Quyết định 40/2007/QĐ-UBND quy định về công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Số hiệu | 40/2007/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 16/07/2007 |
Ngày có hiệu lực | 26/07/2007 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Đà Nẵng |
Người ký | Trần Văn Minh |
Lĩnh vực | Quyền dân sự,Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/2007/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 16 tháng 7 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 30 tháng 12 năm 1981 và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1990, năm 1994, năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 83/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về đăng ký nghĩa vụ quân sự;
Căn cứ Nghị định số 38/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 76/2006/TTLT- BQP-BCA ngày 03 tháng 5 năm 2006 của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an về việc hướng dẫn tiêu chuẩn chính trị, nguyên tắc, thủ tục tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ vào phục vụ trong Quân đội;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 14/2006/TTLT-BQP-BYT ngày 20 tháng 11 năm 2006 của Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế về hướng dẫn việc khám sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự;
Theo đề nghị của Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự thành phố,
QUYẾT ĐỊNH:
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ CÔNG TÁC TUYỂN CHỌN, GỌI CÔNG DÂN NHẬP NGŨ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40 /2007/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2007 của
UBND thành phố Đà Nẵng )
Quy định này quy định cụ thể về công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Quy định này áp dụng đối với công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình (từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi), các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan đến công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 3. Tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ.
Tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ là quá trình chuẩn bị và đưa công dân nam và công dân nữ (tự nguyện) trong độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình (từ đủ 18 đến hết 25), đủ điều kiện vào phục vụ trong các đơn vị thường trực của Quân đội nhân dân Việt Nam theo thời hạn pháp luật nghĩa vụ quân sự quy định.
Điều 4. Trình tự các bước tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ.
1. Đăng ký, quản lý công dân nam ở độ tuổi gọi nhập ngũ;
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/2007/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 16 tháng 7 năm 2007 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC TUYỂN CHỌN, GỌI CÔNG DÂN NHẬP NGŨ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 30 tháng 12 năm 1981 và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1990, năm 1994, năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 83/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về đăng ký nghĩa vụ quân sự;
Căn cứ Nghị định số 38/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 76/2006/TTLT- BQP-BCA ngày 03 tháng 5 năm 2006 của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an về việc hướng dẫn tiêu chuẩn chính trị, nguyên tắc, thủ tục tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ vào phục vụ trong Quân đội;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 14/2006/TTLT-BQP-BYT ngày 20 tháng 11 năm 2006 của Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế về hướng dẫn việc khám sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự;
Theo đề nghị của Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự thành phố,
QUYẾT ĐỊNH:
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ CÔNG TÁC TUYỂN CHỌN, GỌI CÔNG DÂN NHẬP NGŨ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40 /2007/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2007 của
UBND thành phố Đà Nẵng )
Quy định này quy định cụ thể về công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Quy định này áp dụng đối với công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình (từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi), các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan đến công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 3. Tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ.
Tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ là quá trình chuẩn bị và đưa công dân nam và công dân nữ (tự nguyện) trong độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình (từ đủ 18 đến hết 25), đủ điều kiện vào phục vụ trong các đơn vị thường trực của Quân đội nhân dân Việt Nam theo thời hạn pháp luật nghĩa vụ quân sự quy định.
Điều 4. Trình tự các bước tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ.
1. Đăng ký, quản lý công dân nam ở độ tuổi gọi nhập ngũ;
2. Xét tuyển theo tiêu chuẩn ở 2 cấp: phường, xã và quận, huyện. Thực hiện “3 cử, 4 công khai” ở cơ sở (3 cử là: chính quyền, đoàn thể và gia đình cử; 4 công khai là: công khai danh sách nhập ngũ, danh sách miễn hoãn nhập ngũ, danh sách khám sức khỏe, danh sách sẵn sàng nhập ngũ);
3. Khám sức khỏe cho công dân nam đủ điều kiện đã qua sơ tuyển, xét duyệt;
4. Hiệp đồng giao và nhận quân, thâm nhập "3 gặp, 4 biết" của các đơn vị nhận quân (3 gặp là: gặp chính quyền, đoàn thể địa phương, gặp gia đình người nhập ngũ và người nhập ngũ; 4 biết là: biết lý lịch gia đình, văn hóa, sức khoẻ và nguyện vọng, thái độ chính trị, đạo đức người nhập ngũ);
5. Phát lệnh gọi nhập ngũ;
6. Tổ chức giao và nhận quân.
Điều 5. Hội đồng nghĩa vụ quân sự.
Hội đồng nghĩa vụ quân sự được UBND cùng cấp thành lập để giúp UBND tổ chức thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự ở địa phương theo quy định. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết nghị của Hội đồng phải được trên 50% tổng số thành viên hội đồng biểu quyết tán thành, các hoạt động của Hội đồng phải có biên bản.
Điều 6. Tiêu chuẩn xét tuyển công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tiêu chuẩn xét tuyển công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 30 tháng 12 năm 1981 và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1990, năm 1994, năm 2005 và các văn bản hướng dẫn tiêu chuẩn về chính trị, sức khỏe của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Điều 7. Công tác chuẩn bị cho thanh niên phục vụ tại ngũ.
1. Chuẩn bị cho công dân nam nhập ngũ được tiến hành từ lúc công dân đến tuổi phải đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu (đủ 17 tuổi trong năm) đến khi thực hiện lệnh gọi nhập ngũ, gồm các nội dung sau:
a. Tuyên truyền giáo dục pháp luật về nghĩa vụ quân sự và huấn luyện quân sự phổ thông cho công dân để công dân sẵn sàng thực hiện lệnh đăng ký nghĩa vụ quân sự, triệu tập khám sức khoẻ và lệnh gọi nhập ngũ;
b. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cho công dân trong diện sẵn sàng nhập ngũ.
2. Đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu: Thực hiện theo Nghị định số 83/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về đăng ký nghĩa vụ quân sự.
a. Thời gian tiến hành: Vào tháng 4 hằng năm;
b. Đối tượng đăng ký: Công dân nam đủ 17 tuổi trong năm và những công dân trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự nhưng chưa được đăng ký.
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ TUYỂN CHỌN, GỌI CÔNG DÂN NHẬP NGŨ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
Điều 8. Quản lý công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ (từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi).
1. Chủ tịch UBND phường, xã; Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông, dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có trụ sở đóng trên địa bàn quận, huyện kiểm tra, rà soát, lập danh sách công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ thuộc quyền quản lý, báo cáo về Hội đồng nghĩa vụ quân sự quận, huyện (thông qua Ban chỉ huy quân sự quận, huyện).
2. Cơ quan quân sự quận, huyện giúp Hội đồng nghĩa vụ quân sự cùng cấp hướng dẫn đăng ký và tiếp nhận kết quả đăng ký ở cơ sở, tổng hợp báo cáo Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự cùng cấp và báo cáo Hội đồng nghĩa vụ quân sự thành phố (thông qua Bộ chỉ huy quân sự thành phố).
3. Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự quận, huyện phân công các thành viên trong Hội đồng kiểm tra việc đăng ký, quản lý thực lực ở cơ sở, để kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai sót, bảo đảm đăng ký chính xác, chặt chẽ theo đúng quy định và không bỏ sót công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ trên địa bàn.
1. Công dân nam đã thi vào các trường: Dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học, khi có giấy báo trúng tuyển phải đăng ký cho Hội đồng nghĩa vụ quân sự phường, xã nơi cư trú và cơ quan quân sự quận, huyện.
2. Hiệu trưởng các trường: Trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề, cao đẳng, đại học, học viện, viện nghiên cứu có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ có trách nhiệm hằng năm phối hợp với cơ quan quân sự quận, huyện nơi trường đặt trụ sở tổ chức đăng ký nghĩa vụ quân sự đối với học sinh, sinh viên trong độ tuổi gọi nhập ngũ có hộ khẩu thường trú tại thành phố Đà Nẵng để làm cơ sở thực hiện việc tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ theo quy định; tổ chức niêm yết công khai danh sách đối với học sinh, sinh viên được tạm hoãn, miễn gọi nhập ngũ tại trường. Thông báo kịp thời những học sinh, sinh viên thôi học cho địa phương nơi học sinh, sinh viên cư trú. Cơ quan quân sự quận, huyện có trách nhiệm báo cáo danh sách cho Hội đồng nghĩa vụ quân sự cùng cấp và thông báo cho Hội đồng nghĩa vụ quân sự phường, xã quản lý.
3. UBND phường, xã , lãnh đạo các cơ quan, tổ chức căn cứ Nghị định số 38/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ để xem xét, đăng ký, quản lý danh sách thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ, đề nghị UBND quận, huyện quyết định. Đối với cơ quan, tổ chức do Thủ trưởng cơ quan, tổ chức chủ trì có sự tham gia của lãnh đạo Công đoàn, Đoàn thanh niên, Phụ nữ, Tổ chức - Cán bộ, Lao động tiền lương, chuyên trách tự vệ (nếu có) trong cơ quan, tổ chức đó.
4. UBND quận, huyện có trách nhiệm xét duyệt, quyết định danh sách công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ và đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ quân sự, có sự tham gia của lãnh đạo, chính quyền phường, xã, cơ quan, tổ chức.
5. Sau khi UBND quận, huyện xét duyệt, cơ quan quân sự quận, huyện báo cáo kết quả về Bộ chỉ huy quân sự thành phố và chỉ đạo cơ sở niêm yết công khai danh sách công dân đủ điều kiện nhập ngũ.
1. Cơ quan Y tế quận, huyện chủ trì, phối hợp với cơ quan quân sự quận, huyện tham mưu cho Chủ tịch UBND cùng cấp thành lập Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự và xây dựng kế hoạch liên ngành khám sức khỏe.
2. Chỉ huy trưởng cơ quan quân sự quận, huyện căn cứ kế hoạch khám sức khỏe triệu tập gọi khám sức khỏe.
3. Cơ quan Y tế quận, huyện tổng hợp kết quả khám sức khỏe của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự và kết quả xét nghiệm sàng lọc HIV, ma túy của Trung tâm y tế dự phòng thành phố để báo cáo Hội đồng nghĩa vụ quân sự quận, huyện để có kết luận cuối cùng và thông báo bằng văn bản cho Hội đồng nghĩa vụ quân sự, lãnh đạo, chính quyền phường, xã, cơ quan, tổ chức có công dân được gọi khám.
Điều 11. Tổ chức hiệp đồng giao nhận quân và tiến hành thâm nhập của đơn vị nhận quân.
1. Bộ Chỉ huy quân sự thành phố tổ chức Hội nghị hiệp đồng giao nhận quân với thành phần gồm: Lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị nhận quân, Cơ quan quân sự quận, huyện, mời Lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan và đại diện các cơ quan chức năng Quân khu 5.
2. Văn bản hiệp đồng phải xác định rõ phạm vi, trách nhiệm của cả 2 bên giao và nhận quân, thống nhất từng nội dung quy định về tiêu chuẩn, chính trị, đạo đức, văn hóa, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình.
3. Quận, huyện tiến hành hiệp đồng cụ thể và phối hợp với các đơn vị nhận quân thực hiện "3 gặp, 4 biết". Quá trình thâm nhập phải kết luận dứt điểm từng trường hợp.
4. Hình thức tổ chức thâm nhập đa dạng, kết hợp tập trung với riêng lẽ, nhưng mục tiêu phải đạt được là: Gặp mặt thanh niên, gia đình, chính quyền địa phương và cơ quan, tổ chức nơi công dân chuẩn bị nhập ngũ đang cư trú hoặc công tác để tìm hiểu về sức khoẻ, chính trị đạo đức, trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật, hoàn cảnh gia đình, nhận thức chính trị, tư tưởng, nguyện vọng của công dân.
5. Tổ chức thâm nhập: Hội đồng nghĩa vụ quân sự trực tiếp là Ban chỉ huy quân sự dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND cùng cấp, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan, tổ chức phân công và phối hợp cùng đơn vị nhận quân tiến hành thâm nhập, công khai kết quả sau khi thâm nhập.
6. Kết thúc thâm nhập, hai bên giao và nhận quân chốt số lượng tại cơ quan quân sự quận, huyện bằng văn bản (có kèm theo danh sách), trong đó cần làm rõ những trường hợp mà 2 bên chưa thống nhất. Cơ quan quân sự quận, huyện báo cáo với Hội đồng nghĩa vụ quân sự cùng cấp và Bộ chỉ huy quân sự thành phố về kết quả chốt quân số và đề xuất biện pháp giải quyết những vấn đề chưa thống nhất giữa địa phương và đơn vị.
Điều 12. Phát lệnh gọi nhập ngũ.
1. Thực hiện Quyết định của UBND quận, huyện, Chỉ huy trưởng cơ quan quân sự quận, huyện tiến hành gọi từng công dân nhập ngũ theo quy định.
2. Lệnh gọi nhập ngũ phải giao trực tiếp cho công dân trước 15 ngày so với thời gian tập trung giao quân. Trường hợp công dân không thể nhận trực tiếp lệnh gọi nhập ngũ trong thời gian quy định thì Hội đồng nghĩa vụ quân sự phường, xã lập biên bản có chữ ký của đại diện gia đình công dân gọi nhập ngũ, nhưng sau đó phải giao lệnh trực tiếp cho công dân.
1. Thời điểm giao quân theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Quân khu 5.
2. UBND xã phường, lãnh đạo cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức đưa công dân được nhập ngũ có mặt đúng thời gian, địa điểm quy định.
3. UBND quận, huyện tổ chức lễ giao quân theo đúng hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.
CHÍNH SÁCH HẬU PHƯƠNG QUÂN ĐỘI
Điều 14. Quyền lợi của gia đình hạ sĩ quan và binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ:
1. Cha, mẹ, vợ và con được hưởng chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất theo chính sách chung của Nhà nước; được miễn viện phí khi đi khám bệnh và chữa bệnh tại các bệnh viện của Nhà nước.
2. Con gửi ở nhà trẻ, học tại các trường mẫu giáo, trường phổ thông của Nhà nước được miễn học phí và tiền đóng góp xây dựng trường.
3. Được tính nhân khẩu ở gia đình khi gia đình được cấp hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác.
Điều 15. Chế độ, chính sách về đào tạo, học nghề, giải quyết việc làm khi xuất ngũ:
1. Trước khi nhập ngũ làm việc ở cơ quan, tổ chức nào thì khi xuất ngũ được cơ quan, tổ chức đó tiếp nhận trở lại làm việc. Nếu cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý của cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết việc làm. Trường hợp cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý cơ quan, tổ chức đó đã giải thể hoặc không có cơ quan cấp trên trực tiếp thì sở Lao động -Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội cùng cấp để giải quyết.
2. Được ưu tiên tuyển chọn vào làm việc ở các cơ quan, tổ chức, được xếp lương theo công việc đảm nhiệm; thời gian phục vụ tại ngũ được tính vào thời gian công tác và được hưởng chế độ, chính sách theo qui định hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở cơ sở kinh tế đó.
3. Được miễn phí khi học tại các trường dạy nghề (đào tạo nghề), trung cấp chuyên nghiệp... Nếu có nguyện vọng tự lực phát triển kinh tế gia đình thì được vay vốn với lãi xuất ưu đãi để giải quyết việc làm.
Kết quả thực hiện công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ là một trong những tiêu chí để xem xét, đánh giá phong trào thi đua yêu nước của cơ quan, đơn vị, địa phương. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ trên địa bàn thành phố được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về quy trình tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, quy định về thực hiện luật nghĩa vụ quân sự thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Chương V
Điều 18. Bộ chỉ huy quân sự thành phố.
1. Căn cứ vào Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định của Bộ Quốc phòng về giao chỉ tiêu gọi công dân nhập ngũ hằng năm cho thành phố có trách nhiệm nghiên cứu, tham mưu cho Chủ tịch UBND thành phố quyết định giao chỉ tiêu và thời gian giao quân cho các quận, huyện.
2. Chủ động phối hợp các thành viên Hội đồng nghĩa vụ quân sự và các sở, ban ngành liên quan tổ chức thực hiện quy trình tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ;
3. Phối hợp với UBND các quận, huyện, các sở ban ngành liên quan thực hiện tốt Nghị định số 15/2001/NĐ-CP ngày 01/5/2001 của Chính phủ về Giáo dục quốc phòng, Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 17/6/2003 của Thành uỷ Đà Nẵng về việc tăng cường công tác giáo dục quốc phòng toàn dân trước tình hình mới và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ quân sự.
4. Chỉ đạo cơ quan quân sự quận, huyện tổ chức đón nhận quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương theo quy định.
1. Chỉ đạo công an quận, huyện phối hợp với cơ quan quân sự quận, huyện quản lý chặt chẽ số công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự về lịch sử chính trị bản thân, gia đình, các quan hệ xã hội.
2. Quản lý những công dân thuộc diện tạm hoãn, miễn gọi nhập ngũ, công dân di chuyển nơi ở, công dân được cấp hộ khẩu hoặc cấp giấy tạm vắng, tạm trú, để thuận tiện cho việc kiểm tra hàng năm.
3. Chỉ đạo Công quận, huyện thẩm tra xác minh hồ sơ những công dân nam trong diện xét tuyển nhưng không có hộ khẩu thường trú trên địa bàn thành phố để Hội đồng nghĩa vụ quân sự tuyển chọn đúng quy định.
Điều 20. Sở Giáo dục và Đào tạo.
1. Chỉ đạo các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn xác nhận đúng trình độ học vấn, khắc phục tình trạng khai man trình độ học vấn để trốn tránh nghĩa vụ quân sự và phối hợp với các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn xác nhận chính xác số sinh viên đang theo học tại các trường theo yêu cầu của Hội đồng nghĩa vụ quân sự các cấp.
2. Phối hợp với UBND các quận, huyện, các sở ban ngành liên quan thực hiện tốt công tác giáo dục quốc phòng trong trường học theo quy định.
1. Chỉ đạo các cơ sở y tế thuộc quyền thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật về việc khám sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự.
2. Phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự thành phố tham mưu cho Hội đồng nghĩa vụ quân sự thành phố lập kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn và giúp đỡ y tế quận, huyện tổ chức triển khai công tác khám sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự.
3. Cử các Bác sỹ chuyên khoa tăng cường cho Hội đồng khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự các quận, huyện theo yêu cầu.
4. Chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng thành phố triển khai việc xét nghiệm sàng lọc HIV, ma tuý và các xét nghiệm cần thiết khác đối với công dân được gọi nhập ngũ theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự tại các quận, huyện, phường, xã trên địa bàn thành phố.
6. Phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự thành phố tổ chức, hợp đồng về y tế với các đơn vị nhận quân về việc giao nhận quân.
7. Xem xét và giải quyết những vướng mắc, khiếu nại, tố cáo về công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định.
8. Báo cáo Bộ Y tế về kết quả công tác khám sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự theo mẫu số 2b Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 14/2006/TTLT-BQP-BYT.
Điều 22. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Chỉ đạo với các trường dạy nghề xác nhận chính xác danh sách học sinh trong độ tuổi nhập ngũ đang theo học tại trường theo yêu cầu của Hội đồng nghĩa vụ quân sự các cấp. Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, hướng dẫn thủ tục, phân cấp trách nhiệm và đề xuất kinh phí để thực hiện Điều 14, Điều 15 Quy định này.
2. Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức tư vấn, đào tạo, giới thiệu việc làm cho quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Hướng dẫn cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức phối hợp với cơ quan quân sự quận, huyện tổ chức đăng ký nghĩa vụ quân sự đối với cán bộ, công chức trong độ tuổi gọi nhập ngũ làm cơ sở thực hiện tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ theo quy định.
1. Chủ trì phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự thành phố tiến hành thanh tra, kiểm tra các địa phương, cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, các trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố... về thực hiện quy trình tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ.
2. Phát hiện xử lý và kiến nghị xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm Luật Nghĩa vụ quân sự.
Điều 25. UBND các quận, huyện.
1. Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thực hiện tốt Nghị định số 15/2001/NĐ-CP ngày 01/5/2001 của Chính phủ về giáo dục quốc phòng, Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 17/6/2003 của Thành uỷ Đà Nẵng về việc tăng cường công tác giáo dục quốc phòng toàn dân trước tình hình mới và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ quân sự.
2. Có trách nhiệm tổ chức chuẩn bị cho công dân phục vụ tại ngũ; tổ chức thực hiện chỉ tiêu và xét tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ theo chỉ tiêu được giao, tổ chức thực hiện quy trình tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ theo đúng quy định.
3. Đôn đốc kiểm tra các cơ quan hữu quan trong việc chấp hành chính sách hậu phương quân đội và quản lý công dân trong diện sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương.
4. Tổ chức thăm và động viên trong quá trình huấn luyện chiến sĩ mới.
5. Ưu tiên trong tuyển sinh, tuyển dụng hoặc sắp xếp việc làm cho số công dân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự hằng năm.
Điều 26. Cơ quan quân sự quận, huyện.
1. Căn cứ vào Quyết định Chủ tịch UBND thành phố về việc giao chỉ tiêu gọi công dân nhập ngũ hằng năm cho các quận, huyện tiến hành nghiên cứu, tham mưu cho Chủ tịch UBND quận, huyện giao chỉ tiêu cho các phường, xã, các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế có trụ sở trên địa bàn quận, huyện.
2. Tổ chức đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu.
3. Chủ động phối hợp với các thành viên Hội đồng nghĩa vụ quân sự quận, huyện và các ngành có liên quan tham mưu UBND quận, huyện tổ chức thực hiện quy trình tuyển chọn gọi công nhân nhập ngũ.
4. Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể cùng cấp và các cơ quan tổ chức thăm và động viên trong quá trình huấn luyện chiến sĩ mới.
5. Hiệp đồng với các đơn vị có quân nhân xuất ngũ, làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền phối hợp các ban ngành đoàn thể cùng cấp và UBND phường, xã, cơ sở... tổ chức đón tiếp quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự về địa phương và đăng ký vào ngạch dự bị, đồng thời phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ sở dạy nghề, đào tạo nghề để tư vấn, giải quyết việc làm.
1. Tổ chức đăng ký nghĩa vụ quân sự đối với cán bộ, công chức trong độ tuổi gọi nhập ngũ làm cơ sở thực hiện tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ theo quy định.
2. Tổ chức thực hiện chỉ tiêu và xét tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ theo chỉ tiêu được giao và tạo điều kiện để công dân chấp hành đầy đủ những quy định của pháp luật về Nghĩa vụ quân sự.
3. Công dân đang làm việc trong cơ quan, tổ chức (trừ cán bộ, viên chức, công chức quy định tại Điều 1 Pháp lệnh cán bộ công chức) dù cư trú bất kỳ địa phương nào của thành phố cũng do cơ quan, tổ chức nơi công dân đó đang công tác thực hiện lệnh gọi khám sức khỏe, lệnh gọi nhập ngũ, dưới sự điều hành của UBND quận, huyện nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở.
4. Ưu tiên trong tuyển sinh, tuyển dụng hoặc sắp xếp việc làm cho số công dân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự hằng năm.