Quyết định 36/2006/QĐ-UBND sửa đổi quy định thành lập Quỹ giải quyết việc làm tỉnh Quảng Nam kèm theo Quyết định 13/2004/QĐ-UB
Số hiệu | 36/2006/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 16/08/2006 |
Ngày có hiệu lực | 26/08/2006 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Nam |
Người ký | Hồ Thị Thanh Lâm |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương,Tài chính nhà nước |
UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2006/QĐ-UBND |
Tam Kỳ, ngày 16 tháng 8 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 13/2004/QĐ-UB NGÀY 09/02/2004 CỦA UBND TỈNH VỀ THÀNH LẬP QUỸ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TỈNH QUẢNG NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 69/2005/QĐ-TTg ngày 04/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội; Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay Quỹ Quốc gia về việc làm;
Căn cứ Thông tư số 65/2005/TT-BTC ngày 16/8/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 69/2005/QĐ-TTg ngày 06/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư Liên tịch số 34/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 09/12/2005 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thi hành một số Điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 107/2005/TT-BTC ngày 07/12/2005 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng Quỹ giải quyết việc làm địa phương và kinh phí quản lý Quỹ Quốc gia về việc làm;
Theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 84/TTr- LĐTBXH ngày 03/4/2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định số 13/2004/QĐ-UB ngày 09/02/2004 của UBND tỉnh về thành lập Quỹ giải quyết việc làm tỉnh Quảng Nam:
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 với nội dung như sau: Quỹ giải quyết việc làm tỉnh được dành theo tỷ lệ:
- 80% nguồn Quỹ để cho vay dự án giải quyết việc làm, cho vay đi xuất khẩu lao động. Việc quản lý và cho vay dự án giải quyết việc làm thực hiện theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 34/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 09/12/2005 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thi hành một số Điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay Quỹ Quốc gia về việc làm.
- 20% nguồn Quỹ để cho các Trường, Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giới thiệu việc làm, Trung tâm Giáo dục Lao động - Xã hội, các cơ sở đào tạo nghề vay đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn, dạy ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho người đi xuất khẩu lao động.
Quỹ được sử dụng vào các nội dung sau:
+ Cho vay vốn theo dự án nhỏ để giải quyết việc làm.
+ Cho các doanh nghiệp vay để hạn chế lao động mất việc làm và nhận người thất nghiệp.
+ Hỗ trợ để củng cố và phát triển hệ thống tổ chức dạy nghề, giới thiệu việc làm và các hoạt động phát triển thị trường lao động.
+ Hỗ trợ xuất khẩu lao động.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 với nội dung như sau: Đối tượng được vay vốn Quỹ giải quyết việc làm tỉnh:
- Hộ gia đình; nhóm hộ gia đình; cá nhân đi xuất khẩu lao động.
- Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, vận tải, thương mại và dịch vụ; cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật; Tổ hợp tác sản xuất; Doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động theo Luật doanh nghiệp; tổ chức, cá nhân làm kinh tế trang trại.
- Các Trường, Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giới thiệu việc làm, Trung tâm Giáo dục Lao động - Xã hội, các cơ sở đào tạo nghề.
Trong đó, ưu tiên cho vay đối với các dự án có đối tượng là người tàn tật, sử dụng nhiều lao động nữ, bộ đội xuất ngũ, lao động là thân nhân chủ yếu của người có công với cách mạng; các dự án giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho lao động ở khu vực đang đô thị hóa, bị mất tư liệu sản xuất do Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích công cộng; lao động dôi dư do đổi mới sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 với nội dung như sau: Điều kiện để được vay vốn Quỹ giải quyết việc làm tỉnh:
- Các đối tượng được vay vốn phải tạo được chỗ làm việc mới thường xuyên và được chính quyền địa phương xác nhận. Trừ cá nhân đi xuất khẩu lao động, các đối tượng còn lại phải có dự án khả thi, phù hợp với ngành nghề hoạt động.
- Các đối tượng nêu tại điểm 1, Điều 4 (sửa đổi, bổ sung) phải có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi vay vốn thực hiện dự án. Đối với cá nhân đi xuất khẩu lao động phải được bên tuyển dụng lao động ký hợp đồng chính thức tiếp nhận đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
- Các đối tượng nêu tại điểm 2, điểm 3, Điều 4 (sửa đổi, bổ sung) phải thực hiện thế chấp tài sản theo quy định. Riêng Trung tâm giới thiệu việc làm, cơ sở dạy nghề của Nhà nước, không cần thế chấp tài sản nhưng phải có bảo lãnh bằng tín chấp của Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp.
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 với nội dung như sau: Mức vốn cho vay:
- Đối với đối tượng vay vốn là hộ gia đình, cá nhân đi xuất khẩu lao động mức cho vay tối đa 20 triệu đồng. Riêng cá nhân đi xuất khẩu lao động, mức cho vay tối đa bằng 80% tổng chi phí theo hợp đồng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà người lao động ký với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.