Kế hoạch 159/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”

Số hiệu 159/KH-UBND
Ngày ban hành 21/08/2018
Ngày có hiệu lực 21/08/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Yên Bái
Người ký Dương Văn Tiến
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 159/KH-UBND

Yên Bái, ngày 21 tháng 08 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP SANG PHI NÔNG NGHIỆP TỈNH YÊN BÁI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025”

Căn cứ Quyết định số 1076/QĐ-UBND ngày 28/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”; trên cơ sở đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 173/TTr-SLĐTBXH ngày 02/8/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025” đảm bảo đúng mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án.

- Định hướng những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phù hợp để các sở, ban, ngành, các địa phương cùng phối hợp triển khai thực hiện, đảm bảo hoàn thành mục tiêu tăng dần tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm hình thành cơ cấu lao động hợp lý, đảm bảo sự chuyển dịch hàng năm đúng với tình hình thực tế và mục tiêu của Đề án.

- Nhằm xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh để thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp và đảm bảo việc làm bền vững cho người lao động.

2. Yêu cầu

- Bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án được phê duyệt tại Quyết định số 1076/QĐ-UBND ngày 28/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”.

- Các sở, ban, ngành, địa phương; cơ sở giáo dục nghề nghiệp, dịch vụ việc làm xác định rõ trách nhiệm trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của đề án để phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện. Huy động được sự tham gia của các doanh nghiệp, xã hội và người lao động trong việc triển khai thực hiện.

- Việc thực hiện kế hoạch cần có sự kế thừa, lồng ghép các chương trình, dự án, đề án đang và sẽ triển khai trên địa bàn tỉnh. Cùng với sự đầu tư của Nhà nước, chú trọng huy động nguồn lực của doanh nghiệp, người lao động và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện có hiệu quả mục tiêu của Đề án.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định về báo cáo, sơ kết để đánh giá kịp thời kết quả triển khai thực hiện và có giải pháp phù hợp nhằm đạt được mục tiêu Đề án.

II. CÁC CHỈ TIÊU CHÍNH

1. Phấn đấu đến năm 2020, lao động nông nghiệp còn khoảng 61,9% lao động tham gia hoạt động kinh tế của tỉnh, trong đó tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động hoạt động kinh tế của các huyện, thị xã, thành phố là: thành phố Yên Bái 5,76%; huyện Trấn Yên 63,71%; huyện Yên Bình 56,75%; huyện Văn Yên 67,43%; huyện Lục Yên 73,4%; huyện Văn Chấn 77,54%; thị xã Nghĩa Lộ 30,04; huyện Trạm Tấu 85,5%; huyện Mù Cang Chải 88,83%.

2. Phấn đấu đến năm 2025, lao động nông nghiệp còn khoảng 51,9% lao động tham gia hoạt động kinh tế của tỉnh, trong đó tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động hoạt động kinh tế của các huyện, thị xã, thành phố là: thành phố Yên Bái 3,11%; huyện Trấn Yên 52,71%; huyện Yên Bình 45,64%; huyện Văn Yên 56,43%; huyện Lục Yên 62,4%; huyện Văn Chấn 66,04%; thị xã Nghĩa Lộ 20,4%; huyện Trạm Tấu 75,5%; huyện Mù Cang Chải 78,83%.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Các sở, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án và thực hiện các nhiệm vụ, hoàn thành báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).

(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo)

2. Các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án theo lĩnh vực được phân công. Định kỳ hàng năm (trước ngày 05/12) báo cáo kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Đề án hàng năm. Tổ chức sơ kết, báo cáo đánh giá thực hiện Đề án theo định kỳ (hàng năm, 3 năm, 5 năm).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Là cơ quan thường trực Đề án; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành tại địa phương.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh nhằm thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp trình Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của Đề án về đào tạo nâng cao chất lượng lao động và giải quyết việc làm cho lao động.

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức sơ kết hàng năm, sơ kết giai đoạn 2018 - 2020 và tổng kết thực hiện Đề án; kiểm tra, đánh giá thực hiện Đề án theo định kỳ; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo định kỳ về tiến độ, kết quả, hiệu quả triển khai thực hiện Đề án.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

[...]