Quyết định 3358/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2020

Số hiệu 3358/QĐ-UBND
Ngày ban hành 17/12/2009
Ngày có hiệu lực 17/12/2009
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Nguyên
Người ký Đặng Viết Thuần
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3358/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 17 tháng 12 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2009 - 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg, ngày 04/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH, ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và đầu tư về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 1464/TTr-SNN ngày 30/9/2009 về phê duyệt dự án “Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 – 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

I. Quan điểm phát triển:

1) Phát triển ngành nghề nông thôn theo hướng đa dạng, củng cố phát triển các ngành nghề truyền thống, đồng thời phát triển thêm các ngành nghề mới, làng nghề mới nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm truyền thống có giá trị cao những sản phẩm mới đang có trên thị trường. Phát triển mạnh mẽ những ngành nghề sử dụng được nhiều lao động.

2) Phát triển ngành nghề nông thôn theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường.

3) Phát triển ngành nghề gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông thôn, chuyển lao động thuần nông sang lao động kiêm ngành nghề, lao động chuyên ngành nghề, chuyển từ lao động thủ công sang lao động kỹ thuật có năng suất chất lượng và hiệu quả cao, tạo thêm nhiều việc làm khai thác tốt các tiềm năng và lợi thế của địa phương, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn.

4) Khôi phục các làng nghề ngành nghề truyền thống, hình thành và phát triển nhanh các làng nghề, ngành nghề mới, xây dựng các làng nghề văn hoá, du lịch, phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các làng nghề để làm nòng cốt cho sự phát triển.

5) Trên cơ sở phân tích thị trường trong và ngoài nước, tình hình phát triển của tỉnh trong thời gian qua, phương hướng phát triển ngành nghề tới năm 2020, tập trung vào một số ngành nghề chính như chế biến nông lâm sản (lương thực, thực phẩm, đan lát, mộc, nề, sửa chữa cơ khí nhỏ, và điện tử, vận tải và một số loại hình dịch vụ)

II. Mục tiêu:

1. Mục tiêu tổng quát:

- Đánh giá thực trạng phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn.

- Phân tích đánh giá tiềm năng xu thế phát triển và các nhân tố tác động tác động đến sự phát triển của ngành nghề nông thôn Thái Nguyên giai đoạn 2009 – 2020.

- Lập quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn Thái Nguyên đến năm 2020 nghiên cứu đề xuất các giải pháp và tổ chức thực hiện.

Thúc đẩy ngành nghề nông thôn phát triển bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, nâng cao tỉ trọng các ngành phi nông nghiệp, dịch vụ và nâng cao thu nhập của người dân nông thôn;

2. Mục tiêu cụ thể:

1. Đến năm 2010 mở mới 22 làng nghề, trong đó mở mới 8 làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ tận dụng và phát huy tiềm năng nguồn nguyên liệu gốc tại địa bàn, đầu tư 8 làng nghề trồng nấm để tận dụng nguồn mùn cưa từ chế biến gỗ dùng làm nguyên liệu trồng nấm, thu hút 2.815 hộ làm nghề với 5.836 lao động. Hàng năm cung cấp ra thị trường khoảng 4.673.600 sản phẩm các loại. Tổng thu nhập của 22 làng nghề dự kiến 83.328 triệu đồng, trong đó thu nhập từ ngành nghề là 32.525 triệu đồng, chiếm 39,0%.

Đầu tư phát triển 121 làng nghề hiện có, trong đó mở thêm ngành nghề đồ gỗ mỹ nghệ ở 20 làng nghề mây tre đan có điều kiện tận dụng và phát huy tiềm năng nguồn nguyên liệu gỗ tại địa bàn, đầu tư 18 làng nghề trồng nấm để tận dụng nguồn mùn cưa từ chế biến gỗ dùng làm nguyên liệu trồng nấm, thu hút 14.086 hộ làm nghề với 34.255 lao động. Hàng năm cung cấp ra thị trường khoảng 5.237.294.156 sản phẩm các loại. Tổng thu nhập của 121 làng nghề dự kiến 524.750 triệu đồng, trong đó thu nhập từ ngành nghề là 290.920 triệu đồng, chiếm 55,4%.

Đến năm 2010 toàn tỉnh Thái Nguyên có 16.507 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, trong đó có 143 làng nghề. Tổng giá trị sản xuất TTCN tính theo giá thực tế đạt 870.000 triệu đồng.

2. Đến năm 2015 mở mới 22 làng nghề, trong đó mở mới 6 làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ và 6 làng nghề trồng nấm, thu hút 4.249 hộ làm nghề với 9.648 lao động. Hàng năm cung cấp ra thị trường khoảng 5.823.040 sản phẩm các loại. Tổng thu nhập của 22 làng nghề dự kiến 83.637 triệu đồng, trong đó thu nhập từ ngành nghề là 41.543 triệu đồng, chiếm 49,7%.

Đầu tư phát triển 121 làng nghề hiện có, trong đó mở thêm ngành nghề đồ gỗ mỹ nghệ ở 20 làng nghề mây tre đan có điều kiện và 15 làng nghề trồng nấm, nhằm phát huy tiềm năng về nguồn nguyên liệu tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên, thu hút 16.924 hộ làm nghề với 41.776 lao động. Hàng năm cung cấp ra thị trường khoảng 6.280.466.032 sản phẩm các loại. Tổng thu nhập của 121 làng nghề dự kiến 708.000 triệu đồng, trong đó thu nhập từ ngành nghề là 434.000 triệu đồng chiếm 61,3%.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ