Quyết định 34/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý, bảo vệ di vật, cổ vật trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành

Số hiệu 34/2009/QĐ-UBND
Ngày ban hành 12/06/2009
Ngày có hiệu lực 22/06/2009
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Nguyễn Ngọc Phi
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------

Số: 34/2009/QĐ-UBND

Vĩnh Yên, ngày 12 tháng 06 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ DI VẬT, CỔ VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Di sản Văn hóa năm 2001;
Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Căn cứ Chỉ thị số 05/2002/CT-TTg ngày 28/02/2002 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ cổ vật trong di tích và ngăn chặn đào bới, trục vớt trái phép di chỉ khảo cổ học;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc tại Tờ trình số 18/TTr-SVHTT&DL ngày 13 tháng 5 năm 2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý, bảo vệ di vật, cổ vật trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; các tổ chức và cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Phi

 

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ DI VẬT, CỔ VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2009/QĐ-UBND Ngày 12 tháng 06 năm 2009 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về quản lý, bảo vệ di vật, cổ vật trên địa bàn tỉnh, bao gồm: Đăng ký, giao nộp, thu nhận, làm bản sao, trưng bày di vật, cổ vật; bảo quản di vật, cổ vật; trách nhiệm, mối quan hệ phối hợp của các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân trong quản lý di vật, cổ vật.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến quản lý và bảo vệ di vật, cổ vật trên địa bàn tỉnh phải tuân theo các quy định của Luật Di sản văn hóa, Bộ luật Dân sự 2005, Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa (sau đây gọi tắt là Nghị định 92/2002/NĐ-CP của Chính phủ); Thông tư số 07/2004/TT-BVHTT ngày 19/2/2004 của Bộ Văn hóa - Thông tin nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (sau đây gọi tắt là Thông tư số 07/2004/TT-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin); các văn bản pháp lý liên quan và bản quy định này.

Điều 3. Di vật, cổ vật trong bản quy định này bao gồm

1. Di vật, cổ vật trong lòng đất, vùng nội thủy thuộc địa phận tỉnh Vĩnh Phúc.

2. Di vật, cổ vật thuộc di tích xếp hạng (xếp hạng Quốc gia, xếp hạng tỉnh) và di tích chưa xếp hạng nhưng đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiểm kê, quản lý.

3. Di vật, cổ vật thuộc bảo tàng tỉnh, bảo tàng tư nhân, nhà truyền thống.

4. Di vật, cổ vật của các nhà sưu tập tư nhân.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1: ĐĂNG KÝ, GIAO NỘP, THU NHẬN, LÀM BẢN SAO, TRƯNG BÀY DI VẬT, CỔ VẬT

Điều 4. Đăng ký di vật, cổ vật

[...]