Quyết định 33/QĐ-BCT năm 2019 về điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm bằng nhôm, hợp kim hoặc không hợp kim, ở dạng thanh, que và hình có xuất xứ từ nước Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Số hiệu 33/QĐ-BCT
Ngày ban hành 10/01/2019
Ngày có hiệu lực 10/01/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Trần Tuấn Anh
Lĩnh vực Thương mại

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

ĐIỀU TRA ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI MỘT SỐ SẢN PHẨM BẰNG NHÔM, HỢP KIM HOẶC KHÔNG HỢP KIM, Ở DẠNG THANH, QUE VÀ HÌNH CÓ XUẤT XỨ TỪ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

n cứ Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại;

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Thông tư số 06/2018/TT-BCT ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại;

Căn cứ Quyết định số 3752/QĐ-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bằng nhôm, hợp kim hoặc không hợp kim, ở dạng thanh, que và hình có các mã HS 7604.10.10; 7604.10.90; 7604.21.90; 7604.29.10; 7604.29.90 có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (mã vụ việc: AD05) với nội dung chi tiết nêu tại Thông báo kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Trình tự, thủ tục điều tra thực hiện theo quy định pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại và Thủ trưởng các đơn vị, các bên liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: XD, TC, NG, TTTT;
- Các Thứ trư
ng;
- Các website: Chính phủ, Bộ Công Thương;
- Tổng cục Hải quan (Cục TXN
K Cục GSQL);
- Các Cục: CN, XNK;
- Các Vụ: AP, KHCN, ĐB, PC;
- Văn phòng BCĐLNHNQT về kinh tế;
- Hiệp hội Nhôm (APICO);
- Lư
u: VT, PVTM (8).

BỘ TRƯỞNG




Trần Tuấn Anh

 

THÔNG BÁO

ĐIỀU TRA ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI MỘT SỐ SẢN PHẨM BẰNG NHÔM, HỢP KIM HOẶC KHÔNG HỢP KIM, Ở DẠNG THANH, QUE VÀ HÌNH CÓ XUẤT XỨ TỪ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA
(Kèm theo Quyết định số 33/QĐ-BCT ngày 10 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

1. Thông tin cơ bản

Ngày 18 tháng 10 năm 2018, Cục Phòng vệ thương mại (Cơ quan điều tra) tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với một số mặt hàng nhôm và các sản phẩm bằng nhôm; hợp kim hoặc không hợp kim; ở dạng thanh, que và hình có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc). Bên yêu cầu trong vụ việc là đại diện của ngành sản xuất trong nước, gồm 04 công ty: (1) Công ty CP Nhôm Austdoor; (2) Công ty CP Nhôm Sông Hồng; (3) Công ty TNHH Tung Yang; và (4) Công ty CP Tập đoàn Mienhua.

Ngày 29 tháng 10 năm 2018, Cơ quan điều tra có công văn số 930/PVTM-P1 gửi đại diện theo pháp luật của Bên yêu cầu đề nghị tổ chức buổi làm việc để tìm hiểu về mặt hàng nhôm thanh định hình bị cáo buộc bán phá giá. Ngày 06 tháng 11 năm 2018, Cơ quan điều tra đã tổ chức làm việc với Công ty CP Nhôm Sông Hồng để làm rõ các nội dung theo công văn số 930/PVTM-P1.

Ngày 02 tháng 11 năm 2018, Cơ quan điều tra có công văn số 951/PVTM-P1 đề nghị Bên yêu cầu bổ sung, điều chỉnh để làm rõ một số nội dung xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước. Ngày 14 tháng 11 năm 2018, Bên yêu cầu đã nộp hồ sơ bổ sung theo đề nghị tại công văn số 951/PVTM-P1.

Căn cứ khoản 1 Điều 30 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương (sau đây gọi tắt là Nghị định 10/2018/NĐ-CP), ngày 28 tháng 11 năm 2018, Cơ quan điều tra có công văn số 1053/PVTM-P1 xác nhận hồ sơ đề nghị đã hợp lệ và đầy đủ các nội dung được quy định tại Điều 28 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.

Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 70 Luật Quản lý ngoại thương, ngày 28 tháng 11 năm 2018, Cơ quan điều tra đã có công văn gửi Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam thông báo về việc nhận được hồ sơ đề nghị đầy đủ và hợp lệ, đồng thời tạo cơ hội tham vấn song phương về vụ việc.

Theo quy định tại Điều 79 Luật Quản lý ngoại thương về căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Cơ quan điều tra cho rằng:

- Bên yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đạt yêu cầu về tính đại diện cho ngành sản xuất trong nước; và

- Có bằng chứng rõ ràng về việc nhập khẩu hàng hóa bán phá giá gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

[...]