Quyết định 3016/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Chương trình khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020-2025

Số hiệu 3016/QĐ-UBND
Ngày ban hành 25/11/2019
Ngày có hiệu lực 25/11/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Nguyễn Văn Khước
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 3016/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 25 tháng 11 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2020-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông;

Căn cứ Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại Thông báo số 255/TB-UBND ngày 20/11/2019 của UBND tỉnh về kết quả phiên họp UBND tỉnh tháng 11/2019;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 158/TTr-SNN&PTNT ngày 04 tháng 11 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020-2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Bộ NN&PTNT;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh; Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- CPVP UBND tình;
- Các Sở, ban, ngành; đoàn thể tỉnh;
- Công báo tỉnh; Đài PTTH, Báo Vĩnh Phúc, Cổng TTĐT;
- Như Điều 2;
- Lưu: VT, NN2./.
(O: 56 b)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Khước

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2020 - 2025

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3016/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2019 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc).

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Sự cần thiết:

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; địa hình phong phú, đa dạng gồm đồng bằng, trung du và miền núi, có diện tích tự nhiên là 123.515 ha; trong đó diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản là 55.400 ha (chiếm gần 75 % diện tích); gồm nhiều vùng sinh thái ưu thế, đa dạng về cây trồng, vật nuôi, là lợi thế để phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Sau hơn 20 năm tái lập tỉnh, từ một tỉnh thuần nông, kinh tế - xã hội của tỉnh đã phát triển vượt bậc với cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Theo đó, nông nghiệp - nông thôn của tỉnh cũng phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kinh tế nông nghiệp liên tục tăng trưởng và chuyển dịch tích cực, giảm tỷ trọng trồng trọt từ 72,64% năm 1997 xuống 38,56% năm 2018, tăng tỷ trọng chăn từ 24,84% lên 55,7% năm 2018; chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính. Tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản bình quân giai đoạn (1997-2018) đạt 5,38%/năm. Diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, cơ sở hạ tầng thiết yếu trong nông nghiệp và nông thôn được quan tâm đầu tư.

Trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, công tác khuyến nông được quan tâm chỉ đạo, đã có nhiều mô hình được triển khai hiệu quả như: Mô hình thuê đất sản xuất nông nghiệp, mô hình cấy máy, mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn theo VietGAP, mô cơ giới hóa đồng bộ trên cây lúa, mô hình sản xuất na an toàn theo VietGAP, mô hình chăn nuôi gà Ác lai không sử dụng thức ăn chứa đạm động vật gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm...là tiền đề để phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, quy mô lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển DN, HTX.... Tuy nhiên, nông nghiệp của tỉnh còn một số khó khăn, hạn chế như: Diện tích đất manh mún, quy mô sản xuất nhỏ lẻ; nông nghiệp công nghệ cao chậm hình thành và phát triển; công nghiệp chế biến bảo quản sau thu hoạch chưa có; HTX kém phát triển...

Trong bối cảnh hiện nay, khoa học, công nghệ ngày càng phát triển và có tác động tích cực vào sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp là nhu cầu tất yếu, góp phần tăng năng suất lao động, đem lại hiệu quả kinh tế cao; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo sinh kế cho người sản xuất, tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh lương thực trước mắt và lâu dài.

Từ những vấn đề nêu trên, cần thiết xây dựng Chương trình Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020 - 2025 để thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và tạo động lực phát triển nông nghiệp, nông thôn tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; đồng thời đáp ứng nhu cầu người sản xuất.

2. Căn cứ pháp lý

2.1. Các văn bản của Trung ương

(1). Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông; Văn bản 1808/BNN-TC ngày 14/3/2019 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về áp dụng tạm thời nội dung, mức chi khuyến nông trung ương 2019.

(2). Thông tư 75/2019/TT-BTC ngày 04/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp đối với hoạt động Khuyến nông.

(3). Thông tư 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Khoa học & Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.

[...]