Quyết định 3983/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt kết quả thực hiện Đề án “Thành phố Hồ Chí Minh phát triển hướng về phía biển thích ứng với biến đổi khí hậu”(Giai đoạn 1)

Số hiệu 3983/QĐ-UBND
Ngày ban hành 13/08/2014
Ngày có hiệu lực 13/08/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Lê Hoàng Quân
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3983/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 08 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHÁT TRIỂN HƯỚNG VỀ PHÍA BIỂN THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU” (GIAI ĐOẠN 1)

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;

Căn cứ Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 của

Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu;

Căn cứ Quyết định số 2411/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Đề ánThành phố Hồ Chí Minh phát triển hướng về phía biển thích ứng với biến đổi khí hậu”;

Xét đề nghị của Ban Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Thành phố tại Công văn số 28/BCĐBĐKH ngày 17 tháng 7 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này kết quả thực hiện Đề ánThành phố Hồ Chí Minh phát triển hướng về phía biển thích ứng với biến đổi khí hậu”(Giai đoạn 1) hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Rotterdam (Hà Lan).

Điều 2. Giao Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Thành phố (Sở Tài nguyên Môi trường) chủ trì, phối hợp với các Sở ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức triển khai kết quả của Đề án nêu trên, tích hợp các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu o các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu trên địa bàn thành phố; nghiên cứu đề xuất cho Ủy ban nhân dân Thành phố điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của thành phố cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thành phố.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc các Sở ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài nguyên Môi trường;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND/TP;
- TTUB: CT, các PCT ;
- VPUB: CPVP;
- Các Phòng CV;
- Lưu:VT, (ĐTMT-LHT) 1h.

CHỦ TỊCH



Lê Hoàng Quân

 

BẢN TÓM TẮT

KẾT QUẢ ĐỀ ÁN “THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHÁT TRIỂN HƯỚNG VỀ PHÍA BIỂN THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU” (GIAI ĐOẠN 1)
(Kèm theo Quyết định số 3983/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)

I. GIỚI THIỆU

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) một đô thị sôi động với diện tích 2093,7km2 dân số o khoảng 10 triệu người. Nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, TP.HCM đóng góp 23% tổng thu nhập quốc gia thu hút khoảng 20% tổng vốn đầu tư nước ngoài. Nền kinh tế của thành phố rất đa dạng, bao gồm khai thác khoáng sản, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng, du lịch, tài chính, v.v… Với vị trí chiến lược nằm tại giao lộ của các tuyến hàng hải quốc tế từ Bắc xuống Nam, TP.HCM đã hoạt động như một trung tâm thương mại quốc tế quan trọng với các cảng biển trong nhiều thế kỷ.

TP.HCM đang mở rộng một cách nhanh chóng mật độ đô thị ngày càng tăng. Việc gia tăng áp lực đối với không gian thành phố có một nhược điểm: các khu đất dành để xây dựng các không gian xanh lá cây đô thị giảm các khu vực xây dựng san sát nhau có thể xâm lấn hệ thống nước tự nhiên. Do các hệ thống nước thảm thực vật tự nhiên đang bị tổn hại qua quá trình phát triển đô thị, kết quả ngập lụt xảy ra thường xuyên hơn do lượng mưa dòng chảy của sông cao. Bên cạnh những phát triển nhanh chóng mang định hướng kinh tế này, có hai quá trình chậm hơn khó nhận biết hơn đang trở nên ngày càng quan trọng đối với tương lai của thành phố. Đầu tiên biến đổi khí hậu dẫn đến mực nước biển dâng lên, thay đổi chế độ mưa gia tăng nhiệt độ trung bình. Thứ hai sụt lún xảy ra tại nhiều nơi trong thành phố khiến cho các khu vực này dễ bị ảnh hưởng của ngập lụt. Đặc biệt kể từ giữa những năm 1990, cường độ, tần số thời gian xảy ra ngập lụt đang ngày càng tăng.

TP.HCM nằm trong danh sách 10 thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Ngập úng, triều cường tại TP.HCM đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây, tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội của hàng triệu cư dân thành phố. Do đó, việc tích hợp biến đổi khí hậu o các quy hoạch, chính sách dự án của thành phố rất quan trọng nhu cầu về một Bản Chiến lược thích ứng Kế hoạch hành động để định hướng phát triển của thành phố trong thời đại mới điều không thể phủ nhận. Một số tác động của biến đổi khí hậu đến TP.HCM có thể nhận biết như sau:

■ Nước biển dâng lên, dẫn đến tăng nguy cơ ngập lụt xâm nhập mặn;

■ Nhiệt độ tăng, khiến cho nhiệt độ trong thành phố cao hơn m suy giảm chất lượng nước không khí;

■ Lượng mưa thay đổi sẽ gây thêm phiền toái do những trận mưa rất to;

■ Thay đổi lưu lượng dòng chảy của sông, khiến ngập lụt xảy ra thường xuyên hơn.

[...]