BỘ
CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1282/QĐ-BCT
|
Hà
Nội, ngày 20 tháng 4
năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ KẾT QUẢ RÀ SOÁT LẦN THỨ NHẤT VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
MỘT SỐ SẢN PHẨM NHÔM CÓ XUẤT XỨ TỪ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương số
05/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 10/2018/NĐ-CP
ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ
thương mại;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP
ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Thông tư số 37/2019/TT-BCT
ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số
nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại;
Căn cứ Quyết định số 3752/QĐ-BCT
ngày 02 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại;
Căn cứ Quyết định số 2942/QĐ-BCT
ngày 28 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc áp dụng biện pháp
chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm nhôm có xuất xứ từ nước Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa;
Căn cứ Quyết định số 2994/QĐ-BCT
ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc rà soát lần thứ
nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm nhôm có xuất xứ từ
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng
vệ thương mại,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một
số sản phẩm nhôm, hợp kim hoặc không hợp kim, ở dạng thanh, que và hình, đã được
đùn ép, đã hoặc chưa xử lý bề mặt, đã hoặc chưa được gia công thêm nhập khẩu
vào Việt Nam và được phân loại theo mã HS 7604.10.10, 7604.10.90, 7604.21.90,
7604.29.10, 7604.29.90, có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên cơ
sở kết quả rà soát lần thứ nhất (mã vụ việc AR01.AD05) với nội dung chi tiết
nêu tại Thông báo ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Trình tự thủ tục áp dụng biện pháp chống bán phá
giá được thực hiện theo pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào
Việt Nam, pháp luật về thuế xuất nhập khẩu và các quy định pháp luật có liên
quan.
Điều 3. Quyết định này thay thế Quyết định số
2942/QĐ-BCT ngày 28 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc áp dụng
biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm nhôm có xuất xứ
từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Điều 4. Các Quyết định miễn trừ việc áp dụng biện pháp
chống bán phá giá đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành trước ngày Quyết định
này có hiệu lực được tiếp tục có giá trị thực hiện đến hết thời hạn hiệu lực của
Quyết định miễn trừ đó.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực sau 05 ngày kể từ
ngày ban hành.
Điều 6. Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại và Thủ trưởng
các đơn vị, các bên liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: TC, NG, TT&TT;
- Bộ trưởng;
- Các Thứ trưởng;
- Tổng cục Hải quan;
- Các Cục/Vụ: CN, XNK, ĐB, AP;
- Lưu: VT, PVTM (06).
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Quốc Khánh
|
THÔNG BÁO
ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI MỘT SỐ SẢN PHẨM NHÔM CÓ
XUẤT XỨ TỪ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA THEO KẾT QUẢ RÀ SOÁT LẦN THỨ NHẤT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1282/QĐ-BCT ngày 20 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
1. Mô tả hàng
hóa bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá
- Mô tả: hàng hóa thuộc
đối tượng rà soát là nhôm và các sản phẩm bằng nhôm; hợp kim hoặc không hợp
kim; ở dạng thanh, que và hình, đã được đùn ép, đã hoặc
chưa xử lý bề mặt, đã hoặc chưa được gia công thêm. Các sản phẩm này có một dạng
thù hình, có mạng lập phương, có thể thiết kế theo nhiều hình dạng và mặt cắt
khác nhau, có thể tạo ra nhiều màu sắc khác nhau trên bề mặt, có thể tái chế lại.
- Phân loại theo mã số hàng hóa (Mã HS): 7604.10.10; 7604.10.90; 7604.21.90;
7604.29.10; 7604.29.90
Bộ Công Thương có thể sửa đổi, bổ
sung danh sách các mã HS của hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá để
phù hợp với mô tả hàng hóa bị điều tra và các thay đổi khác (nếu có).
2. Xuất xứ hàng
hóa bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống
bán phá giá là hàng hóa có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung
Quốc).
3. Danh sách
các nhà sản xuất, xuất khẩu bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá và mức thuế
chống bán phá giá tương ứng
STT
|
Tên
công ty sản xuất, xuất khẩu
|
Tên
công ty thương mại liên quan
|
Mức
thuế chống bán phá giá
|
Cột 1
|
Cột
2
|
Cột
3
|
1
|
Guangdong Xingfa Aluminium Co., Ltd
Xingfa Aluminium (Chengdu) Co., Ltd
Guangdong Xinfa Aluminum (Jiangxi)
Co., Ltd.
|
Foshan Xingfa Trading Co., Ltd
|
5,47%
|
Guangxi Forde Imp. &Exp. Co.,
Ltd
|
Guangzhou Kaili Import&Export
Trading Co., Ltd
|
Pingxiang City Hefa Trade Co., Ltd
|
2
|
Guangdong JMA Aluminium Profile Factory (Group) Co., Ltd
Foshan JMA Aluminium Co., Ltd
|
JMA (HK) Company Limited
|
5,69%
|
3
|
Guangxi Baoxin Aluminium Co., Ltd
|
Pingxiang Huashao Import&Export
Trade Co., Ltd
|
35,58%
|
4
|
Goomax Metal Co., Ltd Fujian
|
Quanzhou Shengchuang Trading
Company
|
18,16%
|
5
|
Linqu Hengxin Aluminium Co., Ltd
Linqu Linqu Lude Industry and Trade
Co., Ltd
|
-
|
24,87%
|
6
|
Guangxi Aomei Aluminum Industry
Co., Ltd
|
-
|
25,62%
|
7
|
Guangxi Yangli Aluminium Co., Ltd
|
-
|
22,00%
|
8
|
Foshan Sanshui Fenglu Aluminium
Company Limited
|
-
|
35,58%
|
9
|
Shandong Xinyudong Aluminium Co.,
Ltd
|
-
|
35,58%
|
10
|
Guangdong Weiye Aluminium Factory
Group Co., Ltd
|
-
|
10,25%
|
11
|
Nanning City Weiweihai Construction Doors and Windows Co., Ltd
|
-
|
23,47%
|
12
|
Alnan Aluminium Co., Ltd
|
-
|
35,58%
|
13
|
Guangxi Yalong Aluminium Industry
Co., Ltd
|
-
|
35,39%
|
14
|
Pingguo Jianfeng Aluminium Company
Limited
|
-
|
31,22%
|
15
|
Huachang Aluminum Factory Co., Ltd.
|
Weichang Aluminum (Hong Kong) Co.,
Ltd.
|
35,58%
|
16
|
Bazhou Jinwoshengdi Aluminum
Products Co., Ltd
|
|
4,39%
|
17
|
Fujian Zhangzhou Antai Aluminium
Co., Ltd
|
Xiamen Antai New Energy Technology
Co., Ltd
|
14,75%
|
18
|
Các công ty khác của Trung Quốc
|
35,58%
|
4. Thời hạn áp
dụng biện pháp chống bán phá giá
Biện pháp chống bán phá giá tại Mục 3
nêu trên sẽ được áp dụng từ ngày có hiệu lực của Quyết định về kết quả rà soát lần
thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm nhôm có xuất
xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (trừ trường hợp được thay đổi, gia hạn
theo Quyết định khác của Bộ Công Thương căn cứ trên kết quả rà soát việc áp dụng
biện pháp chống bán phá giá theo quy định của pháp luật).
5. Thủ tục, hồ
sơ kiểm tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Để có cơ sở xác định hàng hóa nhập khẩu
thuộc đối tượng áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Cơ quan hải quan sẽ thực
hiện kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy chứng nhận của nhà sản
xuất và giấy tờ có liên quan khác theo quy định dưới đây. Chứng từ chứng nhận
xuất xứ hàng hóa gồm:
a) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
(C/O); hoặc
b) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng
hóa phù hợp với quy định tại:
- Hiệp định Thương mại hàng hóa
ASEAN;
- Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến
bộ xuyên Thái Bình Dương;
- Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt
Nam và Liên minh châu Âu.
Các bước kiểm tra cụ thể như sau:
Bước 1: Kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Trường hợp 1: Nếu không xuất trình
được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì áp dụng mức thuế chống bán phá
giá là 35,58%.
- Trường hợp 2: Nếu xuất trình được
chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ các nước, vùng lãnh thổ khác không phải
Trung Quốc thì không phải nộp thuế chống bản phá giá.
- Trường hợp 3: Nếu xuất trình được
chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Trung Quốc thì chuyển sang Bước 2.
Bước 2: Kiểm tra Giấy chứng nhận
chất lượng (bản gốc) của nhà sản xuất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận nhà
sản xuất)
- Trường hợp 1: Nếu: (i) không xuất
trình được Giấy chứng nhận nhà sản xuất hoặc (ii) xuất trình được Giấy chứng nhận
nhà sản xuất nhưng tên nhà sản xuất trên Giấy chứng nhận không trùng với tên
nhà sản xuất nêu tại Cột 1 Mục 3 của Thông báo này thì nộp mức thuế chống bán
phá giá là 35,58%.
- Trường hợp 2: Nếu xuất trình được
Giấy chứng nhận nhà sản xuất và tên nhà sản xuất trên Giấy
chứng nhận trùng với tên của nhà sản xuất nêu tại Cột 1 Mục 3 của Thông báo này
thì chuyển sang Bước 3.
Bước 3: Kiểm tra tên nhà xuất
khẩu
- Trường hợp 1: Nếu tên nhà xuất khẩu
(dựa trên hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại) trùng với tên nhà sản xuất nêu
tại Cột 1 hoặc trùng với tên nhà xuất khẩu tương ứng theo hàng ngang tại Cột 2
thì nộp mức thuế tương ứng theo hàng ngang tại Cột 3 Mục 3 của Thông báo này.
- Trường hợp 2: Nếu tên nhà xuất khẩu
(dựa trên hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại) không trùng với tên nhà sản xuất
tại Cột 1 hoặc không trùng với tên nhà xuất khẩu tương ứng theo hàng ngang tại
Cột 2 thì nộp mức thuế chống bán phá giá là 35,58%.
6. Trình tự thủ
tục tiếp theo
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện
pháp phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các cơ quan quản lý có
liên quan và cơ quan hải quan cung cấp thông tin về tình hình nhập khẩu hàng
hóa thuộc đối tượng áp thuế chống bán phá giá.