Quyết định 38/2011/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý giá trên địa bàn tỉnh Gia Lai do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
Số hiệu | 38/2011/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 26/12/2011 |
Ngày có hiệu lực | 05/01/2012 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Gia Lai |
Người ký | Phạm Thế Dũng |
Lĩnh vực | Thương mại |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/2011/QĐ-UBND |
Gia Lai, ngày 26 tháng 12 năm 2011 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Giá số 40/2002/PLUBTVQH10 ngày 26/4/2002 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội;
Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá; Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất; Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Nghị định số 45/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ về lệ phí trước bạ; Quyết định số 116/2009/QĐ-TTg ngày 29/9/2009 của thủ Tướng Chính phủ về việc bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá;
Căn cứ Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ; Thông tư số 122/2010/TT-BTC ngày 12/8/2010 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 93/2011/TT-BTC ngày 29/6/2011 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính; Thông tư số 94/2011/TT-BTC ngày 29/6/2011 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 120/2005/TT-BTC ngày 30/12/2005 của Bộ Tài chính; Thông tư số 124/2011/TT-BTC ngày 31/8/2011 của Bộ Tài chính;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 2474/TTr-TC/CS-VG ngày 15 tháng 11 năm 2011 về việc đề nghị ban hành Quy định về phân cấp quản lý giá trên địa bàn tỉnh Gia Lai,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phân cấp quản lý giá trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh và cá nhân trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ VIỆC PHÂN CẤP QUẢN LÝ GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA
LAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 38/2011/QĐ-UBND ngày 26/12/2011 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Gia Lai)
2. Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giá tại địa phương.
3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh thực hiện việc điều hành và quản lý Nhà nước về giá theo quy định tại Pháp lệnh Giá của Ủy ban thường vụ Quốc Hội và phân cấp quản lý về giá của Ủy ban nhân dân tỉnh.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/2011/QĐ-UBND |
Gia Lai, ngày 26 tháng 12 năm 2011 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Giá số 40/2002/PLUBTVQH10 ngày 26/4/2002 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội;
Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá; Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất; Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Nghị định số 45/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ về lệ phí trước bạ; Quyết định số 116/2009/QĐ-TTg ngày 29/9/2009 của thủ Tướng Chính phủ về việc bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá;
Căn cứ Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ; Thông tư số 122/2010/TT-BTC ngày 12/8/2010 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 93/2011/TT-BTC ngày 29/6/2011 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính; Thông tư số 94/2011/TT-BTC ngày 29/6/2011 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 120/2005/TT-BTC ngày 30/12/2005 của Bộ Tài chính; Thông tư số 124/2011/TT-BTC ngày 31/8/2011 của Bộ Tài chính;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 2474/TTr-TC/CS-VG ngày 15 tháng 11 năm 2011 về việc đề nghị ban hành Quy định về phân cấp quản lý giá trên địa bàn tỉnh Gia Lai,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phân cấp quản lý giá trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh và cá nhân trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ VIỆC PHÂN CẤP QUẢN LÝ GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA
LAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 38/2011/QĐ-UBND ngày 26/12/2011 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Gia Lai)
2. Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giá tại địa phương.
3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh thực hiện việc điều hành và quản lý Nhà nước về giá theo quy định tại Pháp lệnh Giá của Ủy ban thường vụ Quốc Hội và phân cấp quản lý về giá của Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh tại tỉnh Gia Lai đều phải thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Giá của Ủy ban thường vụ Quốc Hội và Quy định này (trừ các trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định về giá đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam khác với quy định tại Quy định này thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó).
Các nội dung không nêu tại Quy định này thì thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
Các ngành, các cấp, các tổ chức và cá nhân không được tự ý quy định hoặc thay đổi việc điều hành và quản lý về giá, trừ trường hợp cụ thể được Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền tại chương II của Quy định này.
Mục 1. QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ tình hình thực tế từng thời điểm tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ và điều kiện áp dụng các biện pháp bình ổn giá ngoài danh mục quy định của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (tại Khoản 2, Điều 1, Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09/6/2008 của Chính phủ; Quyết định số 116/2009/QĐ-TTg ngày 29/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ).
1. Giá các loại đất ban hành hàng năm theo khung giá của Chính phủ quy định (sau khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh). Bảng giá đất điều chỉnh khi có sự thay đổi về điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thay đổi mục đích sử dụng đất, loại đô thị, loại đường phố và vị trí đất sau khi có ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;
2. Giá cước vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt do Nhà nước tổ chức đấu thầu cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách trong đô thị, khu công nghiệp;
3. Giá một số loại báo do Báo Gia Lai phát hành, được Nhà nước hỗ trợ kinh phí xuất bản;
4. Giá đất theo giá thị trường để giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất. Giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất. Hệ số điều chỉnh giá đất (tỷ lệ %) để xác định giá đất, tính đơn giá thuê đất;
5. Giá cho thuê đất, mặt nước;
6. Giá rừng, giá cho thuê các loại rừng;
7. Giá thu tiền cây đứng, khung giá sàn bán gỗ rừng tự nhiên và rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước;
8. Giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho các đối tượng tái định cư, đối tượng chính sách; giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước để làm việc hoặc sử dụng vào các mục đích khác; giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội; giá cho thuê nhà ở công vụ;
9. Giá bán lẻ điện sinh hoạt tại khu vực nông thôn mà việc đầu tư và hoạt động điện lực không có hiệu quả kinh tế nhưng không được cao hơn biểu giá bán lẻ điện do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
10. Mức trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa thuộc danh mục được trợ giá, trợ cước vận chuyển chi từ ngân sách địa phương và Trung ương; mức giá hoặc khung giá bán lẻ hàng hóa được trợ giá, trợ cước vận chuyển; giá cước vận chuyển cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thuộc danh mục được trợ giá phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa;
11. Giá nước sạch dùng trong sinh hoạt tại đô thị và khu vực nông thôn;
12. Giá sản phẩm, dịch vụ công ích được sản xuất theo đặt hàng, giao kế hoạch; giá hàng hóa, dịch vụ được sản xuất theo đặt hàng của Nhà nước thuộc ngân sách địa phương thực hiện theo phương thức lựa chọn nhà thầu, chỉ định thầu, tự thực hiện, theo quy định của Luật Đấu thầu và không qua hình thức đấu giá;
13. Đơn giá chuẩn các loại tài sản trên đất áp dụng trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước có liên quan trên địa bàn tỉnh;
14. Giá lúa để làm căn cứ thu thuế sử dụng đất nông nghiệp;
15. Giá trị tài sản của doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh quản lý khi thực hiện sắp xếp chuyển đổi theo quy định của pháp luật;
16. Mức giá cụ thể đối với dịch vụ xe ra, vào bến xe ô tô;
17. Giá tính thu lệ phí trước bạ đối với tài sản là: Nhà và các loại tài sản khác theo quy định;
18. Ngoài các danh mục nêu trên, Uỷ ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền quyết định các loại giá hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ theo phân cấp của Chính phủ.
1. Chỉ đạo các cơ quan chức năng ở địa phương kiểm soát các yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Uỷ ban nhân dân tỉnh; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh; các biện pháp chống bán phá giá, kiểm soát giá độc quyền trên địa bàn tỉnh;
2. Chỉ đạo việc kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về giá theo quy định của Chính phủ.
Mục 2. QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
1. Các biện pháp theo thẩm quyền để điều hòa cung cầu hàng hóa, dịch vụ;
2. Các biện pháp tài chính, tiền tệ theo quy định của pháp luật;
3. Đăng ký giá, kê khai giá;
4. Công khai thông tin về giá:
a/ Phạm vi công khai thông tin về giá:
- Các chủ trương, chính sách, biện pháp quản lý giá của nhà nước;
- Các quyết định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Các mức giá do doanh nghiệp quyết định và các thông tin kinh tế - kỹ thuật liên quan đến hàng hóa, dịch vụ.
b/ Các hình thức công khai:
- Họp báo;
- Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Niêm yết giá theo quy định;
- Các hình thức khác;
- Đối với hàng hóa, dịch vụ thực hiện khuyến mại giảm giá thực hiện theo quy định của Luật thương mại.
5. Các biện pháp về kinh tế, hành chính khác theo thẩm quyền bao gồm:
a/ Quyết định đình chỉ thực hiện mức giá hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đã quyết định không hợp lý so với các quy định hiện hành và yêu cầu thực hiện mức giá cũ liền kề trước khi có biến động bất thường;
b/ Phạt cảnh cáo, phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá và các quy định của pháp luật có liên quan; thu phần chênh lệch giá do các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tăng giá bất hợp lý vào ngân sách nhà nước;
c/ Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được cấp có thời hạn hoặc không có thời hạn theo quy định của pháp luật;
d/ Quyết định tổ chức các đoàn kiểm tra, kiểm soát các yếu tố hình thành giá; kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý giá, kiểm tra việc niêm yết giá và bán hàng hóa, dịch vụ theo đúng giá do cơ quan có thẩm quyền quy định, theo giá đăng ký, giá kê khai và giá niêm yết; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá theo quy định của pháp luật;
đ/ Quyết định biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giảm giá thành sản phẩm; các biện pháp kinh tế, kỹ thuật hỗ trợ sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
6. Giá khởi điểm đối với tài sản là trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất bao gồm cả quyền sử dụng đất để bán đấu giá tài sản nhà nước;
7. Giá bán đối với tài sản là trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất bao gồm cả quyền sử dụng đất.
Mục 3. QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA SỞ TÀI CHÍNH
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành tỷ lệ phần trăm (%) đơn giá thuê đất trên địa bàn tỉnh, hệ số điều chỉnh giá đất;
2. Chủ trì thuê thẩm định giá và phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế và các cơ quan có liên quan thẩm định và xác định giá đất theo giá thị trường trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định để đấu giá quyền sử dụng đất, tính thu tiền sử dụng đất, tính tiền thuê đất theo quy định;
3. Chủ trì thuê thẩm định giá và phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế và cơ quan có liên quan xác định giá đất tính thu tiền sử dụng đất giao cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân khi giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường mà phải xác định lại cho phù hợp.
- Đối với lô đất có giá trị (tính theo bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành) từ 05 tỷ đồng trở lên thì Sở Tài chính thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá đất; trên cơ sở giá đất do tổ chức thẩm định giá xác định, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế và cơ quan có liên quan thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giá đất tính thu tiền sử dụng đất cho từng trường hợp cụ thể;
- Đối với lô đất có giá trị nhỏ (tính theo bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành) dưới 05 tỷ đồng, Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế và cơ quan có liên quan xác định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giá đất tính thu tiền sử dụng đất cho từng trường hợp cụ thể.
4. Chủ trì, phối hợp với sở Xây dựng, Cục Thuế xây dựng giá tính lệ phí trước bạ nhà, đối với từng cấp nhà, hạng nhà và tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà cho phù hợp với tình hình thực tế;
5. Chủ trì, phối hợp với Cục Thuế xây dựng giá tính lệ phí trước bạ áp dụng đối với các loại tài sản khác thuộc diện chịu lệ phí trước bạ;
6. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và Cục Thuế xây dựng giá tính thuế tài nguyên áp dụng đối với các loại tài nguyên thiên nhiên.
1. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định phương án giá đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 4, Điều 5 Quy định này, trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định;
2. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm soát các yếu tố hình thành giá theo quy định đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá, bình ổn giá của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và của Ủy ban nhân dân tỉnh;
3. Chủ trì tổ chức hiệp thương giá đối với hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng trong phạm vi địa phương, đáp ứng các điều kiện sau:
a) Hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục do Nhà nước định giá;
b) Hàng hóa, dịch vụ quan trọng được sản xuất, cung ứng trong điều kiện đặc thù, có tính chất độc quyền mua, độc quyền bán và các bên mua, bán phụ thuộc lẫn nhau không thể thay thế được, thị trường cạnh tranh hạn chế;
c) Theo đề nghị của một trong hai bên mua, bán khi các bên này không thỏa thuận được giá mua, giá bán để ký hợp đồng;
d) Theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phải thực hiện hiệp thương giá.
1. Giá tăng cao hơn so với mức tăng giá của các yếu tố “đầu vào”, hoặc cao hơn so với giá vốn hàng nhập khẩu do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tính toán từ các yếu tố hình thành giá (chi phí sản xuất, giá thành, chi phí lưu thông, lợi nhuận, v.v.) không đúng với các chế độ chính sách, định mức kinh tế - kỹ thuật và quy chế tính giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Giá giảm thấp hơn không hợp lý so với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được tính toán theo các chế độ chính sách, định mức kinh tế - kỹ thuật và quy chế tính giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Giá tăng hoặc giảm không có căn cứ, trong khi các yếu tố hình thành giá không có biến động trong các trường hợp xảy ra thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, địch họa, khủng hoảng kinh tế - tài chính, mất cân đối cung - cầu tạm thời hoặc do các tin đồn thất thiệt không có căn cứ về việc tăng giá hoặc giảm giá.
4. Giá tăng hoặc giảm không hợp lý do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lạm dụng vị thế độc quyền, thống lĩnh thị trường, liên kết độc quyền về giá theo quy định của Luật Cạnh tranh và pháp luật có liên quan.
1. Chủ trì tiếp nhận đăng ký giá, kê khai giá hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo quy định;
2. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện niêm yết giá, bán hàng hóa và dịch vụ theo giá niêm yết; việc đăng ký giá, kê khai giá, công khai thông tin về giá đối với loại hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải đăng ký giá, kê khai giá (theo thẩm quyền) trên địa bàn tỉnh; phát hiện và xử lý kịp thời đối với các hành vi vi phạm theo quy định của Pháp lệnh Giá và các quy định của pháp luật có liên quan; kiểm tra việc chấp hành các biện pháp bình ổn giá;
3. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật hiện hành đối với các hiện tượng độc quyền, liên minh độc quyền, cạnh tranh không đúng pháp luật về giá, lợi dụng chủ trương điều hành giá của Nhà nước, lợi dụng sự biến động của thị trường, tình hình thiên tai, dịch bệnh để tăng giá, ép giá bất hợp lý;
4. Kịp thời báo cáo Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định và công bố áp dụng trên địa bàn tỉnh;
5. Hướng dẫn nghiệp vụ giá cho các ngành, các cấp, các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
1. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan có liên quan định giá tài sản, hàng hóa theo yêu cầu của các cơ quan Nhà nước liên quan đến việc giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế trên địa bàn tỉnh theo quy định;
2. Chủ trì định giá trị tài sản, hàng hóa của các tổ chức viện trợ cho tỉnh chưa được xác định giá;
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xem xét, xác định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giá khởi điểm để bán đấu giá; hoặc quyết định giá bán để bán chỉ định đối với tài sản là trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất bao gồm cả quyền sử dụng đất;
4. Chủ trì, phối hợp với Cục Thuế, Sở Tài nguyên và Môi trường tham khảo giá tài nguyên bán ra trên thị trường địa phương có tài nguyên khai thác và giá bán tài nguyên trên thị trường của địa phương lân cận, xây dựng giá tính thuế tài nguyên trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định;
5. Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng giá bán gỗ tại bãi giao; giá bán cây đứng gỗ rừng tự nhiên, gỗ rừng trồng; giá khởi điểm để bán đấu giá gỗ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định;
6. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra việc chấp hành giá; kiểm soát chi phí sản xuất, lưu thông; kiểm soát các yếu tố hình thành giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục kiểm soát các yếu tố hình thành giá theo quy định của pháp luật hoặc văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khi giá tài sản hàng hóa, dịch vụ trên thị trường biến động bất thường.
Mục 4. QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH CẤP TỈNH
Điều 16. Quyền hạn và trách nhiệm cụ thể của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh:
1. Sở Công thương:
a) Hướng dẫn các đơn vị có liên quan xây dựng đề án tính giá bán lẻ điện, xây dựng giá bán lẻ điện đối với nguồn điện của các đơn vị sản xuất, phân phối do địa phương quản lý không thuộc mạng lưới điện Quốc gia, những khu công nghiệp có nguồn phát điện độc lập để thẩm tra, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt sau khi có ý kiến thẩm tra bằng văn bản của Cục Điều tiết điện lực;
b) Tổ chức kiểm tra, giám sát các đơn vị bán lẻ điện thuộc địa bàn quản lý trong việc thực hiện giá bán điện theo quy định;
c) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá và chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện đối với giá hàng hóa, dịch vụ do các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh: Xăng, dầu, khí hóa lỏng, đường ăn, gạo, giấy,… phải đăng ký theo quy định;
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện việc kiểm tra các tổ chức, cá nhân thực hiện quy định về quản lý giá, đầu cơ hàng hóa, găm hàng, tăng giá quá mức; tổ chức kiểm tra việc chấp hành quy định niêm yết giá, bán theo giá niêm yết.
2. Sở Giao thông vận tải:
a) Hướng dẫn các đơn vị vận chuyển hành khách bằng xe buýt trong đô thị, khu công nghiệp do Nhà nước tổ chức đấu thầu hoặc đặt hàng cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách lập phương án giá trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, sau khi có ý kiến của các cơ quan liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính;
b) Thực hiện và chịu trách nhiệm về quản lý giá cước vận tải đường bộ và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; hướng dẫn các bến xe xây dựng giá dịch vụ ra vào bến trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài chính;
c) Phối hợp với các cơ quan đăng ký kinh doanh tại địa phương cập nhật danh sách các đơn vị kinh doanh dịch vụ, các đơn vị kinh doanh vận tải đã đăng ký kinh doanh có trụ sở (hoặc chi nhánh) đóng trên địa bàn địa phương; thông báo và gửi Sở Tài chính, Cục thuế, đơn vị liên quan danh sách cụ thể các đơn vị kinh doanh dịch vụ, kinh doanh vận tải đóng trên địa bàn địa phương thuộc đối tượng phải thực hiện kê khai giá theo quy định;
d) Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện kê khai giá cước vận chuyển bằng ôtô theo quy định của cấp có thẩm quyền;
đ) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá và chỉ đạo kiểm tra giám sát việc tổ chức thực hiện đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải theo quy định.
3. Sở Thông tin và Truyền thông:
Chỉ đạo kiểm tra giám sát việc tổ chức thực hiện đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ bưu chính, viễn thông theo quy định.
4. Sở Xây dựng:
a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan công bố giá nhân công, giá ca máy, chỉ số giá xây dựng và thiết bị thi công phổ biến theo phương pháp do Bộ Xây dựng hướng dẫn để làm cơ sở tham khảo cho việc lập đơn giá xây dựng công trình trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản;
b) Căn cứ giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, giá bán hoặc cho thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho các đối tượng tái định cư; đối tượng chính sách để làm văn phòng hoặc kinh doanh; giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội; giá cho thuê nhà ở công vụ theo khung giá do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định và Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn, Sở Xây dựng lập phương án giá trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giá bán, giá cho thuê nhà ở cụ thể, sau khi có ý kiến thống nhất của các cơ quan có liên quan và Sở Tài chính;
c) Chủ trì lập và tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đơn giá chuẩn nhà cửa và công trình kiến trúc để: Tính bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất sau khi có ý kiến thống nhất của các cơ quan liên quan và Sở Tài chính;
d) Căn cứ khung giá nước sạch sinh hoạt do Bộ Tài chính quy định; quy chế tính giá do Nhà nước ban hành; nguyên tắc, phương pháp xác định giá nước sạch theo quy định, các đơn vị cấp nước sạch xây dựng phương án giá nước sạch báo cáo Sở Xây dựng để Sở Xây dựng có văn bản gởi Sở Tài chính thẩm định trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định và phê duyệt;
đ) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá và chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực ngành nghề xây dựng theo quy định hiện hành;
e) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính công bố giá vật liệu xây dựng để các đơn vị tham khảo lập dự toán công trình theo quy định;
f) Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng giá tính lệ phí trước bạ nhà theo quy định.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Căn cứ các nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất do Chính phủ quy định, hướng dẫn của Bộ, ngành có liên quan, chủ trì phối hợp cùng các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố lập phương án giá các loại đất hàng năm trên địa bàn tỉnh, gửi Sở Tài chính thẩm định, đề xuất trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn và ban hành theo quy định của Luật Đất đai;
b) Chủ trì phối hợp các Sở, ngành, địa phương liên quan xây dựng bảng giá đất điều chỉnh khi có sự thay đổi về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thay đổi mục đích sử dụng đất, loại đô thị, loại đường phố và vị trí đất, gửi Sở Tài chính thẩm định trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.
6. Sở Y tế:
a) Hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực hiện đăng ký giá, kê khai giá thuốc phòng, chữa bệnh cho người theo quy định hiện hành;
b) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá và chỉ đạo kiểm tra giám sát việc tổ chức thực hiện đối với mặt hàng sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh;
c) Xây dựng, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt giá gói thầu thuốc phòng và chữa bệnh cho người;
d) Phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra việc chấp hành quy định niêm yết giá và bán theo giá niêm yết đối với các mặt hàng thuốc phòng và chữa bệnh cho người, vật tư thiết bị y tế của các doanh nghiệp theo quy định.
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Căn cứ các nguyên tắc, phương pháp xác định giá rừng do Chính phủ quy định, hướng dẫn của bộ, ngành có liên quan, chủ trì phối hợp cùng các sở, ngành và các đơn vị có chức năng lập phương án giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh khi cần thiết phải thuê các tổ chức có chức năng thẩm định giá rừng thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với sở Tài chính và các Sở, ngành liên quan thẩm định lại để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn và công bố theo quy định;
b) Căn cứ khung giá nước sạch sinh hoạt nông thôn do Bộ Tài chính quy định; quy chế tính giá do Nhà nước ban hành; nguyên tắc, phương pháp xác định giá nước sạch theo quy định, đơn vị cấp nước sạch sinh hoạt nông thôn xây dựng phương án giá nước sạch báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản gửi Sở Tài chính thẩm định trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định;
c) Phối hợp với Sở Tài chính tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá và chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng cây, con, giống các loại; thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thức ăn thủy sản; thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; vật tư và phân bón,… trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh theo quy định.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá và chỉ đạo kiểm tra giám sát việc tổ chức thực hiện đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng sách giáo khoa, thiết bị dạy và học trên địa bàn tỉnh theo quy định.
9. Cục Thuế tỉnh:
a/ Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng để xây dựng phương án tính lệ phí trước bạ nhà và các loại tài sản thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ. Có trách nhiệm phát hiện kịp thời tài sản đăng ký nộp lệ phí trước bạ nhưng chưa được quy định trong bảng giá tính lệ phí trước bạ của địa phương hoặc giá quy định trong bảng giá chưa phù hợp với thực tế thì phải có ý kiến đề xuất kịp thời gửi Sở Tài chính để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung, sửa đổi cho phù hợp;
b/ Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường để xây dựng bảng giá tính thuế tài nguyên. Có trách nhiệm tổng hợp danh mục và giá tính thuế tài nguyên khi có sự phát sinh về danh mục tính thuế tài nguyên nhưng chưa được quy định trong bảng giá tính thuế tài nguyên hoặc giá tính thuế tài nguyên có sự thay đổi so với giá đã quy định thì phải có ý kiến đề xuất kịp thời gửi Sở Tài chính để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.
10. Ngoài ra, khi cần thiết Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ giao thêm nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành thực hiện các biện pháp bình ổn giá, đăng ký giá, kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá, đăng ký giá, kê khai giá.
Điều 17. Mối quan hệ giữa các cơ quan trong đăng ký giá, kê khai giá:
1. Đối với doanh nghiệp: Hồ sơ đăng ký giá, kê khai giá hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp có trách nhiệm lập thành 03 bộ: 01 bộ lưu tại đơn vị, 01 bộ gửi Sở Tài chính, 01 bộ gửi sở quản lý chuyên ngành;
2. Sở Tài chính: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá, kê khai giá do doanh nghiệp gửi;
3. Sở quản lý chuyên ngành: Đồng tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá, kê khai giá do doanh nghiệp gửi;
4. Mối quan hệ giữa Sở Tài chính và Sở quản lý chuyên ngành đồng tiếp nhận hồ sơ:
- Sở Tài chính và Sở quản lý chuyên ngành đồng tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá, kê khai giá. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quản lý giá tại Quyết định này, Sở quản lý chuyên ngành có trách nhiệm phúc đáp cho doanh nghiệp trong thời hạn giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật, đồng gửi Sở Tài chính và các Sở, ngành liên quan phối hợp theo dõi kiểm tra;
- Trường hợp phát hiện có nội dung chưa rõ, cần trao đổi thêm, thì Sở quản lý chuyên ngành phối hợp với Sở Tài chính trao đổi thống nhất nội dung trước khi có văn bản gửi doanh nghiệp.
Mục 5. QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
1. Chỉ đạo việc thực hiện niêm yết giá, hiệp thương giá tại các đơn vị trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố;
2. Tổ chức thu thập thông tin, báo cáo thị trường giá cả hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Tổ chức thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về giá theo phân cấp quy định của pháp luật.
1. Chỉ đạo thẩm định và quyết định giá tài sản, hàng hóa trong các vụ án hình sự, kinh tế, hành chính thuộc cấp huyện, thị xã, thành phố xử lý;
2. Quy định giá một số loại hàng hóa, dịch vụ để bình ổn giá, nhằm ổn định sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn theo ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
3. Chỉ đạo thẩm định và quyết định giá mua sắm tài sản cố định, công cụ, dụng cụ, vật tư, văn phòng phẩm, sửa chữa thường xuyên tài sản,… thuộc cấp huyện quản lý theo phân cấp về quản lý ngân sách Nhà nước và quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước tại địa phương;
4. Chỉ đạo thành lập Hội đồng định giá và quyết định giá bán, thanh lý, điều chuyển tài sản thuộc cấp huyện quản lý theo phân cấp về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước tại địa phương.
Mục 6. QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
1. Đôn đốc tổ chức thực hiện và kiểm tra xử lý vi phạm theo thẩm quyền việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, thực hiện văn minh thương mại tại các đơn vị trên địa bàn quản lý;
2. Phối hợp kiểm tra xử lý các hành vi gian lận thương mại vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá theo thẩm quyền quy định;
3. Tham gia phối hợp điều tra chi phí sản xuất, chi phí lưu thông, giá mua, giá bán sản phẩm hàng hóa thuộc diện bình ổn giá, trợ giá theo kế hoạch của cấp có thẩm quyền;
4. Tổ chức thu thập thông tin, báo cáo thị trường giá cả hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền;
5. Chỉ đạo theo dõi sự biến động giá các loại đất trên địa bàn xã, phường, thị trấn báo cáo đề xuất kịp thời theo quy định.
Mục 7. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN SẢN XUẤT, KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Điều 24. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có các quyền như sau:
1. Quyết định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ, trừ những hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục do Nhà nước định giá theo quy định của pháp luật;
2. Được quyền khiếu nại quyết định về giá của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của mình; khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về giá;
3. Yêu cầu tổ chức, cá nhân gây thiệt hại trong lĩnh vực giá phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
4. Các quyền khác trong lĩnh vực giá theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh có các nghĩa vụ, trách nhiệm sau đây:
1. Đối với các tổ chức sản xuất kinh doanh được Ủy ban nhân tỉnh giao nhiệm vụ cung ứng hàng chính sách được trợ cước, trợ giá và cấp không thu tiền trên địa bàn tỉnh, có trách nhiệm xây dựng phương án, gửi Sở Tài chính để Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thẩm định trước khi trình Ủy ban nhân tỉnh xem xét ban hành quyết định.
2. Không vi phạm các hành vi bị cấm vì gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng; lợi ích của Nhà nước và lợi ích của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh khác, bao gồm: Liên kết độc quyền về giá; bán phá giá hàng hóa dịch vụ; đầu cơ hàng hóa; găm hàng; tăng giá quá mức; đưa tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ; định giá lừa dối người tiêu dùng; tăng hoặc giảm giá giả tạo bằng cách thay đổi số lượng, chất lượng, địa điểm giao nhận hàng hóa; lợi dụng thiên tai, địch họa và các diễn biến bất thường khác để đầu cơ tăng giá bán, ép giá mua; các hành vi khác liên quan do pháp luật quy định;
3. Thực hiện niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ và bán theo giá niêm yết tại cửa hàng hoặc nơi giao dịch theo quy định của Pháp lệnh Giá.
4. Thực hiện đăng ký giá, hiệp thương giá, kê khai giá theo quy định của pháp luật;
5. Lập phương án giá hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá trình cơ quan có thẩm quyền quyết định và chấp hành đúng mức giá do cấp thẩm quyền quy định;
6. Cung cấp thông tin về giá và các quyết định giá hàng hóa, dịch vụ do đơn vị tự quyết định theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền quản lý Nhà nước về giá;
7. Chấp hành các biện pháp của Nhà nước nhằm bình ổn giá thị trường theo quy định của pháp luật;
8. Phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về giá của tổ chức hoặc cá nhân mình gây ra theo quy định của pháp luật;
9. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất giá các loại hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Sở Tài chính hướng dẫn giải quyết, trường hợp vượt thẩm quyền thì tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý, sửa đổi, bổ sung kịp thời.
Các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện quy định quản lý về giá trên địa bàn tỉnh được khen thưởng theo chế độ hiện hành.
Các hành vi vi phạm pháp luật về giá, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật./.