BỘ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 313/QĐ-BLĐTBXH
|
Hà
Nội, ngày 15 tháng 03
năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC CÔNG BỐ CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BÃI BỎ LĨNH VỰC PHÒNG, CHỐNG
TỆ NẠN XÃ HỘI THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG
BINH VÀ XÃ HỘI
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP
ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm
soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP
ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các
nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ
Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm
soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục
Phòng, chống tệ nạn xã hội và Chánh Văn phòng Bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này các thủ tục hành
chính được sửa đổi, bãi bỏ lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc phạm vi chức
năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục
trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng;
- Các Thứ trưởng;
- Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát TTHC);
- UBND tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Lưu: VT, Cục PCTNXH.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Hà
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BÃI BỎ LĨNH VỰC PHÒNG, CHỐNG
TỆ NẠN XÃ HỘI PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 313/QĐ-LĐTBXH ngày 15 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội)
Phần I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
I. Danh mục thủ tục hành chính được
sửa đổi, đơn giản hóa
TT
|
Số
hồ sơ TTHC
|
Tên
thủ tục hành chính
|
Tên
VBQPPL quy định nội dung sửa đổi
|
Lĩnh
vực
|
Cơ
quan thực hiện
|
Thủ tục hành chính cấp trung
ương
|
1
|
B-BLD-286023-TT
|
Cấp
giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện
|
Nghị
định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ
|
Phòng,
chống tệ nạn xã hội
|
Bộ Lao
động- Thương binh và Xã hội.
|
2
|
B-BLD-286024-TT
|
Gia
hạn giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện
|
Như
trên
|
Như
trên
|
Như
trên
|
3
|
B-BLD-286025-TT
|
Thay
đổi giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện
|
Như
trên
|
Như
trên
|
Như
trên
|
II. Danh mục thủ tục hành chính
bãi bỏ
TT
|
Số
hồ sơ TTHC
|
Tên
TTHC
|
Tên
văn bản QPPL quy định
|
Lĩnh
vực
|
Cơ
quan thực hiện
|
Thủ tục hành chính cấp tỉnh
|
1
|
B-BLD-286031-TT
|
Đưa
người nghiện ma túy, người bán dâm tự nguyện vào cai nghiện, chữa trị, phục hồi
tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội
|
Nghị
định số 80/2018/NĐ-CP ngày 17/5/2018 của Chính phủ
|
Phòng,
chống tệ nạn xã hội
|
Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội
|
2
|
B-BLD-286032-TT
|
Chế
độ thăm gặp đối với học viên tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã
hội
|
Nghị
định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ (Điều 28)
|
Như
trên
|
Như
trên
|
III. Các
thủ tục đưa ra khỏi danh mục thủ tục hành chính công bố
TT
|
Số
hồ sơ TTHC
|
Tên
TTHC
|
Lý
do
|
Ghi
chú
|
Thủ tục hành chính cấp xã
|
1
|
B-BLD-286038-TT
|
Hoãn
chấp hành quyết định cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng
|
Đưa
TTHC này ra khỏi danh mục TTHC công bố, vì không thuộc đối tượng điều chỉnh của
Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục
hành chính (điểm b khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP quy định
không điều chỉnh thủ tục xử lý vi phạm hành chính).
|
|
2
|
B-BLD-286039-TT
|
Miễn
chấp hành quyết định cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng.
|
Như
trên
|
|
Phần II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Thủ tục hành chính cấp trung ương
1. Thủ tục Cấp
giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện
1.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cơ sở cai nghiện ma túy tự
nguyện nộp hoặc gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đến Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở của cơ sở cai
nghiện ma túy tự nguyện.
- Bước 2: Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội có trách nhiệm tổ chức thẩm định và tổng hợp kết quả gửi Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội xem xét, cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy cho
cơ sở. Trường hợp chưa đủ điều kiện cấp phép thì Giám đốc Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Bước 3: Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội có trách nhiệm xem xét, cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở. Trường hợp
chưa đủ điều kiện cấp phép thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
1.2. Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường
bưu điện.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn
đề nghị cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện.
- Bản sao chứng thực giấy phép hoạt động
khám bệnh, chữa bệnh do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật Khám bệnh,
chữa bệnh đối với cơ sở đề nghị cấp phép điều trị cắt cơn,
giải độc và phục hồi sức khoẻ hoặc thực hiện toàn bộ quy trình cai nghiện, phục hồi.
- Bản sao quyết định thành lập của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở cai nghiện tự nguyện do Nhà nước
thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy
phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở đề nghị cấp phép giáo dục,
phục hồi hành vi, nhân cách; lao động trị liệu, hướng nghiệp, dạy nghề, chuẩn bị
tái hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện.
- Tài liệu chứng minh bảo đảm đủ các
điều kiện quy định, cụ thể:
+ Đối với hồ sơ đề nghị cấp phép của
cơ sở hoạt động điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khoẻ: đáp ứng các điều
kiện quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của
Chính phủ
+ Đối với hồ sơ đề nghị cấp phép của
cơ sở hoạt động giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách; lao động trị liệu, hướng
nghiệp, dạy nghề, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện: đáp
ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày
08/10/2018 của Chính phủ.
+ Đối với hồ sơ đề nghị cấp phép của
cơ sở thực hiện toàn bộ quy trình cai nghiện phục hồi: Về cơ sở vật chất phải
đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất quy định tại khoản
1, khoản 2 Điều 9 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ về
nhân sự: Người đứng đầu và người phụ trách chuyên môn của cơ sở phải đáp ứng điều
kiện về nhân sự quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày
08/10/2018 của Chính phủ; những nhân sự khác phải đáp ứng điều kiện về nhân sự
quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: Không quá 40 ngày làm việc (kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ).
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
Cơ sở cai nghiện do cơ quan, tổ chức,
cá nhân thành lập theo quy định của pháp luật, tổ chức hoạt động cai nghiện ma
túy theo loại hình dịch vụ có thu, phi lợi nhuận hoặc hoạt
động nhân đạo, từ thiện.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính:
Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy
tự nguyện (có thời hạn 10 năm).
1.8. Phí, lệ phí: Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị cấp, gia hạn giấy phép hoạt
động cai nghiện ma túy (mẫu quy định tại Phụ
lục 3 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 43/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 31/12/2011).
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
a) Đối với cơ sở hoạt động điều trị cắt
cơn, giải độc và phục hồi sức khoẻ:
- Về cơ sở vật chất:
+ Có nơi tiếp nhận người nghiện; có
khu vực thực hiện cắt cơn, giải độc, cấp cứu có diện tích sử dụng tối thiểu 30
m2; khu vực theo dõi phục hồi sau cắt cơn: Diện tích sử dụng tối thiểu
5m2/người cai nghiện, có các tiện nghi sinh hoạt thông thường (nhà vệ
sinh chung, giường, chiếu, chăn, màn riêng cho mỗi người) để bảo đảm thời gian
lưu người cai nghiện ma túy tối thiểu là 20 ngày, kể từ ngày bắt đầu cắt cơn,
giải độc.
+ Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế để
thực hiện việc cắt cơn, giải độc, theo dõi sức khỏe, phục hồi sức
khỏe sau cắt cơn, giải độc và các thiết bị theo quy định tại Phụ lục II ban
hành kèm theo Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ; có thuốc
hỗ trợ cắt cơn, giải độc, thuốc chống sốc, thuốc cấp cứu chuyên khoa và các loại
thuốc cần thiết khác theo quy định của Bộ Y tế.
+ Có khu vực quản lý riêng cho người
cai nghiện ma túy là: người dưới 18 tuổi, phụ nữ, người mắc bệnh truyền nhiễm,
người bị loạn thần.
- Về nhân sự:
+ Người đứng đầu cơ sở cai nghiện phải
là người đã có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên và có
chứng chỉ hoặc chứng nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản về cai nghiện
ma túy.
+ Người phụ trách chuyên môn của cơ sở
cai nghiện là bác sỹ, được cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực tâm thần hoặc
trong lĩnh vực điều trị hỗ trợ cai nghiện, có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa
bệnh từ đủ 36 tháng trở lên, trong đó có thời gian trực tiếp làm công tác cai
nghiện từ đủ 12 tháng trở lên.
+ Cán bộ quản lý, nhân viên y tế,
nhân viên tư vấn, điều dưỡng viên làm việc tại cơ sở cai nghiện phải có bằng tốt
nghiệp trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm; có chứng
chỉ hoặc chứng nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản về cai nghiện ma
túy.
b) Đối với cơ sở hoạt động giáo dục,
phục hồi hành vi, nhân cách; lao động trị liệu, hướng nghiệp, dạy nghề, chuẩn bị
tái hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện:
- Về cơ sở vật chất:
+ Có nơi tiếp nhận, chăm sóc, theo
dõi và phục hồi sức khỏe sau cắt cơn giải độc. Có khu vực quản lý riêng cho người
cai nghiện ma túy là: người dưới 18 tuổi, phụ nữ, người mắc bệnh truyền nhiễm,
người bị loạn thần.
+ Có nơi học tập, vui chơi giải trí,
thể dục thể thao, luyện tập dưỡng sinh, sinh hoạt văn hóa văn nghệ theo chương trình giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách cho người
cai nghiện ma túy.
+ Có mặt bằng, nhà xưởng đủ điều kiện
tổ chức lao động trị liệu phù hợp cho người cai nghiện ma túy.
- Về nhân sự:
+ Người phụ trách chuyên môn phải có
bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành: xã hội học,
tâm lý học, y tế; có thời gian trực tiếp làm công tác cai nghiện từ đủ 12 tháng
trở lên; có chứng chỉ hoặc chứng nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản
về cai nghiện ma túy; là người làm việc toàn thời gian tại cơ sở cai nghiện.
+ Cán bộ quản lý, nhân viên y tế,
nhân viên tư vấn, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, giáo viên dạy nghề làm việc tại
cơ sở cai nghiện phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên, thuộc chuyên ngành
phù hợp với vị trí việc làm; có chứng chỉ hoặc chứng nhận đã hoàn thành chương
trình đào tạo cơ bản về cai nghiện ma túy.
c) Đối với cơ sở thực hiện toàn bộ
quy trình cai nghiện phục hồi:
- Về cơ sở vật chất: phải đáp ứng các
điều kiện về cơ sở vật chất quy định đối với cơ sở hoạt động điều trị cắt cơn,
giải độc và phục hồi sức khoẻ và cơ sở hoạt động giáo dục, phục hồi hành vi,
nhân cách; lao động trị liệu, hướng nghiệp, dạy nghề, chuẩn
bị tái hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện nêu trên.
- Về nhân sự:
+ Người đứng đầu cơ sở cai nghiện phải
là người đã có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên và có chứng chỉ hoặc chứng
nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản về cai nghiện ma túy.
+ Người phụ trách chuyên môn của cơ sở
cai nghiện là bác sỹ, được cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực tâm thần hoặc
trong lĩnh vực điều trị hỗ trợ cai nghiện, có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa
bệnh từ đủ 36 tháng trở lên, trong đó có thời gian trực tiếp làm công tác cai
nghiện từ đủ 12 tháng trở lên.
+ Nhân sự khác: Cán bộ quản lý, nhân
viên y tế, nhân viên tư vấn, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, giáo viên dạy nghề
làm việc tại cơ sở cai nghiện phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên, với
chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm; có chứng chỉ hoặc chứng nhận đã hoàn
thành chương trình đào tạo cơ bản về cai nghiện ma túy.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Nghị định số
147/2003/NĐ-CP ngày 02/12/2003 của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục cấp
giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.
- Nghị định số 94/2011/NĐ-CP ngày
18/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
147/2003/NĐ-CP ngày 02/12/2003.
- Nghị định số 80/2018/NĐ-CP ngày
17/5/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày
02/12/2003; Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ quy định
chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở
chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người
chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh.
- Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày
08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện
đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội.
- Thông tư liên tịch số
43/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 31/12/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
và Bộ Y tế hướng dẫn việc cấp giấy phép và quản lý hoạt động của cơ sở cai nghiện
ma túy tự nguyện.
* Ghi chú: Thủ tục hành chính đã được đơn giản hóa về: trình tự thực hiện, thành
phần hồ sơ, kết quả thực hiện, yêu cầu điều kiện.
2. Thủ tục Gia
hạn giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện
2.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cơ sở
cai nghiện ma túy tự nguyện nộp hoặc gửi hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép đến Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt
trụ sở của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.
- Bước 2: Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội có trách nhiệm tổ chức thẩm định và tổng hợp kết quả gửi Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội xem xét, gia hạn phép hoạt động cai nghiện ma túy cho
cơ sở. Trường hợp chưa đủ điều kiện thì Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Bước 3: Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội có trách nhiệm xem xét, gia hạn giấy phép hoạt động cho cơ sở. Trường
hợp chưa đủ điều kiện thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2.2. Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường
bưu điện.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
ạ) Thành phần hồ sơ:
- Đơn
đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện.
- Giấy phép hoạt động cai nghiện ma
túy tự nguyện, bản sao chứng thực giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của
cơ sở đề nghị gia hạn.
- Báo cáo chi tiết tình hình tổ chức
và hoạt động của cơ sở cai nghiện tự nguyện đề nghị gia hạn giấy phép trong năm
năm liên tục gần nhất.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày làm việc (kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ).
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện có
nhu cầu gia hạn giấy phép hoạt động.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính:
Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy
tự nguyện.
2.8. Phí, lệ phí: Không.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị cấp, gia hạn giấy phép hoạt
động cai nghiện ma túy (mẫu quy định tại Phụ
lục 3 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 43/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày
31/12/2011).
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
Đáp ứng các yêu cầu, điều kiện phù hợp
với nội dung giấy phép đề nghị gia hạn theo quy định.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày
02/12/2003 của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản
lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.
- Nghị định số 94/2011/NĐ-CP ngày
18/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
147/2003/NĐ-CP ngày 02/12/2003.
- Nghị định số 80/2018/NĐ-CP ngày
17/5/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày
02/12/2003; Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ quy định
chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở
chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người
chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh.
- Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày
08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện
đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Thông tư liên tịch số 43/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT
ngày 31/12/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn việc
cấp giấy phép và quản lý hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.
* Ghi chú: Thủ tục hành chính đã được đơn giản hóa về: trình tự thực hiện, kết quả
thực hiện, yêu cầu điều kiện.
3. Thủ tục Thay
đổi giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện
3.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cơ sở cai nghiện ma túy tự
nguyện nộp hoặc gửi hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.
- Bước 2: Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội có trách nhiệm tổ chức thẩm định và tổng hợp kết quả gửi Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội xem xét, cấp giấy phép (thay đổi phạm vi hoạt động) cai
nghiện ma túy cho cơ sở. Trường hợp chưa đủ điều kiện thì Giám đốc Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Bước 3: Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội có trách nhiệm xem xét, cấp giấy phép (thay đổi phạm vi hoạt động)
cho cơ sở. Trường hợp chưa đủ điều kiện thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ
lý do.
3.2. Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường
bưu điện.
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn
đề nghị thay đổi phạm vi hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện.
- Bản sao chứng
thực giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với phạm vi hoạt động cai
nghiện ma túy đề nghị thay đổi.
- Báo cáo chi tiết tình hình tổ chức
và hoạt động của cơ sở cai nghiện tự nguyện kể từ lần được cấp hoặc gia hạn giấy
phép gần nhất, trong đó nêu rõ phương án hoạt động sau khi thay đổi phạm vi hoạt
động, phương án giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3.4. Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày làm việc (kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ).
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện có
nhu cầu thay đổi phạm vi hoạt động.
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội.
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính:
Giấy phép (thay đổi phạm vi hoạt động)
cai nghiện ma túy tự nguyện.
3.8. Phí, lệ phí: Không.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị cấp, gia hạn giấy phép hoạt
động cai nghiện ma túy (mẫu quy định tại Phụ
lục 3 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 43/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 31/12/2011).
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
Đáp ứng các yêu cầu, điều kiện phù hợp
với nội dung đề nghị thay đổi phạm vi hoạt động theo quy định.
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày
02/12/2003 của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản
lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.
- Nghị định số 94/2011/NĐ-CP ngày
18/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
147/2003/NĐ-CP ngày 02/12/2003.
- Nghị định số 80/2018/NĐ-CP ngày
17/5/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày
02/12/2003; Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ quy định
chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở
chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh.
- Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày
08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện
đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Thông tư liên tịch số 43/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT
ngày 31/12/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn việc
cấp giấy phép và quản lý hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.
* Ghi chú: Thủ tục hành chính đã được đơn giản
hóa về: trình tự thực hiện, kết quả thực hiện, yêu cầu điều
kiện.