ha). Đầu tư phát triển các khu công nghiệp với quy mô diện tích đất khoảng 2.326 ha, gồm: Khu Công nghiệp Hòa Cầm giai đoạn 1, Liên Chiểu; nâng cấp Khu công nghiệp Hòa Khánh, Hòa Khánh mở rộng thành khu công nghiệp sinh thái; Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Đà Nẵng; hình thành mới các khu công nghiệp: Hòa Cầm giai đoạn 2, Hòa Nhơn, Hòa Ninh và Khu công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao; và tiếp tục hình thành mới các cụm công nghiệp: Cẩm Lệ, Hòa Nhơn, Hòa Khánh Nam[8]. Đây chính là cơ sở vững chắc về hạ tầng kỹ thuật để thành phố phát triển mạnh, nhanh các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ.
Bên cạnh tập trung đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, cần tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, nhằm thu hút, lựa chọn các doanh nghiệp có công nghệ tiên tiến và an toàn vệ sinh môi trường tại các khu CNC, khu CNTT tập trung, các khu cụm công nghiệp. Có chính sách ưu tiên cho các loại hình công nghiệp công nghệ cao, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển hạ tầng xã hội như nhà ở, trường học, cơ sở y tế, văn hóa, thể thao... ở các khu CNC, khu CNTT tập trung, các khu cụm công nghiệp, tạo điều kiện cải thiện đời sống cho người lao động, nhất là lao động nhập cư. Chú trọng công tác xử lý chất thải rắn, nhất là chất thải độc hại.
5.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Trên cơ sở đề xuất của các cơ quan, đơn vị, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp các chương trình/chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp, báo cáo UBND thành phố theo yêu cầu.
5.2. Sở Khoa học và Công nghệ
Phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Khoa học và Công nghệ sớm triển khai thành lập Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia tại Đà Nẵng và xúc tiến Dự án Khu làm việc và Đào tạo Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thành phố tại phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng khi có điều kiện phù hợp.
5.3. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND thành phố nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tại địa phương, hướng đến sự giáo dục toàn diện cho học sinh cả về kiến thức, thể chất, đặc biệt là nâng cao các kỹ năng thực hành và nhận thức nghề nghiệp và trình độ ngoại ngữ.
5.4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Tham mưu UBND thành phố ban hành Đề án Đánh giá thực trạng và dự báo nhu cầu nhân lực cho khu vực tư tại một số ngành lĩnh vực mũi nhọn của thành phố Đà Nẵng đến năm 2030.
5.5. Sở Nội vụ
Sớm hoàn thiện và triển khai có hiệu quả Đề án “Một số cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý và thu hút, trọng dụng người có tài năng công tác trong khu vực công của thành phố Đà Nẵng đến năm 2030”.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND xây dựng và ban hành các chính sách thu hút và đào tạo nhân lực chất lượng cao, các chuyên gia đầu ngành ở các ngành thuộc khu vực công.
5.6. Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng
Tổ chức các Hội nghị, diễn đàn phổ biến kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm cải tiến năng suất, áp dụng các phương pháp quản trị phù hợp với sự thay đổi trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quản trị chuỗi cung ứng...; giới thiệu các phần mềm hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất, quản trị rủi ro cho các doanh nghiệp trong khu CNC, khu công nghiệp, khu CNTT tập trung.
Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng về năng suất lao động của doanh nghiệp và từ đó đưa ra giải pháp triển khai.
5.7. Các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện
Trên cơ sở một số giải pháp của đề án “Nghiên cứu đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế của thành phố”, các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị để triển khai thực hiện cụ thể theo hướng lồng ghép vào các kế hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực để góp phần cải thiện đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế của thành phố trong thời gian đến./.
[1] Chỉ số lan tỏa về kinh tế của thành phần, ngành kinh tế lớn hơn 1 sẽ kích thích các thành phần, ngành kinh tế khác phát triển (Tốt); nhỏ hơn 1 là không tốt.
[2] Nguồn: Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025.
[3] Georges, C., Helmuth, C., and Pierre, P. (2001), “Demographic Shock and Social Security: A Political Economy Perspective”, International Tax and Public Finance, Vol.8, No.4, pp.417-432.
[4] Broadbent, J. (2019), “The Paris Agreement: Climate Change, Solidarity, and Human Rights”, Contemporary Sociology: A Journal of Reviews, Vol.48, No.2, pp.148-151.
[5] Carew-Reid, J. (2008), Rapid Assessment of the Extent and Impact of Sea Level Rise in Viet Nam, ICEM - International Centre for Environmental Management, Indooroopilly, Queensland, Australia.
[6] Đặc biệt là các dự án lớn như dự án 29 ha tại Khu đô thị Đa Phước, dự án của Sunrise Bay, dự án Làng Vân, Tổ hợp không gian sáng tạo tại Đà Nẵng, Trung tâm thương mại Aeon, đề xuất nghiên cứu dự án Khu Logistics Hòa Nhơn, đề xuất Liên doanh công ty cổ phần Y dược phẩm Vimedimex và Công ty cổ phần Y dược phẩm Vimedimex 2, dự án do công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương, Liên doanh Công ty Sakae Holdings và các đối tác đề xuất...
[7] Phát triển mạng di động thế hệ mới, kết nối cáp quang đến các gia đình, doanh nghiệp, cung cấp WiFi miễn phí tại khu vực công cộng, phát triển điện toán đám mây- cloud computing, hạ tầng IoT, BigData,...
[8] Hiện nay, thành phố đã có chủ trương không xây dựng Cụm công nghiệp Hòa Hiệp Bắc và đang xem xét lại hiệu quả đầu tư Cụm công nghiệp Hòa Khánh Nam.