Quyết định 3287/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Phương án Bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa, giai đoạn 2021-2030 do tỉnh Thanh Hóa ban hành

Số hiệu 3287/QĐ-UBND
Ngày ban hành 26/08/2021
Ngày có hiệu lực 26/08/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Lê Đức Giang
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3287/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 26 tháng 8 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU BẢO TỒN CÁC LOÀI HẠT TRẦN QUÝ, HIẾM NAM ĐỘNG, HUYỆN QUAN HÓA, GIAI ĐOẠN 2021-2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13/11/2013; Luật Đất đai ngày 29/11/2013; Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học; số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về việc hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 về việc sửa đổi bổ sung một snghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai; số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

Căn cứ Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về quản lý rừng bền vững; số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về các biện pháp lâm sinh; số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định danh mục loài cây lâm nghiệp chính; số 31/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về phân định ranh giới rừng; số 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định phương pháp định giá rừng; số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng; Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019 về hướng dẫn một số nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh;

Căn cứ các văn bản của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Số 8264/TB-BNN-VP ngày 30/11/2020 về công tác quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ năm 2020 và đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; số 3819/BNN-TCLN ngày 21/6/2021 về xây dựng phương án quản lý rừng bền vững tỉnh Thanh Hóa;

Căn cứ Quyết định số 3230/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2025;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Báo cáo thẩm định số 130/SNN&PTNT-KL ngày 27/3/2021, s 480/BC-SNN&PTNT ngày 19/8/2021; của Chi cục Kiểm lâm tại Tờ trình số 18/TTr-CCKL ngày 18/8/2021 (kèm theo hồ sơ có liên quan).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án Bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa, giai đoạn 2021-2030 với các nội dung chính như sau:

1. Đơn vị xây dựng phương án: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa.

2. Địa chỉ: Số 03 Hạc Thành, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

3. Mc tiêu

3.1. Mục tiêu chung

Bảo tồn, phát triển bền vững rừng đặc dụng Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động; gìn giữ, phát huy các giá trị đa dạng sinh học, nguồn gen các loài hạt trần quý, hiếm, đặc hữu, loài ưu tiên bảo vệ; bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh nguồn nước khu vực đầu nguồn sông Luồng, sông Mã và thực hiện hiệu quả mục tiêu cải thiện, nâng cao đời sống cho người dân vùng đệm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh tại địa phương.

3.2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu về môi trường

- Bảo vệ hiệu quả 646,95 ha đất rừng hiện có; tiếp tục duy trì độ che phủ rừng, nâng cao chất lượng rừng; bảo vệ, phát triển bền vững chỉ số đa dạng sinh học phân loài, loài, quần thể, hệ sinh thái rừng núi đá và đa dạng nguồn gen các loài động, thực vật quý hiếm; trọng tâm là 9 loài hạt trần hiện có.

- Phát huy tối đa chức năng phòng hộ của rừng (bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước sinh hoạt và sản xuất; hạn chế xói mòn, rửa trôi và nâng cao độ phì của đất; giảm thiểu thiên tai, lũ lụt, hạn hán, lũ ống, lũ quét).

b) Mục tiêu về xã hội

- Thu hút, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân các xã vùng đệm khu bảo tồn thông qua các hoạt động bảo vệ rừng, du lịch sinh thái, phát triển nghề truyền thống và các chương trình an sinh, xóa đói giảm nghèo.

- Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng đường giao thông, các công trình công cộng hướng tới xây dựng nông thôn mới.

c) Mục tiêu về kinh tế

- Từng bước đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng gắn với phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

- Phát huy tối đa tiềm năng, đặc trưng và thế mạnh của khu bảo tồn để tạo môi trường thu hút đầu tư; thực hiện hiệu quả hoạt động cung ứng dịch vụ môi trường rừng; đầu tư cho nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích giữa bảo tồn đa dạng sinh học với phát triển, nâng cao thu nhập cho nhân dân vùng đệm.

[...]