Quyết định 384/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Chương trình về phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025
Số hiệu | 384/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 02/03/2022 |
Ngày có hiệu lực | 02/03/2022 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Vĩnh Long |
Người ký | Nguyễn Văn Liệt |
Lĩnh vực | Đầu tư,Thương mại |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 384/QĐ-UBND |
Vĩnh Long, ngày 02 tháng 3 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Đầu tư, ngày 17/6/2020;
Căn cứ Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;
Căn cứ Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp; Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp;
Căn cứ Chương trình số 13-CTr/TU ngày 10/12/2021 của Tỉnh ủy về phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 - 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình của Tỉnh ủy về phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 - 2025.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, các đơn vị có liên quan và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình của Tỉnh ủy về phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 - 2025 theo đúng quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, các đơn vị liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
|
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CỦA TỈNH ỦY VỀ PHÁT
TRIỂN KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 384/QĐ-UBND, ngày 02/03/2022 của UBND tỉnh Vĩnh
Long)
Thực hiện Chương trình số 13-CTr/TU ngày 10/12/2021 của Tỉnh ủy về phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch cụ thể như sau:
I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP
1. Kết quả phát triển khu, cụm công nghiệp
* Khu công nghiệp (KCN)
Tỉnh Vĩnh Long có 05 khu công nghiệp (KCN) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, tổng diện tích trên 1.335 ha: KCN Hòa Phú (giai đoạn 1 và 2), diện tích 250 ha và KCN Bình Minh, diện tích 134 ha đã hình thành và đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy doanh nghiệp đạt 96,8%, 02 khu công nghiệp này đã thu hút 63 dự án đầu tư, với tổng vốn đầu tư trên 2.338 tỷ đồng và 618 triệu USD. Tuyến công nghiệp Cổ Chiên (khu IV, khu V) san lấp mặt bằng đạt 86%, đã tái bố trí 27 cơ sở sản xuất và thu hút 05 dự án đầu tư. Các khu tuyến công nghiệp tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm hơn 13.160 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), tạo ra giá trị xuất khẩu hàng năm trên 460 triệu USD, chiếm hơn 80% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh, giải quyết việc làm cho hơn 46.000 lao động.
Ba (03) khu công nghiệp còn lại theo quy hoạch đang tích cực triển khai:
- KCN Đông Bình với diện tích là 350ha và diện tích đất công nghiệp 258,83 ha, đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư và UBND tỉnh đã quyết định thành lập KCN, đang trong giai đoạn thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng. Dự kiến trong năm 2022, KCN sẽ có đất sạch để mời gọi các nhà đầu tư vào KCN.
- KCN Bình Tân, diện tích 400 ha, nhà đầu tư là Công ty Cổ phần KCN Gilimex Vĩnh Long. Hiện tại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trong giai đoạn thẩm định hồ sơ xin chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Bình Tân, dự kiến tháng 06 năm 2022 sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.
- KCN An Định, diện tích 200 ha, nhà đầu tư là Công ty Cổ phần Long Hậu. Hiện tại, nhà đầu tư đang trong giai đoạn hoàn thiện hồ sơ xin chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, dự kiến tháng 06 năm 2022 gửi hồ sơ đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 384/QĐ-UBND |
Vĩnh Long, ngày 02 tháng 3 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Đầu tư, ngày 17/6/2020;
Căn cứ Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;
Căn cứ Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp; Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp;
Căn cứ Chương trình số 13-CTr/TU ngày 10/12/2021 của Tỉnh ủy về phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 - 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình của Tỉnh ủy về phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 - 2025.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, các đơn vị có liên quan và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình của Tỉnh ủy về phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 - 2025 theo đúng quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, các đơn vị liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
|
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CỦA TỈNH ỦY VỀ PHÁT
TRIỂN KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 384/QĐ-UBND, ngày 02/03/2022 của UBND tỉnh Vĩnh
Long)
Thực hiện Chương trình số 13-CTr/TU ngày 10/12/2021 của Tỉnh ủy về phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch cụ thể như sau:
I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP
1. Kết quả phát triển khu, cụm công nghiệp
* Khu công nghiệp (KCN)
Tỉnh Vĩnh Long có 05 khu công nghiệp (KCN) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, tổng diện tích trên 1.335 ha: KCN Hòa Phú (giai đoạn 1 và 2), diện tích 250 ha và KCN Bình Minh, diện tích 134 ha đã hình thành và đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy doanh nghiệp đạt 96,8%, 02 khu công nghiệp này đã thu hút 63 dự án đầu tư, với tổng vốn đầu tư trên 2.338 tỷ đồng và 618 triệu USD. Tuyến công nghiệp Cổ Chiên (khu IV, khu V) san lấp mặt bằng đạt 86%, đã tái bố trí 27 cơ sở sản xuất và thu hút 05 dự án đầu tư. Các khu tuyến công nghiệp tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm hơn 13.160 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), tạo ra giá trị xuất khẩu hàng năm trên 460 triệu USD, chiếm hơn 80% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh, giải quyết việc làm cho hơn 46.000 lao động.
Ba (03) khu công nghiệp còn lại theo quy hoạch đang tích cực triển khai:
- KCN Đông Bình với diện tích là 350ha và diện tích đất công nghiệp 258,83 ha, đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư và UBND tỉnh đã quyết định thành lập KCN, đang trong giai đoạn thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng. Dự kiến trong năm 2022, KCN sẽ có đất sạch để mời gọi các nhà đầu tư vào KCN.
- KCN Bình Tân, diện tích 400 ha, nhà đầu tư là Công ty Cổ phần KCN Gilimex Vĩnh Long. Hiện tại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trong giai đoạn thẩm định hồ sơ xin chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Bình Tân, dự kiến tháng 06 năm 2022 sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.
- KCN An Định, diện tích 200 ha, nhà đầu tư là Công ty Cổ phần Long Hậu. Hiện tại, nhà đầu tư đang trong giai đoạn hoàn thiện hồ sơ xin chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, dự kiến tháng 06 năm 2022 gửi hồ sơ đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.
* Cụm công nghiệp (CCN):
Tỉnh Vĩnh Long quy hoạch phát triển 14 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 641,08 ha. CCN Trung Nghĩa (huyện Vũng Liêm), đã thực hiện đầu tư dự án năng lượng điện mặt trời và đi vào hoạt động, tổng mức đầu tư 1.108 tỷ đồng, tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm trên 130 tỷ đồng (theo giá hiện hành), giải quyết việc làm cho gần 20 lao động.
CCN Song Phú, CCN Phú An (huyện Tam Bình) và CCN thành phố Vĩnh Long đã có nhà đầu tư đăng ký, hiện đang thực hiện thủ tục đánh giá lựa chọn chủ đầu tư. CCN Tân Quới (huyện Bình Tân), đã có nhà đầu tư nghiên cứu triển khai xây dựng cụm công nghiệp đóng, sửa chữa tàu biển. CCN Thuận An (thị xã Bình Minh), đã mời gọi được nhà đầu tư gửi hồ sơ đề nghị làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật. CCN Thiện Mỹ (huyện Trà Ôn), nhà đầu tư đang xin chủ trương triển khai thực hiện dự án năng lượng điện mặt trời. Các cụm công nghiệp còn lại đang mời gọi đầu tư và có nhiều nhà đầu tư đến khảo sát, nghiên cứu.
(Tình hình thực hiện các dự án trong khu, cụm công nghiệp tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2)
2.1. Mặt đạt được
Các Khu, cụm công nghiệp được hình thành và phát triển trên địa bàn tỉnh đem lại hiệu quả kinh tế xã hội rõ nét, có đóng góp lớn cho tăng trưởng ngành công nghiệp và tăng trưởng kinh tế của tỉnh (giá trị sản xuất công nghiệp năm 2020 [giá so sánh năm 2010] gấp 1,84 lần năm 2015); nâng cao tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp trong GRDP (tỷ trọng công nghiệp trong GRDP [giá hiện hành] tăng từ 11,54% vào năm 2016 lên 12,36% vào năm 2020); thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu (tăng từ 302 triệu USD năm 2015 lên 570 triệu USD vào năm 2020); gia tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến trong cơ cấu hàng xuất khẩu (tăng từ 88,5% năm 2015 lên 95% vào năm 2020); góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng định hướng, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm cho lao động; hình thành được một số ngành hàng có lợi thế so sánh như: giày da, may mặc, thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, thức ăn chăn nuôi...
Khu, cụm công nghiệp hình thành và đi vào hoạt động đã thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội như: giao thông, chợ, viễn thông, ngân hàng,… tăng tốc độ đô thị hóa, tạo nên diện mạo mới vùng nông thôn, đời sống và thu nhập một bộ phận dân cư được nâng lên.
Các CCN được tích cực triển khai thực hiện theo quy hoạch, quan tâm phát triển các cụm công nghiệp năng lượng tái tạo, trong thực hiện có điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh vị trí, giảm diện tích cụm công nghiệp để phù hợp với điều kiện thực tế và hỗ trợ nhà đầu tư nhanh chóng triển khai dự án.
2.2. Mặt hạn chế
Chất lượng quy hoạch phát triển cụm công nghiệp còn hạn chế, quy hoạch các CCN chưa khai thác hết được tiềm năng, thế mạnh, lợi thế giao thông thủy bộ của địa phương. Công tác quản lý quy hoạch tại các địa phương chưa chặt chẽ, thiếu sự đồng bộ nên có lúc gặp khó trong khâu giải tỏa bồi hoàn.
Các nguồn lực về tài chính, đất đai để thực hiện phát triển khu, cụm công nghiệp còn nhiều hạn chế. Chưa tạo được quỹ đất sạch để thu hút đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp.
Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng có lúc chậm tiến độ, ảnh hưởng đến công tác thu hút đầu tư và triển khai thực hiện dự án của nhà đầu tư thứ cấp.
Việc thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa mất nhiều thời gian nên thời gian triển khai xây dựng, thực hiện dự án kéo dài so với dự kiến.
Các chương trình liên doanh, liên kết, hợp tác phát triển giữa tỉnh Vĩnh Long và các tỉnh, thành phố chưa phát huy hiệu quả trong thu hút đầu tư. Công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp.
Hiệu quả thu hút đầu tư hạ tầng CCN chưa cao, chưa có nhà đầu tư chiến lược có năng lực tài chính mạnh tham gia đầu tư CCN.
Hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ cho sinh hoạt, đời sống chưa đáp ứng nhu cầu cho công nhân tại các khu, cụm công nghiệp.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
Phát triển các khu, cụm công nghiệp nhằm thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 -2025 đề ra (tăng bình quân 12%/năm), góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GRDP, giải quyết việc làm cho người dân trong vùng dự án, nâng cao tỷ trọng hàng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong kim ngạch xuất khẩu, tạo thêm nguồn thu ổn định cho ngân sách địa phương.
Quy hoạch, bố trí không gian phát triển khu, cụm công nghiệp khai thác được tiềm năng, lợi thế của địa phương, đảm bảo phát triển nhanh bền vững và bảo vệ môi trường. Phát triển khu, cụm công nghiệp đồng bộ với phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và nông nghiệp, nông thôn.
Ưu tiên mời gọi, thu hút đầu tư vào KCN, CCN lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, năng lượng tái tạo, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chế tạo linh kiện, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, bảo quản, chế biến nông sản, công nghệ xanh, sạch, thân thiện môi trường, công nghiệp chế biến.
2.1. Khu công nghiệp
- Phát huy hiệu quả sử dụng đất đối với khu công nghiệp Hòa Phú, Bình Minh, trong đó tập trung thu hút đầu tư lấp đầy 100% diện tích.
- Tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng 03 khu công nghiệp theo quy hoạch đã thu hút được nhà đầu tư:
+ KCN Đông Bình: đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng và thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào lấp đầy 50% diện tích đất công nghiệp.
+ KCN Bình Tân, KCN An Định: hoàn thành thủ tục xin chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ đối với Dự án phát triển kết cấu hạ tầng KCN Bình Tân và An Định; thực hiện đạt 50% tiến độ xây dựng cơ bản và mời gọi các nhà đầu tư thứ cấp lấp đầy đạt khoảng 25% diện tích đất công nghiệp.
- Nghiên cứu, khảo sát vị trí, đưa các khu công nghiệp vào quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để tiến hành mời gọi đầu tư, như sau:
+ KCN Hòa Phú mở rộng (giai đoạn 3), diện tích 157 ha, huyện Long Hồ;
+ KCN Tân An Thạnh, diện tích 500 ha, huyện Bình Tân;
+ KCN Phước An, diện tích 200 ha, huyện Mang Thít (ngã ba Cái Nhum);
+ KCN Trung Thành Tây, diện tích 300 ha, huyện Vũng Liêm;
+ KCN Đình Khao, diện tích 400 ha, huyện Long Hồ;
+ KCN phức hợp, cảng, Logistic Mỹ Hòa, diện tích 300 ha, thị xã Bình Minh.
2.2. Cụm công nghiệp
Thành lập, từng bước xây dựng hạ tầng kỹ thuật đạt 50% đối với 06 cụm công nghiệp: CCN Song Phú (huyện Tam Bình); CCN Phú An (huyện Tam Bình); CCN Tân Quới (huyện Bình Tân); CCN Tân Bình (huyện Bình Tân); CCN Mỹ Lợi (huyện Trà Ôn); CCN thành phố Vĩnh Long.
2.3. Kế hoạch tiến độ thực hiện mục tiêu cụ thể
* Năm 2022
- KCN Bình Minh: Tập trung thu hút, mời gọi đầu tư lấp đầy 100% diện tích đất công nghiệp khu công nghiệp Bình Minh. Đôn đốc nhà đầu tư triển khai xây dựng diện tích đất công nghiệp đã thuê.
- KCN Đông Bình: Hoàn thành đền bù, giải phóng mặt bằng, đầu tư kết cấu hạ tầng đạt 30%, tiến hành mời gọi nhà đầu tư thứ cấp.
- KCN Bình Tân: Trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN trong tháng 06/2022; tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng, tiến hành đầu tư kết cấu hạ tầng KCN Bình Tân.
- KCN An Định và KCN Hòa Phú mở rộng (giai đoạn 3): Hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư. Hoàn thành Quy hoạch 1/2000 KCN Hòa Phú mở rộng (giai đoạn 3).
- Nghiên cứu, khảo sát vị trí đưa vào Phương án phát triển KCN, CCN trên địa bàn tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tích hợp vào Quy hoạch tỉnh 06 khu công nghiệp mới; đồng thời tiến hành mời gọi các nhà đầu tư đến khảo sát, tìm hiểu đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng 06 khu công nghiệp mới.
- Hoàn thành lập Phương án phát triển KCN, CCN trên địa bàn tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tích hợp vào Quy hoạch tỉnh.
- Quyết định thành lập, Quy hoạch chi tiết 1/500, hoàn thành đền bù, giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật 03 cụm công nghiệp (CCN): CCN Song Phú (huyện Tam Bình); CCN Phú An (huyện Tam Bình); CCN Tân Quới (huyện Bình Tân).
- Thực hiện đánh giá, lựa chọn chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật 04 cụm công nghiệp: CCN Tân Bình (huyện Bình Tân); CCN Mỹ Lợi (huyện Trà Ôn); CCN thành phố Vĩnh Long, CCN Thuận An (thị xã Bình Minh) và các CCN khác khi có nhà đầu tư.
* Năm 2023
- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng KCN Đông Bình; KCN Bình Tân, KCN An Định, để tạo thêm quỹ đất sạch mời gọi đầu tư.
- Triển khai đầu tư kết cấu hạ tầng KCN Hòa Phú mở rộng (giai đoạn 3).
- Triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đạt 30% trở lên đối với 03 cụm công nghiệp (CCN): CCN Song Phú (huyện Tam Bình); CCN Phú An (huyện Tam Bình); CCN Tân Quới (huyện Bình Tân), mời gọi nhà đầu tư thứ cấp vào CCN.
- Quyết định thành lập, hoàn thành đền bù, giải phóng mặt bằng, tiến hành đầu tư kết cấu hạ tầng 04 CCN: CCN Tân Bình (huyện Bình Tân); CCN Mỹ Lợi (huyện Trà Ôn); CCN thành phố Vĩnh Long, CCN Thuận An (thị xã Bình Minh) và mời gọi nhà đầu tư thứ cấp vào CCN.
- Mời gọi nhà đầu tư để đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp khác theo quy hoạch.
- Mời gọi đầu tư, thực hiện đánh giá, lựa chọn chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật các CCN khác theo quy hoạch.
* Năm 2024
- Hoàn thành kết cấu hạ tầng KCN Đông Bình và tiếp tục mời gọi nhà đầu tư vào KCN.
- Tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng, mời gọi nhà đầu tư thứ cấp các KCN: Hòa Phú mở rộng (giai đoạn 3); Bình Tân; An Định.
- Tiếp tục mời gọi các nhà đầu tư đến khảo sát, tìm hiểu đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng 06 khu công nghiệp mới.
- Hoàn thành xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, mời gọi nhà đầu tư thứ cấp lấp đầy diện tích đất công nghiệp 03 cụm công nghiệp: CCN Song Phú (huyện Tam Bình); CCN Phú An (huyện Tam Bình); CCN Tân Quới (huyện Bình Tân).
- Đầu tư kết cấu hạ tầng 04 CCN đạt 50% trở lên và mời gọi nhà đầu tư thứ cấp vào CCN: CCN Tân Bình (huyện Bình Tân); CCN Mỹ Lợi (huyện Trà Ôn); CCN thành phố Vĩnh Long; CCN Thuận An (thị xã Bình Minh).
- Mời gọi đầu tư nhà đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp khác theo quy hoạch.
- Mời gọi đầu tư, thực hiện đánh giá, lựa chọn chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật các CCN khác theo quy hoạch.
* Năm 2025
- Hoàn thành đầu tư kết cấu hạ tầng, mời gọi nhà đầu tư thứ cấp các KCN: Hòa Phú mở rộng (giai đoạn 3); Bình Tân; An Định.
- Tiếp tục mời gọi các nhà đầu tư đến khảo sát, tìm hiểu đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng 06 khu công nghiệp mới.
- Hoàn thành kết cấu hạ tầng 04 CCN: CCN Tân Bình (huyện Bình Tân); CCN Mỹ Lợi (huyện Trà Ôn); CCN thành phố Vĩnh Long, CCN Thuận An (thị xã Bình Minh) và mời gọi nhà đầu tư thứ cấp lấp đầy diện tích đất công nghiệp.
- Mời gọi nhà đầu tư để đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp khác theo quy hoạch.
- Mời gọi đầu tư, thực hiện đánh giá, lựa chọn chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật các CCN khác theo quy hoạch.
2.4. Nguồn vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư khu, cụm công nghiệp trọng điểm và khu, cụm công nghiệp dự kiến triển khai giai đoạn 2021 - 2025 là 15.336,2 tỷ đồng, trong đó:
- Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách là 386 tỷ đồng.
- Vốn nhà đầu tư là 14.950,2 tỷ đồng.
(Cụ thể xem tại Phụ lục 3; Phụ lục 4)
1. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, đến các ngành, các cấp, mọi tầng lớp nhân dân bằng nhiều kênh thông tin như báo, đài, kênh truyền hình nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Chương trình phát triển khu, cụm công nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long, tạo sự nhất quán trong thực hiện của các ngành, các cấp và sự đồng thuận trong nhân dân trong công tác phát triển khu cụm công nghiệp.
2. Giải pháp về quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp
Triển khai lập Phương án phát triển KCN, CCN trên địa bàn tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tích hợp vào quy hoạch tỉnh, thực hiện rà soát quy hoạch CCN, điều chỉnh đưa ra khỏi quy hoạch những CCN có tính khả thi thấp, khó mời gọi đầu tư; nghiên cứu, khảo sát đề xuất những KCN, CCN vị trí thuận lợi đưa vào phương án, đồng thời xem xét theo hướng 01 CCN có thể phục vụ cho 02 huyện.
Quy hoạch phân bố không gian phát triển KCN, CCN trên cơ sở khai thác lợi thế nguồn nguyên liệu, vị trí địa lý, trục giao thông chính như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 53, Quốc lộ 54, tuyến đường bộ cao tốc và tuyến đường sắt đi qua tỉnh Vĩnh Long (hình thành trong tương lai), lợi thế giao thông thủy trên tuyến sông Tiền, sông Hậu.
Ưu tiên thu hút đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp thế mạnh của tỉnh, cơ cấu ngành nghề hướng về công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu, chế biến nông sản, sản xuất hàng tiêu dùng có giá trị gia tăng cao; công nghiệp hỗ trợ; tăng cường mối liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp với vùng nguyên liệu.
3. Giải pháp cải cách hành chính
Đẩy mạnh cải cách hành chính, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh. Cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4. Tiếp tục thực hiện cơ chế “một cửa liên thông”; rà soát, khắc phục vướng mắc trong quá trình thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Phát triển hạ tầng số, chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước các ngành, các cấp, địa phương và doanh nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Chủ động ứng dụng công nghệ số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa.
Ủy ban nhân dân các địa phương phối hợp các sở ngành, giải quyết nhanh chóng vướng mắc từng KCN, CCN, nhất là khâu bồi hoàn, giải phóng mặt bằng để giao đất nhà đầu tư triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
4. Thu hút đầu tư phát triển khu, cụm công nghiệp
Cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai dự án như: Rà soát, trình Hội đồng nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung Nghị quyết số 97/2018/NQ-HĐND, ngày 01/02/2018 về chính sách hỗ trợ đầu tư phù hợp với tình hình thực tế; tạo thuận lợi cho nhà đầu tư tiếp cận nguồn lực đất đai; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan, địa phương; duy trì và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) ngày càng tốt hơn.
Đổi mới và tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, đa dạng phương thức quảng bá xúc tiến đầu tư mời gọi những tập đoàn lớn, nhà đầu tư có nguồn lực mạnh đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCN, CCN và đầu tư sản xuất tại các KCN, CCN.
Ưu tiên thu hút đầu tư các ngành nghề có công nghệ cao và thân thiện với môi trường vào khu, cụm công nghiệp, khuyến khích áp dụng sản xuất sạch hơn, sử dụng công nghệ tiên tiến giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các dự án có tác động lớn đến phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Thưc hiên đúng quy định của pháp luật về bồi hoàn, hỗ trợ khi thu hồi đất và chính sách hỗ trợ tái định cư đối với người dân trong khu vực dự án, đảm bảo phù hợp, hài hòa lợi ích giữa nhà nước và nhân dân. Giải quyết dứt điểm vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng tại các KCN, CCN.
Tập trung đẩy mạnh tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các KCN, CCN. Đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật có khả năng kết nối thuận lợi các tuyến giao thông quan trọng trong vùng.
Ưu tiên đầu tư hạ tầng xã hội các khu tái định cư, hỗ trợ tái định cư cho người dân trong khu vực dự án từ vốn ngân sách, tạo điều kiện tốt nhất để nhân dân tái hòa nhập và tham gia làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ…
6. Giải pháp hỗ trợ, khuyến khích đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp
Hỗ trợ kinh phí đối với nhà đầu tư hạ tầng các KCN, CCN theo Nghị quyết số 97/2018/NQ-HĐND ngày 01/02/2018 của HĐND tỉnh như: Lập quy hoạch chi tiết và lập dự án đầu tư; chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng; xây dựng nhà máy xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn; đầu tư xây dựng đường giao thông đến hàng rào các KCN, CCN; đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng KCN, CCN.
Hỗ trợ vốn vay đầu tư hạ tầng các dự án KCN, CCN trọng điểm, được xác định ưu tiên triển khai thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025 từ Quỹ Đầu tư Phát triển của tỉnh.
Lồng ghép triển khai có hiệu quả các chính sách khuyến khích đầu tư nông nghiệp, nông thôn để ưu tiên thu hút các dự án có tác động lớn đến phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Thực hiện quy hoạch, đào tạo phát triển nguồn nhân lực: nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước; lao động trong các KCN, CCN; đào tạo nhân lực có trình độ tiếp cận và đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số của doanh nghiệp.
Tăng cường và đa dạng hóa hình thức đào tạo nghề, đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoạt động đào tạo nghề, chuyên môn kỹ thuật gắn nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, ưu tiên cho lao động vùng dự án. Tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực thực hiện công tác tư vấn, kết nối thông tin về việc làm, tuyển dụng lao động.
Xây dựng đội ngũ lao động có tác phong công nghiệp, có trình độ, kỹ năng, kỷ luật lao động ngày càng cao. Đào tạo, nâng cao năng lực quản trị kinh doanh cho các đối tượng là nhân sự quản lý doanh nghiệp công nghiệp, thương mại.
8. Hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư
Đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp, các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm thống nhất, kết nối liên thông và đồng bộ.
Tăng cường triển khai chương trình khuyến công, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, chương trình xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, xây dựng thương hiệu hàng hoá, lồng ghép triển khai các đề án, dự án hỗ trợ của tỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Tăng cường tổ chức các cuộc gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp giải quyết kịp thời những vướng mắc trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư để xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Bố trí một phần kinh phí từ nguồn thu sử dụng đất để tạo quỹ đất sạch.
Cân đối, bố trí vốn xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình xã hội, dân sinh, bảo vệ môi trường theo khả năng ngân sách của tỉnh.
Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương và khai thác, vận dụng hiệu quả mọi nguồn vốn hợp pháp, lồng ghép thực hiện triển khai Chương trình thu hút vốn đầu tư, Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 2021 - 2025 để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng KCN, CCN.
10. Giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường
Huy động các nguồn lực vốn nhà đầu tư, vốn ngân sách, các thành phần kinh tế phát triển nhà ở xã hội, nhà lưu trú đáp ứng nhu cầu cho công nhân, các khu tái định cư và các thiết chế phục vụ đời sống, văn hóa nhằm giải quyết nhu cầu tinh thần cho người lao động trong các KCN, CCN.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp trong khu, CCN; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về môi trường, kiên quyết xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Sở Công Thương
- Chủ trì phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các khu công nghiệp, các sở, ban ngành tỉnh, các đơn vị liên quan và các địa phương lập Phương án phát triển KCN, CCN trên địa bàn tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tích hợp vào quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch. Rà soát quy hoạch các CCN, điều chỉnh đưa ra khỏi quy hoạch những CCN có tính khả thi thấp, khó mời gọi đầu tư; đề xuất những CCN vị trí thuận lợi đưa vào phương án.
- Phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp, thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, địa phương trong thực hiện bổ sung các KCN mới vào phương án quy hoạch.
- Tham mưu UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn theo Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/05/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 11/6/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
- Tăng cường triển khai các đề án khuyến công, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ để hỗ trợ nhà đầu tư thứ cấp trong cụm công nghiệp.
- Có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện, tổng hợp chung và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch về Bộ Công Thương, UBND tỉnh theo định kỳ, đột xuất.
2. Ban Quản lý các khu công nghiệp
- Phối hợp Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban ngành tỉnh, các đơn vị liên quan và các địa phương lập Phương án phát triển KCN, CCN trên địa bàn tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tích hợp vào quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch.
- Tiếp tục rà soát, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp.
- Đôn đốc nhà đầu tư thứ cấp triển khai xây dựng trên phần diện tích đất công nghiệp đã thuê, nhanh chóng đưa các dự án đi vào hoạt động, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ban ngành tỉnh, các đơn vị liên quan, các địa phương thường xuyên kiểm tra, xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Phối hợp Sở Công Thương, Ban Quản lý các khu công nghiệp, các sở, ban ngành tỉnh, các đơn vị liên quan, các địa phương tham mưu tích hợp Phương án phát triển KCN, CCN trên địa bàn tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vào quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch.
- Tham mưu kế hoạch phân bố vốn đầu tư kết cấu hạ tầng đến các khu, cụm công nghiệp và xúc tiến đầu tư, kêu gọi các dự án đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Công Thương, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Sở Tài chính cân đối nguồn kinh phí hỗ trợ đầu tư phát triển khu, cụm công nghiệp hàng năm theo Nghị quyết số 97/2018/NQ-HĐND ngày 01/02/2018 của HĐND tỉnh, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định theo đúng quy định.
4. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp theo quy định tại Nghị quyết số 97/2018/NQ-HĐND ngày 01/02/2018 của HĐND tỉnh và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Tham gia giải quyết các chính sách ưu tiên, ưu đãi cho các doanh nghiệp trong hoạt động bảo vệ môi trường và các sản phẩm thân thiện với môi trường theo đúng quy định hiện hành.
- Tham mưu đẩy mạnh tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư khu cụm công nghiệp.
- Tham mưu giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan đến thu hồi, giao đất, cho thuê đất và thực hiện quy định môi trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về môi trường tại các khu cụm công nghiệp, xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long, Báo Vĩnh Long và các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền đến các ngành, các cấp và mọi tầng lớp nhân dân về Kế hoạch này.
Tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy phát triển hạ tầng số, chuyển đổi số trong các khu, cụm công nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh; ứng dụng thương mại điện tử…
Tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao nhận thức về chuyển đổi số. Triển khai các giải pháp hỗ trợ sử dụng các nền tảng số để chuyển đổi số, tham gia Chương trình tổ chức các sự kiện, hội thảo giới thiệu, quảng bá về các giải pháp, nền tảng xuất sắc hỗ trợ chuyển đổi số.
7. Sở Xây dựng
Chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư, các địa phương có trách nhiệm thẩm định quy hoạch chi tiết 1/500, 1/2000 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu, cụm công nghiệp có nhà đầu tư triển khai.
8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Tham mưu phối hợp triển khai, tăng cường công tác tư vấn, kết nối thông tin về việc làm, tuyển dụng lao động và đa dạng hóa hình thức đào tạo nghề, đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên môn kỹ thuật gắn nhu cầu của doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp.
9. Các sở, ban ngành, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố
Xây dựng kế hoạch cụ thể hóa các giải pháp và triển khai thực hiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của ngành, địa phương; rà soát bổ sung quy hoạch sử dụng đất của địa phương để phát triển khu, cụm công nghiệp theo phương án quy hoạch được duyệt.
Các địa phương tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp theo Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/05/2017 và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 11/6/2020 của Chính phủ.
Trong phạm vi của các sở, ban ngành, địa phương tăng cường công tác kêu gọi đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp. Phối hợp giải quyết dứt điểm các vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, tăng cường cải cách thủ tục hành chính và các biện pháp bảo vệ thi công công trình.
10. Công tác báo cáo
Các sở, ban ngành, địa phương, cơ quan nêu trên có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý, năm và đột xuất gửi về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị lãnh đạo các sở, ban ngành, cơ quan liên quan, các địa phương báo cáo về Sở Công Thương để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
TT |
Cụm công nghiệp |
Địa phương |
Quy mô quy hoạch (ha) |
Vốn đầu tư (tỷ đồng) |
Tên chủ đầu tư (nếu có) |
Dự kiến Ngành nghề |
Tiến độ triển khai |
1 |
CCN thành phố Vĩnh Long |
Khóm Mỹ Phú và Khóm Tân Bình, phường Tân Hội, thành phố Vĩnh Long |
50 |
500 |
Đang kêu gọi đầu tư |
Chế biến nông sản, thực phẩm; chế biến rau quả; sản xuất gạch không nung; sản xuất cơ khí; phân bón từ phụ phẩm nông nghiệp; dệt may-da giày... |
Có 02 nhà đầu tư gửi hồ sơ đăng ký đầu tư. Đang thực hiện lựa chọn nhà đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN theo quy định |
2 |
CCN Phú Long B |
Ấp Phú Long B, xã Phú Quới, huyện Long Hồ |
35 |
350 |
Đang kêu gọi đầu tư |
Các ngành công nghiệp chế biến thủy sản, thực phẩm; thức ăn chăn nuôi; dệt may-da giày… |
Chưa có nhà đầu tư đăng ký thực hiện |
3 |
CCN Phước Trường- Phước Thọ |
Ấp Phước Trường - Phước Thọ, xã Quới An, huyện Vũng Liêm |
48,7 |
487 |
Đang kêu gọi đầu tư |
Cụm công nghiệp chuyên ngành về lĩnh vực năng lượng |
Chưa có nhà đầu tư đăng ký thực hiện |
4 |
CCN Trung Nghĩa |
ấp Phú Tân và ấp Phú Ân, Xã Trung Nghĩa - huyện Vũng Liêm |
60 |
1.008 |
Công ty TNHH MTV Điện mặt trời VNECO Vĩnh Long |
Cụm công nghiệp chuyên ngành về lĩnh vực năng lượng |
Đã đi vào hoạt động năm 2020 |
5 |
CCN Thuận An |
Ấp Thuận Tiến, xã Thuận An, thị xã Bình Minh |
72,9 |
729 |
Đang kêu gọi đầu tư |
Chế biến nông, thủy sản; cơ khí sửa chữa, cơ khí chế tạo; dệt may-da giày; chế biến đồ gỗ gia dụng; sản xuất hàng tiêu dùng; sản xuất bao bì; VLXD; lắp ráp điện-điện tử... |
Có 01 nhà đầu tư gửi hồ sơ đăng ký đầu tư. Đang thực hiện lựa chọn nhà đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN theo quy định |
6 |
CCN Phú An |
Ấp Phú An, xã Phú Thịnh, huyện Tam Bình |
64 |
640 |
Đang kêu gọi đầu tư |
Công nghiệp-TTCN hỗ trợ cho ngành nông nghiệp (máy sấy nông nghiệp, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, cơ khí nông nghiệp) và tập trung các ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; đóng mới và sửa chữa tàu thuyền; may mặc; sản phẩm TTCN... |
Có 01 nhà đầu tư gửi hồ sơ đăng ký đầu tư. Đang thực hiện lựa chọn nhà đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN theo quy định |
7 |
CCN Song Phú |
Ấp Phú Lợi, xã Song Phú, huyện Tam Bình |
52 |
520 |
Đang kêu gọi đầu tư |
Cụm công nghiệp Chế biến thực phẩm |
Có 01 nhà đầu tư gửi hồ sơ đăng ký đầu tư. Đang thực hiện lựa chọn nhà đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN theo quy định |
8 |
CCN Vĩnh Thành |
Ấp Vĩnh Thành, xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn |
60 |
600 |
Đang kêu gọi đầu tư |
Cụm công nghiệp chuyên ngành về lĩnh vực năng lượng |
Chưa có nhà đầu tư đăng ký thực hiện |
9 |
CCN Mỹ Lợi |
Ấp Mỹ Lợi, xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn |
50 |
500 |
Đang kêu gọi đầu tư |
Cụm công nghiệp chuyên ngành về lĩnh vực năng lượng |
Có 01 nhà đầu tư đang liên hệ thực hiện đầu tư nhưng chưa gửi hồ sơ |
10 |
CCN Tân Quới |
Ấp Tân Hòa, xã Tân Quới, huyện Bình Tân |
26,74 |
267,4 |
Đang kêu gọi đầu tư |
Cơ khí sửa chữa, lắp ráp máy nông nghiệp và phương tiện vận tải, dệt may, bao bì, linh kiện điện tử, sản xuất thiết bị điện-điện tử; công nghiệp dược, mỹ phẩm và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. |
Có 01 nhà đầu tư đang tích cực triển khai dự án Đóng tàu và đã liên hệ thực hiện đầu tư nhưng chưa gửi hồ sơ |
11 |
CCN Tân Bình |
Ấp Tân Hiệp, xã Tân Bình, huyện Bình Tân |
40,72 |
407,2 |
Đang kêu gọi đầu tư |
Cơ khí sửa chữa, lắp ráp máy nông nghiệp và phương tiện vận tải, dệt may, bao bì, linh kiện điện tử, sản xuất thiết bị điện-điện tử; công nghiệp dược, mỹ phẩm và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. |
Có 01 nhà đầu tư đã liên hệ thực hiện đầu tư nhưng chưa gửi hồ sơ |
12 |
CCN Phú Long A |
Ấp Phú Long A, xã Phú Quới, huyện Long Hồ |
35 |
350 |
Đang kêu gọi đầu tư |
Các ngành công nghiệp chế biến thủy sản, thực phẩm; thức ăn chăn nuôi; dệt may-da giày… |
Chưa có nhà đầu tư đăng ký thực hiện |
13 |
CCN Ấp Ba |
Ấp Ba, xã Chánh Hội, huyện Mang Thít (Nay là Khóm 4, Thị trấn Cái Nhum, huyện Mang Thít) |
21,66 |
216,6 |
Đang kêu gọi đầu tư |
Các ngành chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống; chế biến thức ăn thủy sản; chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ; sản phẩm VLXD không nung;... |
Chưa có nhà đầu tư đăng ký thực hiện |
14 |
CCN Ấp Nhất B |
Ấp Nhất B, xã Chánh Hội, huyện Mang Thít (Nay là Khóm 2, Thị trấn Cái Nhum, huyện Mang Thít) |
24,37 |
243,7 |
Đang kêu gọi đầu tư |
Các ngành chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống; chế biến thức ăn thủy sản; chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ; sản phẩm VLXD không nung;... |
Chưa có nhà đầu tư đăng ký thực hiện |
Tổng cộng |
641,08 |
6.818,9 |
|
|
|