Quyết định 3007/QĐ-UBND năm 2013 Ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết 10-NQ/TU về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển sản xuất đời sống đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Số hiệu 3007/QĐ-UBND
Ngày ban hành 18/12/2012
Ngày có hiệu lực 18/12/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Lắk
Người ký Y Dhăm Ênuôl
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3007/QĐ-UBND

Đắk Lắk, ngày 18 tháng 12 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 10-NQ/TU CỦA TỈNH ỦY VỀ ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ĐỜI SỐNG ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 18/5/2012 của Tỉnh ủy, về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển sản xuất đời sống đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 65/TTr-SKHCN ngày 05/12/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU, ngày 18/5/2012 của Tỉnh ủy, về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển sản xuất đời sống đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (b/c):
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 2;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Các phòng thuộc VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TH (T-100b)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Y Dhăm Ênuôl

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 10-NQ/TU CỦA TỈNH ỦY VỀ ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ĐỜI SỐNG ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3007/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU của Tỉnh ủy, ngày 18/5/2012 về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển sản xuất đời sống đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết với các nội dung chủ yếu sau:

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG THỜI GIAN QUA:

1. Kết quả ứng dụng phân theo các lĩnh vực:

1.1. Đối với ngành nông-lâm nghiệp:

Thông qua nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu về giống, ngành nông nghiệp đã nhanh chóng ứng dụng rộng rãi giống mới của các loại cây ngắn ngày như lúa, ngô, đậu đỗ, khoai v.v... Nhiều  giống lúa mới đang được thử nghiệm trong đó, một số giống lúa lai mới năng suất cao, chất lượng gạo ngon đã được nhân rộng trên hàng ngàn ha, đạt năng suất trung bình 7-8 tấn/ha/vụ. Công nghệ sản xuất hạt giống lai F1 cho các tổ hợp lai mới của ngô, lúa tiếp tục được chuyển giao, địa phương đã chủ động được 50% lượng hạt giống lúa lai. Nhiều giống ngô, đậu lạc mới đã được thử nghiệm thành công và nhân rộng trong gieo trồng. Đối với cây công nghiệp dài ngày như cà phê, điều, cao su, ca cao, bơ, mắc ca... giống mới chất lượng cao và quy trình nhân giống ghép, ứng dụng tổng hợp các biện pháp, kỹ thuật trồng, chăm sóc, phân bón, thiết kế thảm phủ, bảo vệ thực vật đã áp dụng rộng rãi. Một số giống cây mới dùng để chế biến nhiên liệu sinh học như cây cao lương, cọc rào bắt đầu được trồng thử nghiệm và cho kết quả khả quan. Giống rau, hoa xứ lạnh đã được trồng thử nghiệm và bước đầu đưa vào sản xuất đại trà. Rượu vang từ vỏ cà phê tươi cũng là sản phẩm được sản xuất thử nhờ công nghệ vi sinh. Công nghệ sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu được áp dụng thành công và chuyển giao trên diện rộng, tận dụng các phế phụ phẩm trong nông nghiệp như cám, trấu, mùn cưa, lõi ngô, vỏ cà phê v.v... Một số dòng nấm đối kháng đang được thử nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ thực vật. Các chế phẩm kích thích tăng cường thực vật, tăng khả năng để kháng bệnh được sản xuất thành công và áp dụng vào nông nghiệp.

Đặc biệt, trong 2 năm 2007-2008, ứng dụng vi sinh vật thế hệ mới tạo ra các chế phẩm men vi sinh xử lý nhanh phế phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón hữu cơ đã được ứng dụng rất mạnh mẽ ở nông hộ, sản xuất hàng chục ngàn tấn phân hữu cơ giá rẻ thay thế một phần phân vô cơ giá cao. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 12 dây chuyền công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh với sản lượng hàng năm 18-20 ngàn tấn, góp phần tăng năng suất, chất lượng cây trồng và nâng cao tính bền vững về môi trường trong sản xuất nông nghiệp. Một số men đang được thử nghiệm cho các quá trình lên men ủ trong chế biến cà phê, ca cao. Trong lâm nghiệp, giống bạch đàn, keo lai nhân từ mô phân sinh kết hợp với giâm hom cũng được đưa vào chương trình trồng rừng kinh tế.

Trong chăn nuôi, ngoài việc sử dụng giống mới trong sản xuất chăn nuôi đại trà như lợn lai F1 siêu nạc, bò lai hướng thịt, gà siêu trứng v.v... việc áp dụng các loại vắc xin phòng dịch heo tai xanh, tụ huyết trùng, tả, phó, phó thương hàn, lở mồm long móng đã được phổ cập, giúp giữ vững, phát triển ổn định và tăng nhanh đàn gia súc, gia cầm. Ứng dụng Công nghệ sinh học (CNSH) trong phối trộn sản xuất thức ăn, xử lý môi trường chăn nuôi được ứng dụng nhanh tại các trang trại chăn nuôi nuôi heo, gà với quy mô công nghiệp; ứng dụng một số chế phẩm vi sinh vật bổ sung thức ăn gia súc, gia cầm. Đã xây dựng bộ chẩn đoán bệnh lở mồm long móng. Giống mới trong nuôi trồng thủy sản bắt đầu được nghiên cứu, ứng dụng.

Hội thảo "Nghiên cứu và ứng dụng CNSH cho phát triển nông nghiệp và môi trường bền vững vùng Tây nguyên" được tỉnh chủ trì tổ chức rất thành công tại Chợ công nghệ và thiết bị Tây Nguyên vào tháng 4 năm 2008. Nhiều kết quả nghiên cứu mới có triển vọng ứng dụng được giới thiệu, kết nối được nhiều nhà khoa học, doanh nghiệp, các đơn vị nghiên cứu và ứng dụng CNSH trong cả nước.

1.2. Đối với ngành y, dược, vệ sinh an toàn thực phẩm:

Ứng dụng vắc xin cho công tác phòng dịch tiếp tục được đẩy mạnh, nổi bật là áp dụng các loại vắc xin mới phòng bệnh tả, viêm não, viêm gan B, cúm, quai bị... Việc chẩn đoán HIV theo quy trình chuẩn quốc gia đã trở thành xét nghiệm thông thường dễ dàng tiếp cận. Ứng dụng sinh học phân tử và phương pháp phản ứng khuyến đại gen để phát hiện nhanh tình trạng nhiễm vi sinh thực phẩm.

1.3. Đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường:

Đã triển khai nhân rộng việc sử dụng hầm khí Biogas, chế phẩm sinh học tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm. Công nghệ xử lý rác thải và nước thải của nhà máy chế biến nông sản sử dụng dung dịch vi sinh vật EM cũng tiếp tục được mở rộng. Công nghệ vi sinh xử lý mùi hôi nước thải sinh hoạt được áp dụng cho khu vực hồ chứa nước thải thành phố Buôn Ma Thuột. Áp dụng công nghệ vi sinh để sử dụng có hiệu quá các phế thải nông, lâm nghiệp đang được triển khai khá rộng rãi, môi trường nông thôn được cải thiện.

2. Kết quả triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ có liên quan CNSH:

Giai đoạn 2006-2011, đã triển khai mới 1 dự án nông thôn miền núi, 12 đề tài nghiên cứu cấp tỉnh, 18 nội dung ứng dụng và chuyển giao công nghệ cấp huyện (tổng cộng 31 nhiệm vụ KH&CN có liên quan CNSH trong các lĩnh vực nông nghiệp, y học, môi trường) với tổng vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng, trong đó tập trung chủ yếu cho ứng dụng CNSH trong nông nghiệp (90%) như: ứng dụng giống cây, con mới, sử dụng men vi sinh vật chế biến phế thải nông nghiệp làm phân hữu cơ vi sinh, men vi sinh vật ủ thức ăn cho chăn nuôi.

[...]