Quyết định 330/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006-2015 và tầm nhìn đến năm 2020

Số hiệu 330/QĐ-UBND
Ngày ban hành 26/01/2007
Ngày có hiệu lực 26/01/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Trần Thị Kim Vân
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 330/QĐ-UBND

Thủ Dầu Một, ngày 26 tháng 01 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN NUÔI TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2006-2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Xét Tờ trình số 1047/TTr-KH-SNN ngày 25/12/2006 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và nội dung quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006-2015 và tầm nhìn đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch Phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006-2015 và tầm nhìn đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Tên quy hoạch: Quy hoạch Phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006-2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

- Chủ quản dự án: Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương.

- Chủ đầu tư dự án: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương.

2. Mục tiêu quy hoạch:

a) Mục tiêu chung:

- Xây dựng các vùng chăn nuôi tập trung heo, gà và bò thịt, bò sữa. Tạo ra bước đột phá về phương thức và kỹ thuật chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ. Nâng cao hiệu quả và gia tăng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi. Sản xuất ra sản phẩm chăn nuôi có chất lượng cao, giá thành hợp lý, có khả năng cạnh tranh trên thị trường và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Khai thác triệt để các lợi thế, đất đai, lao động và các giống vật nuôi phù hợp ở các vùng sinh thái để đẩy nhanh tốc độ phát triển chăn nuôi, đưa tỉ trọng chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp lên trên 32% vào năm 2010 và chiếm 35% vào năm 2015.

- Chủ động kiểm soát và khống chế được các dịch bệnh nguy hiểm, nhất là dịch cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra, đảm bảo an toàn dịch tể, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường từ những hoạt động chăn nuôi, giết mổ động vật, vận chuyển và kinh doanh thực phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các sản phẩm chăn nuôi, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, đồng thời bảo vệ tốt nhất đàn gia súc – gia cầm.

b) Mục tiêu cụ thể:

* Mục tiêu giai đoạn 2006-2010:

- Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng sản xuất ngành chăn nuôi bình quân: 5,5 – 6,0%/năm, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đến năm 2010 đạt khoảng 1.200 tỉ đồng, chiếm 32% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.

- Tổng đàn heo: 340.000 con, đàn bò: 40.000 con và tổng đàn gia cầm: 1,68 triệu con; trong đó, đàn gà: 1,62 triệu con.

- Tổng khối lượng thịt hơi các loại: 71.800 tấn; trong đó, thịt heo: 62.000 tấn, thịt trâu bò: 5.500 tấn và thịt gia cầm: 4.200 tấn.

- Tổng sản lượng sữa bò tươi: 14.700 tấn.

- Tổng sản lượng trứng: 41,55 triệu quả.

* Mục tiêu giai đoạn 2010-2015:

- Phấn đấu đến 2015, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đến năm 2015 đạt khoảng 1.650 tỉ đồng; tỉ trọng ngành chăn nuôi chiếm 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp với tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2011 – 2015 là: 8,0 – 8,5%/năm.

- Tổng đàn heo: 456.000 con, đàn bò: 44.000 con và tổng đàn gia cầm: 2,32 triệu con; trong đó, đàn gà: 2,25 triệu con.

- Tổng khối lượng thịt hơi các loại: 95.000 tấn; trong đó, thịt heo: 84.000 tấn, thịt trâu bò: 5.100 tấn và thịt gia cầm: 5.800 tấn.

- Tổng sản lượng sữa bò tươi: 28.100 tấn.

- Tổng sản lượng trứng: 57,33 triệu quả.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ