Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 38/2006/QĐ-UBND về Chương trình phát triển Du lịch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2006-2010

Số hiệu 38/2006/QĐ-UBND
Ngày ban hành 01/09/2006
Ngày có hiệu lực 11/09/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Phạm Thị Bích Lựa
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 38/2006/QĐ-UBND

Đồng Hới, ngày 01 tháng 9 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH THỜI KỲ 2006 - 2010

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 79/2002/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam 2001- 2010;

Căn cứ Nghị quyết số 39/2005/NQ-HĐND ngày 09/12/2005 của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thương mại và Du lịch tại Tờ trình số 253/TMDL ngày 18 tháng 8 năm 2006,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình phát triển Du lịch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2006-2010.

Điều 2. Giao Sở Thương mại và Du lịch chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện Chương trình.

Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Thương mại và Du lịch, Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tổng cục Du lịch;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Thường vụ Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Ban: KTNS, PC, VHXH-HĐND tỉnh;
- Báo Quảng Bình, Đài PTTH Quảng Bình;
- Sở Tư pháp;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu VT, TM.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Thị Bích Lựa

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỜI KỲ 2006 - 2010
(Kèm theo Quyết định số 38/2006/QĐ-UBND ngày 01 tháng 9 năm 2006 của UBND tỉnh Quảng Bình)

Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2001 - 2005

I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

Trong những năm qua, do có các cơ chế chính sách đúng đắn và dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh; sự quan tâm giúp đỡ có hiệu quả của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, trực tiếp là Tổng cục Du lịch nên du lịch Quảng Bình đạt được những kết quả rõ rệt, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thể hiện chủ yếu trên các mặt sau đây:

- Tổng lượt khách du lịch đến Quảng Bình đạt 2.300.000 lượt, tăng 4 lần so với giai đoạn 1996-2000 và tăng bình quân 18,6%/năm; trong đó, có 34.400 lượt khách quốc tế, tăng 25%/năm. Doanh thu thuần tuý từ du lịch đạt 221 tỷ đồng, tăng 3,5 lần so với 5 năm 1996-2000; doanh thu du lịch xã hội đạt gần 1.500 tỷ đồng; tỷ trọng Du lịch chiếm khoảng 8% GDP của tỉnh; nộp ngân sách 35 tỷ đồng, tăng 29%.

- Đã huy động trên 500 tỷ đồng đầu tư vào các dự án phát triển du lịch và cơ sở hạ tầng du lịch; trong đó, gần 400 tỷ đồng đầu tư vào các khách sạn, nhà hàng. Tranh thủ được 70 tỷ đồng từ Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Tổng cục Du lịch để cùng nguồn vốn ngân sách của địa phương đầu tư nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tại một số khu du lịch, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh.

- Hệ thống cơ sở lưu trú được xây dựng, cải tạo với chất lượng ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Đến nay, toàn tỉnh có 134 cơ sở lưu trú du lịch; trong đó, có 82 khách sạn và 52 nhà khách, nhà nghỉ, với 2.118 buồng và 4.438 giường. Có 16 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1- 4 sao (Khu nghỉ mát cao cấp Sun Spa Resort Mỹ Cảnh-Bảo Ninh và Khách sạn Sài Gòn - Quảng Bình đã được Tổng cục Du lịch xếp hạng 4 sao).

- Đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cho các phương tiện vận chuyển khách du lịch như thuyền, ô tô, đáp ứng yêu cầu của du khách.

- Nhân lực phục vụ du lịch ngày càng phát triển về số lượng cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý; chất lượng phục vụ khách được cải thiện rõ rệt.

- Công tác quản lý nhà nước về du lịch đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vào sự phát triển du lịch của tỉnh.

Tóm lại, phần lớn các mục tiêu của Chương trình phát triển Du lịch giai đoạn 2000-2005 đề ra đều hoàn thành vượt mức; trong đó, có một số mục tiêu vượt cao như: về số lượng khách du lịch, mục tiêu đến năm 2005 phấn đấu đón 500.000 lượt, trên thực tế năm 2004 đã có trên 620.000 lượt khách đến tham quan tỉnh ta, vượt trước kế hoạch một năm; về doanh thu, Chương trình đề ra phấn đấu đến năm 2005 đạt 45.000 triệu đồng, nhưng đã đạt 65.000 triệu đồng, vượt 20.000 triệu đồng, tăng 44%; về số buồng khách sạn chỉ tiêu đến năm 2005 có 750 buồng, hiện nay có 2.118 buồng, vượt 1.368 buồng, tăng 266%.

[...]