Quyết định 3239/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Phương án bảo tồn và phát triển bền vững Vườn Quốc gia Bến En, giai đoạn 2021-2030 do tỉnh Thanh Hóa ban hành

Số hiệu 3239/QĐ-UBND
Ngày ban hành 23/08/2021
Ngày có hiệu lực 23/08/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Lê Đức Giang
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3239/QĐ-UBND

Thanh Hoá, ngày 23 tháng 8 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN, GIAI ĐOẠN 2021-2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Đa dạng sinh học 2008; Luật Đất đai ngày 29/11/2013; Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017; Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 về việc quy định chi tiết và hư ng d n thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học; số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về việc hưởng dân thi hành Luật Đất đai; số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 về việc sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đt đai;

Căn cứ Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Số 28/2018/TT- BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về quản lý rừng bền vững; số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về các biện pháp lâm sinh; số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định danh mục loài cây lâm nghiệp chính; số 31/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về phân định ranh gii rừng; số 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định phương pháp định giá rừng; số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng; Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019 về hưởng dân một số nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh;

Căn cứ các văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Số 8264/TB-BNN-VP ngày 30/11/2020 về công tác quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ năm 2020 và đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; số 3819/BNN-TCLN ngày 21/6/2021 về xây dựng phương án quản lý rừng bền vững tỉnh Thanh Hóa;

Căn cứ Quyết định số 3230/QĐ-UBND, ngày 29/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2025;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Báo cáo thẩm định số 482/BC-SNN&PTNT, ngày 20/8/2021; của Ban quản lý Vườn Quốc gia Bến En tại Tờ trình số 462/TTr-VQG, ngày 19/8/2021 (kèm theo hồ sơ có liên quan).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án bảo tồn và phát triển bền vững Vườn Quốc gia Bến En, giai đoạn 2021 - 2030, với các nội dung chính như sau:

1. Tên chủ rừng: Ban quản lý Vườn Quốc gia Bến En.

2. Địa chỉ: Khu phố Xuân Lai, thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa.

3. Mục tiêu

3.1. Mục tiêu chung

Bảo tồn, phát triển bền vững rừng đặc dụng và vùng đất ngập nước Vườn Quốc gia Bến En; gìn giữ, phát huy các giá trị đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh nguồn nước khu vực đầu nguồn sông Mực; gắn với thực hiện hiệu quả mục tiêu cải thiện, nâng cao đời sống cho người dân vùng đệm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh tại địa phương.

3.2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu về môi trường.

- Bảo vệ hiệu quả diện tích rừng hiện có với trên 10.800ha rừng tự nhiên; tiếp tục duy trì ổn định độ che phủ rừng đạt trên 74%. Nâng cao khả năng, giá trị phòng hộ đầu nguồn và cung cấp nguồn sinh thủy cho hồ sông Mực.

- Bảo tồn đa dạng sinh học, gìn giữ, phát triển các loài động, thực vật, nhất là 101 loài thực vật và 464 loài động vật quý, hiếm, đặc hữu, loài ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật, Sách đỏ Việt Nam và các Hiệp ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên (IUCN, CITES... ).

- Phục hồi trên 2.500 ha rừng nghèo, nghèo kiệt tại các khu vực giáp ranh, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ hành chính thông qua các hoạt động khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên và làm giàu rừng.

- Hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phục vụ bảo tồn nội vi, bảo tồn ngoại vi các giống loài động thực vật hiện có trong Vườn Quốc gia Bến En.

- Khai thác hiệu quả các giá trị dịch vụ môi trường rừng (cho thuê kinh doanh du lịch, trồng cây dưới tán rừng, cung cấp nguồn nước, hấp thụ và lưu giữ cácbon, cung ứng bãi đẻ, nuôi trồng thủy sản ...).

- Mở rộng hành lang đa dạng sinh học, hành lang xanh giữa Vườn Quốc gia Bến En với các chủ rừng liền kề gắn với đảm bảo chức năng phòng hộ, điều tiết nguồn nước cho hồ sông Mực.

b) Mục tiêu về xã hội.

- Phối hợp chặt chẽ với Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt trời đầu tư phát triển du lịch sinh thái trong Vườn Quốc gia Bến En, thu hút sự tham gia của người dân vào các hoạt động dịch vụ, phục vụ du lịch trên địa bàn.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ