Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 383/QĐ-HĐTV năm 2017 về phê duyệt Đề án xây dựng và công bố Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính

Số hiệu 383/QĐ-HĐTV
Ngày ban hành 07/06/2017
Ngày có hiệu lực 07/06/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính
Người ký Mai Tiến Dũng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Tài chính nhà nước

HỘI ĐỒNG TƯ VẤN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 383/-HĐTV

Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG VÀ CÔNG BỐ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ TUÂN THỦ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA HỘI ĐỒNG TƯ VẤN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TƯ VẤN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 150/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 415/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Xây dựng và công bố Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính.

Điều 2. Kinh phí triển khai thực hiện Đề án do Ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của Văn phòng Chính phủ cấp cho Cục Kiểm soát thủ tục hành chính và nguồn hỗ trợ hợp pháp khác theo quy định pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Các thành viên Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các cơ quan: Bảo hiểm xã hội Việt Nam,
Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- VPCP: BTCN, Trợ lý, Thư ký TTgCP, các Vụ: CN, ĐMDN, NN,
KGVX, KTTH, PL, KHTC, Cục QT;
- Lưu: VT, HĐTV (3).Th
o

CHỦ TỊCH




BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
Mai Tiến Dũng

 

ĐỀ ÁN

XÂY DỰNG VÀ CÔNG BỐ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ TUÂN THỦ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA HỘI ĐỒNG TƯ VẤN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 383/QĐ-HĐTV ngày 07 tháng 6 năm 2017 của Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính)

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Bối cảnh chung và sự cần thiết xây dựng Đề án

Từ năm 2007, việc triển khai Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước theo Quyết định số 30/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã đánh dấu sự ra đời của một bộ công cụ để xem xét, đánh giá, kiểm soát chất lượng quy định thủ tục hành chính (TTHC) theo các tiêu chí sự cần thiết, tính hợp lý, tính hp pháp và tính hiệu quả. Bộ công cụ này dùng đ tính toán chi phí của người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC từ đó, kiến nghị để cắt giảm chi phí tuân thủ TTHC.

Cùng với việc đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), việc đánh giá tác động của TTHC tại các cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo VBQPPL đã phát huy tính ưu việt của bộ công cụ đánh giá tác động TTHC. Để áp dụng thống nhất bộ công cụ này, năm 2014, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 07/2014/TT-BTP hướng dẫn đánh giá tác động của TTHC và rà soát, đánh giá TTHC. Đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động kiểm soát chất lượng quy định và thực hiện TTHC. Trong thời gian vừa qua, công cụ đo lường chi phí tuân thủ TTHC đã được các bộ, ngành, địa phương sử dụng nhằm định lượng các chi phí tuân thủ, làm cơ sở cho việc thúc đy các cải cách cũng như đo lường kết quả đạt được trong các nỗ lực chung về cải cách TTHC tại trung ương và địa phương. Kết quả cho thấy, từ năm 2011-2016, các Bộ, ngành, địa phương đã thực hiện đánh giá tác động 8.235 TTHC quy định tại 1.941 dự án, dự thảo VBQPPL, giúp phát hiện những bất cập trong nội dung quy định về TTHC, kiểm soát TTHC ngay từ khâu dự thảo.

Tuy nhiên, việc đánh giá tác động mới được thực hiện tại các cơ quan nhà nước được giao chủ trì soạn thảo VBQPPL có quy định TTHC mà chưa có việc đánh giá độc lập từ phía tổ chức, doanh nghiệp hoặc người dân. Do vậy, cần phải sử dụng bộ công cụ đánh giá tác động của chính cơ quan nhà nước để đo lường việc thực hiện TTHC mà cơ quan đó ban hành khi áp dụng trên thực tế. Tại một số quốc gia trên thế giới1, việc đánh giá tác động TTHC và tính toán chi phí tuân thủ theo mô hình chi phí chuẩn (Standard Cost Model - SCM) đã chứng minh lợi ích của mô hình này ở rất nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang phát triển tương tự như Việt Nam. Điểm nổi bật của mô hình SCM là định danh và định lượng những chi phí của người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC, từ đó, giúp loại bỏ những chi phí không cần thiết, giảm nhẹ gánh nặng thực thi cho cá nhân, tổ chức.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng tư vấn cải cách TTHC (sau đây gọi tắt là Hội đồng) đã nghiên cứu, xây dựng tiêu chí đánh giá chi phí tuân thủ TTHC để định lượng chi phí tuân thủ TTHC đối với các nhóm TTHC liên quan đến chỉ số cải thiện môi trường kinh doanh và chỉ s năng lực cạnh tranh quốc gia để thúc đẩy việc thực hiện cải cách TTHC tại các bộ, ngành, địa phương. Các TTHC này liên quan trực tiếp tới nhiều bộ, ngành và là các TTHC có ý nghĩa quan trọng nhất đối với quá trình từ thành lập, hoạt động đến chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp. Đây cũng là các TTHC có đối tượng tuân thủ lớn, tần suất thực hiện cao, có nhiều ý kiến phản ánh, kiến nghị và có mức chi phí tuân thủ cao. Theo đó, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và các thành viên của Hội đồng sử dụng công cụ đo lường này đ đánh giá việc cải cách các TTHC trên các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội và các thành viên của Hội đồng sẽ giúp phản ánh một cách đầy đủ hơn việc thực thi cơ chế, chính sách, TTHC từ thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả này là cơ sở để đánh giá tính hp lý của quy định pháp luật và thực tiễn thi hành, việc thực hiện giữa các địa phương, đây cũng là kết quả để Hội đồng tham vấn cho Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong quá trình thực hiện cải cách TTHC.

So với các bộ chỉ số: Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Cải cách hành chính (PAR INDEX) và Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ TTHC cho thấy: các bộ chỉ số PAPI, PCI, PAR INDEX đều có điểm chung là sử dụng phương pháp lấy ý kiến khảo sát về cảm nhận của người dân, doanh nghiệp trong một số lĩnh vực cụ thể, kết hợp với một số dữ liệu có sẵn để xây dựng điểm số. Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ TTHC dự kiến xây dựng sẽ kết hợp phương pháp tính chi phí tuân thủ TTHC theo quy định tại Thông tư 07/2014/TT-BTP và việc khảo sát về cảm nhận của đối tượng thực hiện TTHC (phương pháp thu thập dữ liệu đầu vào thông qua thực tế việc thực hiện TTHC từ góc độ của cộng đồng doanh nghiệp).

Xét về phạm vi, việc triển khai thực hiện, Đề án sẽ bao quát các TTHC của nhiều bộ, ngành và việc thực hiện các TTHC này tại 63 địa phương. Tuy chỉ chiếm số lượng ít nhưng các TTHC được lựa chọn này sẽ chiếm tỷ lệ lớn về đối tượng tuân thủ, về tần suất thực hiện và về tầm quan trọng đối với cộng đồng doanh nghiệp. Phương pháp sử dụng “rổ” các TTHC đảm bảo tính khoa học, phù hợp với cách làm của việc xây dựng các chỉ số, tương tự như cách thức xây dựng các chỉ số mà một số ngành khác đã làm như tài chính (đối với chỉ số thị trường chứng khoán), ngân hàng (lạm phát) ...

Trong quá trình triển khai, Đề án sẽ được thực hiện một cách tập trung, chỉ lựa chọn những chỉ số thành phần có ý nghĩa nhất cho quá trình cải cách, sát thực nhất với thực tiễn, đồng thời sử dụng các nguồn lực sẵn có như hệ thống các hiệp hội doanh nghiệp, các thành viên của Hội đồng, các tổ chức chính trị - xã hội. Do vậy, quy mô và phạm vi thực hiện sẽ được tập trung và phù hợp với khả năng về nguồn lực để triển khai thực hiện.

Việc xây dựng, sử dụng báo cáo và chỉ số đánh giá sẽ hỗ trợ cho việc thực hiện các Nghị quyết 19 và Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Điều này cũng sẽ đóng góp trực tiếp cho việc cải thiện môi trường kinh doanh, cải thiện vị trí xếp hạng của Việt Nam trong bảng xếp hạng Môi trường kinh doanh của WB và trong bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh quốc gia của WEF và cho mục tiêu phấn đấu đưa môi trường kinh doanh của Việt Nam vào nhóm 4 nước đứng đầu của ASEAN.

2. Cơ sở pháp lý

- Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

[...]