Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 3216/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với chuyển đổi lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 3216/QĐ-UBND
Ngày ban hành 10/11/2015
Ngày có hiệu lực 10/11/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Nguyễn Văn Chúc
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
VĨNH PHÚC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3216/QĐ-UBND

Vĩnh Yên, ngày 10 tháng 11 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP GẮN VỚI CHUYỂN ĐỔI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

Căn cứ Luật Tổ chức ND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đán tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện Đ án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Thông báo số 1857-TB/TU, ngày 24/6/2015 của Ban thường vụ Tỉnh ủy tnh về Đ án tái cấu ngành Nông nghip gắn vi chuyn đổi lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (lần 2);

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT tại tờ trình số 225/TTr-SNN&PTNT ngày 09/11/2015 của SNN & PTNT,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định: Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với chuyển đổi lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thực hiện Đề án đúng theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh văn phòng y ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyn, thành, thị; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ NN&PTNT;
-
TTTU, TTHĐND tỉnh;
-
UBMTTQ VN tỉnh, các đoàn thể;
- CPCT, CPVP;
-
Như Điều 3;
- Lưu: VT, NN3.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Chúc

 

ĐỀ ÁN

TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP GẮN VỚI CHUYỂN ĐỔI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(kèm theo Quyết định số 32
16/-UBND ngày 10/11/2015 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

LỜI NÓI ĐẦU

Thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyt Đề án tái cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; UBND tỉnh đã thành lập BCĐ xây dựng Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gn vi chuyn đi lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020 và tm nhìn đến 2030 (Đề án). BCĐ xây dựng Đề án đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp & PTNT, các sở, ngành liên quan phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (Viện CSCL) là đơn vị tư vấn, triển khai xây dựng Đề án từ tháng 7/2014. Sau nhiu ln xin ý kiến tham gia của hộ nông dân, chủ trang trại, thương lái, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, huyện, xã; UB MTTQ tỉnh; các nhà khoa học, quản lý, chuyên gia kinh tế của các Bộ, Ban, Ngành Trung ương và tiếp thu chỉ đạo của BCĐ liên ngành thực hiện tái cu ngành nông nghiệp Trung ương, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/10/2015 về đẩy mạnh thực hiện Đán tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đến nay Đề án đã hoàn thiện.

Phạm vi Đề án tập trung vào nội dung tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gn với chuyển đổi lao động nông thôn. Vì vậy, Đề án chỉ đi sâu phân tích các đim mạnh, đim hạn chế trong phát triển NLTS và vấn đề chuyển đổi lao động nông thôn. Trên cơ sở đó xác định các đim đột phá đphát triển NLTS, các giải pháp chuyển đổi lao động nông nghiệp, nông thôn. Đề án cũng chỉ ra các ngành hàng chủ lực, các nội dung tỉnh cn tập trung ngun lực đphát triển; bên cạnh đó cũng đcập tới các ngành hàng có tiềm năng để có biện pháp duy trì hoặc đy mạnh phát trin trong thời gian tới.

Trong Đề án này, tái cơ cấu nông nghiệp là tổ chức lại sản xuất nông nghiệp nhằm điều chỉnh những vướng mắc, bt cập cũ và đáp ứng những đòi hỏi mới vkinh tế - xã hội và thị trường theo mục tiêu đ ra.

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững nhằm đạt được 3 mục tiêu sau: (1) Đảm bảo tốc độ tăng trưởng nông nghiệp, tăng tính cạnh tranh sản phm nông nghiệp; (2) Tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống của người nông dân; (3) Sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Tái cơ cấu bao gồm các nội hàm sau: (1) Xác định về mục tiêu của sản xuất NLTS; (2) Điều chỉnh vlĩnh vực, ngành sản xuất theo hướng tập trung vào ngành, lĩnh vực chủ lực, có lợi thế; (3) Điều chỉnh về phương thức sản xuất (mô hình tổ chức sản xuất, địa bàn sản xuất, sử dụng KHCN); (4) Điều chỉnh về đầu tư công trong lĩnh vực NLTS.

I. TÍNH CẤP THIẾT VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1.1. Tính cấp thiết của Đề án

Trong những năm qua, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ở Vĩnh Phúc diễn ra rất nhanh. Cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc đã có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng của công nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tỷ trọng GDP NLTS chỉ còn chiếm 9,77% trong cơ cấu GDP của tỉnh năm 2015. Xu hướng giảm tỷ trọng GDP NLTS sẽ tiếp tục trong những năm tới.

Mặc dù đóng góp vào GDP giảm mạnh nhưng nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc. Ngành Nông nghiệp sử dụng đến 37,02% lực lượng lao động (Theo điều tra thực trạng lao động thời điểm 1/10/2014 của Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc), là nguồn sinh kế của 58% hộ gia đình và đóng góp khoảng 20% thu nhập của hộ (CTK, 2012). Tỷ lệ dân cư sống ở khu vực nông thôn chiếm 76,9% tổng dân số toàn tỉnh (Cục Thống kê Vĩnh Phúc, 2014). Nông nghiệp không chỉ giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc mà còn tạo thành vùng đệm, giữ gìn cảnh quan môi trường cho một Vĩnh Phúc công nghiệp hóa, đô thị hóa.

[...]