Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 3337/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch triển khai Quyết định 2053/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu tại thành phố Hải Phòng

Số hiệu 3337/QĐ-UBND
Ngày ban hành 06/12/2017
Ngày có hiệu lực 06/12/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hải Phòng
Người ký Phạm Văn Hà
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3337/QĐ-UBND

Hải Phòng, ngày 06 tháng 12 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI QUYẾT ĐỊNH SỐ 2053/QĐ-TTG NGÀY 28/10/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN THỎA THUẬN PARIS VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu;

Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 624/TTr-STNMT ngày 02/10/2017, Công văn số 3843/STNMT-CCBHĐ ngày 15/11/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu tại thành phố Hải Phòng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Văn Hà

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 2053/QĐ-TTG NGÀY 28/10/2016 CỦA THỦ TƯỜNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN THỎA THUẬN PARIS VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.
(Kèm theo Quyết định số 3337/QĐ-UBND ngày 06/12/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố)

MỤC LỤC

I.

MỞ ĐẦU

1.1.

Thỏa thuận Paris và cam kết của Việt Nam

1.2.

Nỗ lực thực hiện của thành phố Hải Phòng

II.

CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

2.1.

Văn bản Trung ương

2.2.

Văn bản của thành phố Hải Phòng

III.

MỤC TIÊU

3.1.

Mục tiêu chung

3.2.

Mục tiêu cụ thể

IV.

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

4.1.

Rà soát, lựa chọn các nhiệm vụ

4.1.1.

Rà soát các văn bản, chương trình, dự án ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của thành phố Hải Phòng.

4.1.2.

Rà soát, lựa chọn các nhiệm vụ thuộc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện theo Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

4.2.

Nhiệm vụ giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

4.2.1.

Giai đoạn 2017-2020

4.2.2.

Giai đoạn 2020-2030

4.3.

Nhiệm vụ thích ứng với biến đổi khí hậu

4.3.1.

Giai đoạn 2017-2020

4.3.2.

Giai đoạn 2020-2030

4.4.

Nhiệm vụ chuẩn bị nguồn lực

4.4.1.

Chuẩn bị nguồn lực con người

4.4.2.

Chuẩn bị nguồn lực công nghệ

4.4.3.

Chuẩn bị nguồn lực về tài chính

4.5.

Nhiệm vụ thiết lập hệ thống công khai, minh bạch (MRV)

4.6.

Nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện chính sách, thể chế

V.

GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN VỐN

VI.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

6.1.

Trách nhiệm của Ban chỉ đạo Chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Hải Phòng

6.2.

Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường

6.3.

Trách nhiệm của Sở, ngành, địa phương

 

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH

Biến đổi khí hậu

COP 21

Hội nghị các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biển đổi khí hậu lần thứ 21

INDC

Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định

(Intended Nationally Determined Contribution)

KHHD

Kế hoạch hành động

KT-XH

Kinh tế xã hội

KNK

Khí nhà kính

MRV

Công khai minh bạch hay còn được gọi là Đo đạc, báo cáo, Thẩm định (Measurement, Reporting and Verification)

NAMA

Các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia (Nationally Appropriate Mitigation Actions)

NAP

Kế hoạch thích ứng quốc gia

(Nationally Adaptation Plan)

NDC

Đóng góp do quốc gia tự quyết định

(Nationally Determined Contributions)

TTX

Tăng trưởng xanh

UBND

Ủy ban nhân dân

2030BaU

Kịch bản phát thải thông thường đến 2030

2030CM

Kịch bản phát thải có tính đến biện pháp giảm thiểu đến 2030

 

I. MỞ ĐẦU

1.1. Thỏa thuận Paris và cam kết của Việt Nam

Thỏa thuận Paris về BĐKH (sau đây gọi tắt là Thỏa thuận Paris) được thông qua vào tháng 12/2015 tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH lần thứ 21 (COP 21) tổ chức tại thủ đô Paris, Pháp. Thỏa thuận Paris chính thức có hiệu lực từ ngày 04/11/2016, là văn bản pháp lý toàn cầu đầu tiên ràng buộc trách nhiệm của tất cả các bên trong ứng phó với BĐKH. Trách nhiệm này đã được các bên cam kết thông qua “Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định” (INDC).

Là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của BĐKH, Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều giải pháp để ứng phó với BĐKH thông qua xây dựng và thực hiện Chiến lược quốc gia về BĐKH và Chiến lược tăng trưởng xanh. Đây là những định hướng chiến lược nhằm giải quyết các vấn đề BĐKH một cách căn cơ, bài bản trong nhiều thập kỷ tiếp theo và là nội dung chủ đạo khi xây dựng cam kết nêu trong INDC của Liên Hợp Quốc tháng 9/2015.

Sau khi Việt Nam ký kết Thỏa thuận Paris, “Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định” (INDC) được hiểu là “Đóng góp do quốc gia tự quyết định” (NDC), bao gồm hai hợp phần chính là (1) Giảm nhẹ phát thải KNK và (2) Thích ứng với BĐKH.

(1) Về giảm nhẹ phát thải KNK, Việt Nam đặt mục tiêu đến 2030, bằng nguồn lực trong nước, sẽ giảm 8% tổng lượng phát thải KNK so với kịch bản phát triển thông thường và có thể giảm đến 25% khi nhận được hỗ trợ quốc tế thông qua hợp tác song phương, đa phương và thực hiện các cơ chế mới trong Thỏa thuận khí hậu toàn cầu. Đóng góp về giảm nhẹ phát thải KNK của Việt Nam sẽ định kỳ được xem xét, đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.

(2) Về thích ứng với BĐKH, Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện các chương trình, dự án thích ứng với BĐKH trong khuôn khổ Chiến lược quốc gia về BĐKH nhằm tăng khả năng chống chịu, bảo vệ cuộc sống và sinh kế cho người dân, tạo điều kiện để có đóng góp lớn hơn trong giảm nhẹ phát thải KNK.

[...]