Kế hoạch 228/KH-UBND năm 2017 thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Hà Nội

Số hiệu 228/KH-UBND
Ngày ban hành 02/11/2017
Ngày có hiệu lực 02/11/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Văn Sửu
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 228/KH-UBND

Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC THIỆN THỎA THUẬN PARIS VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thực hiện Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, UBND Thành phố ban hành kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Hà Nội với các nội dung cụ thể như sau:

I. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Biến đổi khí hậu (viết tắt là BĐKH) trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng, là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21; Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh và đang là mối lo ngại của các quốc gia trên thế giới. BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới và gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai. Các công trình hạ tầng được thiết kế theo các tiêu chuẩn hiện tại sẽ không an toàn và khó cung cấp đầy đủ các dịch vụ trong tương lai.

Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,7°C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. BĐKH thực sự đã khiến thiên tai, đặc biệt là bão, lũ lụt, hạn hán ngày càng ác liệt; Theo tính toán, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3°C và mực nước biển có thể dâng khoảng 1m vào năm 2100. Nếu mực nước biển dâng 1m, khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm, trong đó 90% diện tích thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập hầu như hoàn toàn (Bộ TNMT, 2003); sẽ có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%.

Hậu quả của BĐKH đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vng của đất nước; Các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn thương và chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đi khí hậu là: tài nguyên nước, nông nghiệp và an ninh lương thực, sức khỏe; các vùng đồng bằng và dải ven bin.

Đối với Thủ đô Hà Nội, kết quả tổng hợp thống kê các sliệu về các yếu tố khí tượng tại các trạm khí tượng thủy văn trên địa bàn từ năm 1961 đến nay cho thấy: lượng mưa có xu thế chung là tăng, giá trị trung bình tng lượng mưa năm tăng từ 1249,4 mm (giai đoạn trước 1975) lên 1676,1 mm (giai đoạn 1975 - 2005) và 1630,4 mm (giai đoạn 2005 - 2013), tăng khoảng 25%; chênh lệch lượng mưa giữa tháng lớn nht và tháng nhỏ nhất lớn từ 50 - 80 lần; giá trị mưa ngày lớn nht có xu thế tăng mạnh từ 175,7mm (giai đoạn trước 1975) lên 185mm (giai đoạn 1975-2005) và đạt 347mm (giai đoạn 2005-2013). Nhiệt độ trung bình năm qua các giai đoạn có xu thế tăng, giai đoạn trước 1975 là 27,05°C, đến giai đoạn 1975 - 2005 là 27,8°C và giai đoạn từ 2005 - 2010 là 28,2°C; Nhiệt độ tối cao tăng mạnh từ 33,08°C (giai đoạn trước 1975) lên 33,74°C (giai đoạn 1975-2005) và đạt 34,8°C (giai đoạn 2005 - 2013).

Trong tương lai, so với giai đoạn nền, lượng mưa trong mùa mưa (các tháng 5, - 10) cũng tăng lên trong thế kỷ 21 với mức tăng đối với kịch bản B2 từ (0,95-1,08)% vào giai đoạn 20 năm đầu thế kỷ 21 (5,7-8,2)% vào giai đoạn 20 năm cuối thế kỷ 21; Kịch bản A2 cho mức tăng tương ứng từ (1,04-1,18)% đến (7,2-9,8)%; xấp xỉ hoặc lớn hơn so với kịch bản B2. Về diễn biến của nhiệt độ: đối với mức tăng tương đối, nhiệt độ không khí trung bình năm tăng từ (1,2-1,5)% vào giai đoạn 2000-2019 lên (9,6-10,8)% vào giai đoạn 2080-2099; nhiệt độ trung bình các quý cũng có mức tăng xấp xỉ như nhiệt độ không khí trung bình năm, nhưng mức tăng trong quý mùa đông (XII-II) nhiều hơn, còn quý mùa hạ (VI-VIII) tăng ít hơn so với các quý. Vào giai đoạn 2080-2099, mức tăng trong quý mưa đông có thể tới (14,6-19,0)%, kịch bản A2 cho mức tăng nhiều hơn; còn trong quý mùa hạ chỉ khoảng (8,0-11,0)% so với giai đoạn nn, kịch bản B2 cho mức tăng nhiều hơn.

Có thể nhận thấy khả năng dễ bị tổn thương của thành phố Hà Nội trước nhng biến đổi cực đoan của khí hậu: Kết quả theo dõi và thống kê cho thấy, từ năm 1910 đến năm 1970 tần suất mưa, lụt lớn xảy ra tại thành phố Hà Nội từ 15 đến 25 năm/lần. Giai đoạn 1970 đến nay, các đợt lũ lụt xảy ra tại Hà Nội trnên thường xuyên hơn với tần suất 5-7 năm/lần. Điều này phản ánh thực tế biến đi khí hậu diễn ra ngày càng nhanh hơn và tác động của lũ lụt đến cuộc sống của người dân ngày càng nhiều hơn, cường độ lớn hơn. Đin hình có thể nhận thy rõ nét nhất một số trận mưa lớn và lụt ở thành phố Hà Nội, như: năm 1984, mưa lớn trên diện rộng vào tháng 11/1984, gây ngập nước tràn lan trên địa bàn nội thành Hà Nội. Mức kỷ lục mưa ghi nhận được năm 1984 là 394mm; tháng 7 năm 1986 lũ đặc biệt lớn đã gây sạt lở, tràn, vỡ nhiều đê bối, đê địa phương thuộc Hà Nội, Hà Tây, Phú Thọ, Vĩnh Phúc... Hàng ngàn hecta lúa và hoa màu bị mất trắng; nhiều đoạn đường quốc lộ bị ngập và trôi đá; nhiều hồ chứa, đập đắp của địa phương bị tràn, vỡ do lũ cao. Lũ lụt làm chết 121 người, sập trôi 491 nhà, ngập 12.571 nhà; đặc biệt ở trận úng lụt qua đợt mưa to bất thường vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm 2008. Mực nước của các sông tăng trên mức báo động 3, và mực nước của các hồ chứa cũng vượt quá mức lũ thiết kế. Mưa lớn đã gây ngập úng trên diện rộng và làm thiệt hại 54.356 ha hoa màu vụ đông, 9.407 ha đất nuôi trồng thủy sản và 2.718 ha lúa mùa muộn; Gần 100.000 hộ dân bị ảnh hưởng, 32 km kênh tưới tiêu bị sạt lở hoặc bồi lấp, hơn 200 hạng mục công trình thủy nông bị hư hỏng, nhiều đoạn đê sông Nhuệ bị tràn bờ. Hơn 5.000m dây cáp điện bị phá hỏng,... Từ năm 2010 đến nay liên tiếp xảy ra các đợt mưa bão, đặc biệt là cơn bão số 5 năm 2012 và các cơn bão số 5, số 6, số 14 vào đầu tháng 8 và giữa tháng 11 năm 2013, gây ngập lụt, làm tắc nghẽn giao thông ở nhiều tuyến đường dẫn đến những tổn thất về kinh tế cho Thành phố.

Với định hướng của Thành phố tương lai phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp trong những năm tới, các hoạt động sản xuất và tiêu thụ năng lượng sẽ tăng cường mạnh mẽ, đặc biệt là trong công nghiệp, giao thông vận tải, phát triển đô thị, làm tăng lượng phát thải khí nhà kính của Việt Nam. Điều này đi ngược lại xu thế chung của quốc tế đòi hỏi mỗi quốc gia, không phụ thuộc là nước phát triển hay đang phát triển, đều phải giảm phát thải khí nhà kính nhằm góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất.

Trên quy mô toàn cầu, đang dần hình thành các chính sách về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính có thể tạo ra các rào cản mới trong thương mại, năng lượng tái tạo, năng lượng mới có mức phát thải khí nhà kính thp nhưng đòi hỏi đầu tư lớn và có giá thành cao. Nếu các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, không có lựa chọn phù hợp, hài hòa chính sách quốc gia với quốc tế thì không vượt qua được rào cản do chưa có đủ tiềm lực tài chính và công nghệ đsản xuất ra hàng hóa đủ điều kiện tham gia thị trường hàng hóa các-bon thấp; Đây cũng được xem là một thách thức lớn cho Thành phố nói riêng. Những thách thức đó đòi hỏi thành phố Hà Nội phải có những nỗ lực hơn nữa trong các chính sách, biện pháp tăng cường nhận thức và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, song song với phát triển kinh tế nhằm tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế và vị thế của một Thủ đô của cả nước.

Nhận thức về biến đổi khí hậu của cộng đồng còn hạn chế và phiến diện, mới chỉ quan tâm nhiều đến các tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu gây ra, chưa quan tâm đúng mức tới việc chuyn đi lối sống, mẫu hình sản xuất và tiêu thụ theo định hướng các-bon thấp, tăng trưởng xanh.

Nhận thức rõ ảnh hưởng của BĐKH có tính lâu dài, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban ngành, các địa phương trên địa bàn của Thành phố xây dựng bản Cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Hà Nội; triển khai một số chương trình, dự án nghiên cứu tình hình diễn biến và tác động của BĐKH đến tài nguyên, môi trường, sự phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất và bước đầu thực hiện các giải pháp ứng phó.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Các văn bản chỉ đạo cấp quốc gia

Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 21/01/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22/7/2016 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020;

Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ về Phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020;

Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả số 50/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Luật Khí tượng thủy văn số 90/2015/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2015;

Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;

Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu;

Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 30/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015;

Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng Xanh;

Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Quyết định số 1775/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đán quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ Các-Bon ra thị trường thế giới;

[...]
9
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ