QUY CHẾ
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM ĐỊA
PHƯƠNG TỈNH LÂM ĐỒNG (GIAI ĐOẠN 2007-2010)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2007/QĐ-UBND
ngày 31 tháng 5 năm 2007 của UBND tỉnh Lâm Đồng ).
Chương
I
LẬP QUỸ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
ĐỊA PHƯƠNG
Điều
1. Lập Quỹ giải quyết việc làm địa phương:
a)
Quỹ giải quyết việc làm địa phương (sau đây gọi là Quỹ việc làm địa phương)
được hình thành từ các nguồn sau:
-
Ngân sách địa phương do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định
-
Hỗ trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.
-
Các nguồn hỗ trợ khác.
b)
Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ vào khả năng ngân sách địa phương, nhu
cầu giải quyết việc làm và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội tại địa phương,
bố trí một phần kinh phí trong dự toán ngân sách địa phương để lập Quỹ việc làm
địa phương, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
Chương
II
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ
Điều
2. Quản lý và sử dụng Quỹ:
1.
Quản lý Quỹ :
-
Quỹ được sử dụng con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước tỉnh
và giao Giám đốc Sở Tài chính làm chủ tài khoản.
-
Hàng năm căn cứ tình hình thực tế, các đơn vị chức năng xây dựng kế hoạch cho
vay gửi Sở Tài chính để thực hiện chuyển vốn.
-
Phần nguồn vốn cho vay được ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội
(NHCSXH) tỉnh, quy chế ủy thác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
2 . Sử dụng Quỹ:
Quỹ
giải quyết việc làm địa phương dùng để làm vốn cho vay giải quyết việc làm theo
đúng chương trình mục tiêu giải quyết việc làm hàng năm của địa phương.
Điều
3. Đối tượng cho vay
1.
Hộ gia đình bị thu hồi đất phục vụ cho các dự án kinh tế xã hội cần vay vốn để
chuyển đổi nghề nghiệp, phát triển sản xuất.
2.
Hộ kinh doanh các thể; tổ hợp sản xuất; hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác
xã; doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động theo Luật doanh nghiệp; chủ trang trại
(gọi chung là cơ sở sản xuất kinh doanh).
3.
Các đối tượng khác khi có quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều
4. Điều kiện và thủ tục vay vốn
1.
Điều kiện vay vốn:
a)
Đối với hộ bị thu hồi đất phục vụ cho các dự án kinh tế xã hội cần vay vốn để
chuyển đổi nghề nghiệp, phát triển sản xuất:
-
Phải có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi vay vốn thực hiện dự án.
-
Phải có dự án vay vốn khả thi và có xác nhận của chính quyền địa phương về việc
hộ vay thuộc diện bị thu hồi đất phục vụ cho các dự án kinh tế xã hội.
b)
Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh:
-
Phải có dự án khả thi, phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh, tạo việc làm
mới, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định;
-
Phải có giấy phép kinh doanh và trụ sở đặt tại địa bàn Lâm Đồng;
-
Dự án phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi vay vốn thực hiện dự án;
-
Có tài sản thế chấp, cầm cố theo quy định của pháp luật.
2.
Thủ tục vay vốn: Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 34/2005/TTLT ngày
09/12/2005 của Liên bộ Lao động- Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Kế
hoạch Đầu tư Hướng dẫn một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày
05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của
Quỹ quốc gia việc làm.
Điều
5. Mức vốn, thời hạn và lãi suất:
1.
Mức vốn vay:
a)
Đối với hộ bị thu hồi đất phục vụ cho các dự án kinh tế xã hội cần vay vốn để
phát triển nghề nghiệp, phát triển sản xuất: Mức vay tối đa không quá 20 triệu
đồng/ hộ gia đình.
b)
Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh: Mức vay tối đa không quá 500 triệu đồng/ dự
án
2.
Lãi suất cho vay: Theo lãi suất cho vay Quỹ quốc gia giải quyết việc làm được
cấp có thẩm quyền quy định theo từng thời Kỳ .
3.
Thời hạn cho vay :
a)
Thời hạn tối đa 12 tháng:
-
Dịch vụ, kinh doanh nhỏ;
-
Chăn nuôi gia súc, gia cầm;
-
Trồng cây lương thực, hoa màu có thời gian sinh trưởng dưới 12 tháng.
b)
Thời hạn từ trên 12 tháng đến 24 tháng:
-
Sản xuất, kinh doanh tiểu thủ công nghiệp, chế biến (nông, lâm, thủy sản);
-Trồng
cây công nghiệp ngắn ngày, cây hoa màu có thời gian sinh trưởng trên 12 tháng;
-
Nuôi thủy sản, con đặc sản;
-
Chăn nuôi đại gia súc lấy thịt.
c)
Thời hạn từ trên 24 tháng đến 36 tháng:
-
Đầu tư mua thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, phương tiện vận tải, ngư cụ nuôi
trồng, đánh bắt thủy sản;
-
Chăn nuôi đại gia súc sinh sản, lấy sữa, lấy lông, lấy sừng;
-
Chăm sóc, cải tạo, trồng mới cây ăn quả, cây công nghiệp, cây nguyên liệu.
d)
Thời hạn từ trên 36 tháng đến trên 60 tháng:
-
Trồng mới cây ăn quả, cây nguyên liệu, cây công nghiệp dài ngày;
-
Đầu tư chỉnh trang, tôn tạo danh lam, thắng cảnh phục vụ phát triển kinh tế du
lịch.
Điều
6. Xây dựng dự án, thẩm định dự án và
quyết định cho vay:
1.
Xây dựng dự án: Thực hiện theo Phần II Thông tư liên tịch số 34/2005/TTLT ngày
09/12/2005 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Kế
hoạch Đầu tư Hướng dẫn một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ- TTg ngày
05/4/2005.
2.
Thẩm định dự án và quyết định cho vay: Thực hiện theo phần III Thông tư liên
tịch số 34/2005/ TTLT ngày 09/12/2005 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch Đầu tư Hướng dẫn một số điều của Quyết định số
71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 và Quyết định số 3750/QĐ-UBND ngày 21/12/2006 của
UBND tỉnh Lâm Đồng Về việc phân cấp quyết định phê duyệt dự án cho vay Quỹ quốc
gia giải quyết việc làm do địa phương quản lý.
Điều
7. Xử lý rủi ro:
Việc
xử lý rủi ro thực hiện theo Thông tư 65/2005/TT-BTC ngày 16/8/2005 của Bộ Tài
chính Hướng dẫn thực hiện quy chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách
Xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 69/2005/QĐ-TTg ngày 04/4/2005 của Thủ
tướng Chính phủ. .
Nguồn
xử lý rủi ro từ Quỹ dự phòng rủi ro được trích lập theo hướng dẫn tại Thông tư
107/2005/TT-BTC ngày 07/12/2005 của Bộ Tài chính Hướng dẫn lập, quản lý, sử
dụng Quỹ giải quyết việc làm địa phương và kinh phí quản lý Quỹ quốc gia giải
quyết việc làm.
Chương
III
KINH PHÍ QUẢN LÝ QUỸ
Điều
8. Phân phối và sử dụng tiền lãi cho vay
từ Quỹ giải quyết việc làm địa phương thực hiện theo Thông tư số
107/2005/TT-BTC ngày 07/12/2005 của Bộ Tài chính Hướng dẫn lập, quản lý, sử
dụng Quỹ giải quyết việc làm địa phương và kinh phí quản lý Quỹ quốc gia giải
quyết việc làm.
Cụ
thể như sau:
+
Trích 40% để chi trả phí ủy thác cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội để
thực hiện công tác quản lý, cho vay, thu nợ của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách
Xã hội. Việc sử dụng phí ủy thác theo quy định của Chi nhánh Ngân hàng Chính
sách Xã hội.
+
Trích 30% để chi cho công tác hướng dẫn, thẩm định, tổ chức thực hiện và quản
lý dự án tại địa bàn từ cấp cơ sở (xã, phường, chủ dự án) đến Ban chỉ đạo cấp
huyện, cấp tỉnh; chi trả cho các cơ quan tham gia thu hồi nợ khó đòi. Căn cứ số
tiền lãi được hưởng, số vốn được giao quản lý, kết quả cho vay, thu nợ của các
đơn vị, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định phân phối cho các đơn
vị. Nội dung chi và mức chi được thực hiện như sau:
-
Chi hỗ trợ về văn phòng phẩm, in ấn tài liệu phục vụ triển khai tập huấn nghiệp
vụ hướng dẫn xây dựng dự án, xét duyệt thẩm định dự án, lập báo cáo tổng hợp
tình hình vay vốn;
-
Chi hướng dẫn nghiệp vụ, hội nghị sơ kết, tổng kết, hội thảo liên quan đến hoạt
động cho vay giải quyết việc làm;
-
Chi cho công tác tuyên truyền, hướng dẫn trên các phương tiện thông tin đại
chúng.
- Chi làm thêm giờ, công tác phí cho cán bộ trực tiếp
thẩm định, kiểm tra theo dõi, quản lý dự án, lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro,
phúc tra hồ sơ đề nghị miễn, giảm lãi xóa nợ cho các dự án bị rủi ro do nguyên
nhân bất khả kháng và các nghiệp vụ liên quan đến công tác cho vay, thu nợ tiền
vay của Quỹ cho vay giải quyết việc làm.
-
Chi lương cho cán bộ hợp đồng trực tiếp làm nhiệm vụ thẩm định, kiểm tra theo
dõi quản lý dự án theo mức lương ghi trong hợp đồng phù hợp với quy định của
Nhà nước.
-
Chi mua sắm, sữa chữa tài sản, dụng cụ văn phòng phục vụ công tác quản lý cho
vay giải quyết việc làm.
-
Chi cho công tác khảo sát, điều tra lao động việc làm và đánh giá chương trình;
hỗ trợ nghiên cứa xây dựng và hoàn thiện chính sách, soạn thảo và ban hành văn
bản hướng dẫn thực hiện chương trình;
-
Chi khen thưởng cho đơn vị, cá nhân (kể cả chủ dự án) có nhiều thành tích trong
công tác quản lý cho vay, giải quyết việc làm. Mức chi tối đa đối với đơn vị là
400.000 đồng/năm, cá nhân là 200.000 đồng/năm. Nếu nợ quá hạn thấp mức dưới 3%,
vốn tồn đọng thấp mức dưới 5%, mức chi tối đa đối với đơn vị là 1.000.000
đồng/năm, cá nhân là 50.000 đồng/năm.
Việc
lập dự toán, quyết toán và mức chi cho các nội dung nêu trên thực hiện theo các
quy định hiện hành của Nhà nước.
+
Trích 30% lập Quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp các khoản vốn vay từ Quỹ việc làm
địa phương bị tổn thất do nguyên nhân bất khả kháng được Ủy ban nhân dân tỉnh
quyết định xóa nợ và để bổ sung Quỹ việc làm địa phương.
Chương
IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều
9. Phân công trách nhiệm thực hiện:
1.
Ủy quyền cho Giám đốc Sở Tài chính ký hợp đồng ủy thác cho vay Quỹ giải quyết
việc làm địa phương, Ngân hàng Chính sách Xã hội nhận ủy thác cho vay và chịu
trách nhiệm quản lý và sử dụng quỹ theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Căn
cứ Nghị Quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh hàng năm, Sở Tài chính thực hiện trích
ngân sách tỉnh chuyển sang ngân hàng Chính sách tỉnh để bổ sung nguồn vốn cho
vay
2.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
-
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư lập kế hoạch giải quyết
việc làm và kế hoạch bổ sung ngân sách cho Quỹ hàng năm để báo cáo Ủy ban nhân
dân tỉnh xem xét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
-
Chủ trì, phối hợp với các ngành tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh có chính sách
vận động, thu hút các nguồn tài chính khác từ các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài tỉnh cho Quỹ việc làm địa phương.
-
Phân bổ nguồn vốn hàng năm cho các địa phương; hướng dẫn cho vay đúng mục đích
của Quỹ; thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả sử dụng Quỹ, định kỳ 06 tháng,
năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
3.
Sở Kế hoạch và Đầu tư:
-
Phối hợp với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính lập kế hoạch bổ
sung ngân sách hàng năm cho Quỹ, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của
tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết
định.
-
Tham gia kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả sử dụng Quỹ.
4.
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh:
-
Tổ chức cho vay đến các đối tượng của Quỹ; thực hiện giải ngân, thu hồi nợ, xử
lý nợ theo quy định về cho vay Quỹ giải quyết việc làm địa phương.;
-
Định kỳ hàng tháng, quý, 06 tháng, hàng năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện
cho vay từ Quỹ việc làm địa phương về Ủy ban nhân dân tỉnh và các Sở: Lao động
- Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư.
5.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Đà Lạt:
-
Căn cứ nguồn vốn cho vay của Quỹ việc làm của tỉnh được phân bổ hàng năm, chỉ
đạo việc cho vay đúng đối tượng, mục tiêu của Quỹ ;
-
Xem xét trình Hội đồng nhân dân cùng cấp bổ sung lập Quỹ việc làm của huyện,
thị xã và thành phố Đà Lạt để mở rộng đối tượng cho vay phù hợp với tình hình
địa phương./-