Kế hoạch 550/KH-UBND năm 2017 thực hiện Kết luận 06-KL/TW tiếp tục thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW về "Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" do tỉnh An Giang ban hành

Số hiệu 550/KH-UBND
Ngày ban hành 29/09/2017
Ngày có hiệu lực 29/09/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Lê Văn Nưng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 550/KH-UBND

An Giang, ngày 29 tháng 9 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 06-KL/TW CỦA BAN BÍ THƯ KHÓA XII VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 50-CT/TW CỦA BAN BÍ THƯ KHÓA IX VỀ “ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC”

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ:

- Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04/3/2005 của Ban Bí thư khóa IX về Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Kết luận số 06-KL/TW ngày 01/9/2016 của Ban Bí thư khóa XII về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Ban Bí thư khóa IX.

- Quyết định số 1186/QĐ-UBND ngày 16/6/2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học tỉnh An Giang từ nay đến năm 2020.

- Ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy truyền đạt tại Công văn số 802-CV/VPTU ngày 17/4/2017 của Văn phòng Tỉnh ủy về việc xây dựng Kế hoạch phát triển công nghệ sinh học.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Đẩy mạnh việc nghiên cứu nhằm tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao phục vụ tốt nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, tăng nhanh tỉ lệ nông - lâm - thủy sản chế biến, nhất là chế biến phục vụ xuất khẩu; tiến tới giảm nhập khẩu và tự cung cấp được một phần quan trọng nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh thiết yếu cho nhân dân; áp dụng rộng rãi công nghệ sinh học trong công tác bảo vệ và khắc phục ô nhiễm môi trường.

- Phát triển công nghệ sinh học đạt trình độ công nghệ tiên tiến trong khu vực; xây dựng nền công nghiệp sinh học thành một ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao, sản xuất được một số sản phẩm chủ lực và có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế quốc dân.

- Tạo ra phong trào ứng dụng công nghệ sinh học rộng rãi trong nông nghiệp và nông thôn.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- Tiếp cận, làm chủ ít nhất 10 - 15 quy trình công nghệ trong lĩnh vực công nghệ sinh học.

- Đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ sinh học, đảm bảo đến năm 2030 có khoảng 20 tiến sĩ chuyên ngành công nghệ sinh học phụ trách nghiên cứu, phát triển công nghệ, giảng dạy, quản lý và sản xuất kinh doanh tại tỉnh.

- Chuyển giao, ứng dụng, nhân rộng các kết quả nghiên cứu đã thành công vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương:

+ Tổ chức xây dựng ít nhất 20 mô hình trình diễn các thành tựu trong nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học đến với người dân.

+ Ít nhất có 10 doanh nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất các sản phẩm nông, lâm, thủy sản chủ lực của tỉnh và bảo vệ môi trường.

- Đẩy mạnh ứng dụng phát triển các công nghệ mới, hiện đại như công nghệ gen, công nghệ tế bào,… để chọn tạo các giống cây trồng, vật nuôi chủ đạo của tỉnh có năng suất, chất lương cao và kháng bệnh tốt vào sản xuất chiếm trên 30% cơ cấu giống hiện tại của tỉnh.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng các công nghệ vi sinh trong bảo vệ thực vật, phân bón, chế biến, bảo quản nông sản,…

- Thu hút, ươm tạo doanh nghiệp, phát triển các doanh nghiệp có tâm huyết trong lĩnh vực công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh, phấn đấu đến năm 2030 ươm tạo hình thành ít nhất 10 doanh nghiệp về công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh.

- Đưa Trung tâm Công nghệ sinh học tỉnh An Giang trở thành đơn vị đầu ngành của tỉnh nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung về nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ sinh học.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nhiệm vụ

a) Về cây trồng

- Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ vi nhân giống để tạo ra các loại giống mới, có đặc tính ưu việt, giống có năng suất, chất lượng cao, sạch bệnh, phù hợp với yêu cầu của thị trường.

- Nghiên cứu thử nghiệm, chọn tạo và nhân rộng các loại giống mới (đặc biệt là các giống lúa, rau màu…) có năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu về sản xuất lúa gạo xuất khẩu, sản xuất thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và giảm thiểu nhập khẩu nguyên liệu.

- Nghiên cứu xác lập “dấu tay di truyền“ (finger printing) cho các giống cây đặc sản bản địa của tỉnh để làm cơ sở cho việc bảo tồn quỹ gen quý hiếm, bảo hộ giống, xây dựng thương hiệu; đánh giá đa dạng di truyền của hệ cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ